Đề tài Đổi mới phương pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy và học môn âm nhạc bậc tiểu học

 Môn âm nhạc ở trường Tiểu học là môn học vô cùng quan trọng và mang tính đặc thù. Môn học giúp các em bước đầu làm quen với nghệ thuật âm nhạc. Sau mỗi tiết âm nhạc các em sảng khoái về tinh thần - giúp nâng cao chất lượng các môn học khác. Âm nhạc làm cho tâm hồn con người bay bổng, cuộc sống thêm tươi đẹp và có ý nghĩa hơn.

 Thực tế cho thấy không ít những tiết dạy môn Âm nhạc chưa gây được hứng thú học tập cho học sinh, chưa phát huy được tính tích cực chủ động của các em, chưa tạo được không khí vui tươi sôi nổi trong giờ học. Vì vậy chất lượng giảng dạy và học môn Âm nhạc còn dừng lại ở mức khiêm tốn.

 

doc6 trang | Chia sẻ: badger15 | Lượt xem: 1079 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Đổi mới phương pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy và học môn âm nhạc bậc tiểu học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Cộng hoà xã hội chủ nghĩa việt nam Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ---------&--------- Sáng kiến Đổi mới phương pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy và học môn âm nhạc bậc tiểu học A/ Đặt vấn đề: a, Lý do nghiên cứu: Môn âm nhạc ở trường Tiểu học là môn học vô cùng quan trọng và mang tính đặc thù. Môn học giúp các em bước đầu làm quen với nghệ thuật âm nhạc. Sau mỗi tiết âm nhạc các em sảng khoái về tinh thần - giúp nâng cao chất lượng các môn học khác. Âm nhạc làm cho tâm hồn con người bay bổng, cuộc sống thêm tươi đẹp và có ý nghĩa hơn. Thực tế cho thấy không ít những tiết dạy môn Âm nhạc chưa gây được hứng thú học tập cho học sinh, chưa phát huy được tính tích cực chủ động của các em, chưa tạo được không khí vui tươi sôi nổi trong giờ học. Vì vậy chất lượng giảng dạy và học môn Âm nhạc còn dừng lại ở mức khiêm tốn. Chính vì vậy việc đổi mới phương pháp dạy và học môn Âm nhạc là vô cùng quan trọng. b, Mục đích nghiên cứu: Qua sáng kiến này, tôi muốn góp phần nhỏ vào việc nâng cao chất lượng dạy và học bộ môn Âm nhạc ở trường tiểu học. c, Phạm vi nghiên cứu, ứng dụng: - Một số phương pháp giúp giáo viên dạy tốt bộ môn âm nhạc. - ứng dụng cho giáo viên dạy môn âm nhạc và học sinh Tiểu học . B/ Giải quyết vấn đề Là giáo viên trực tiếp giảng dạy môn Âm nhạc ở bậc tiểu học. Ta cần xác định rõ: dạy bộ môn Âm nhạc hoàn toàn không có mục đích đào tạo các em trở thành ca sĩ hay nhạc sĩ mà điều quan trọng nhất là giúp các em bước đầu làm quen với nghệ thuật Âm nhạc. Để tiến hành giảng dạy một tiết Âm nhạc đạt hiệu quả cao đòi hỏi người giáo viên ngoài sự chuẩn bị chu đáo thì việc tổ chức và hướng dẫn học sinh học tập là cơ bản.áp dụng vào thực tế giảng dạy năm học qua sáng kiến “một số phương pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy và học môn Âm nhạc bậc Tiểu học” chất lượng môn âm nhạc được nâng cao rõ rệt. Sau đây là nội dung của sáng kiến. 1. Đối với phân môn học hát: a. Nội dung chuẩn bị : - GV phải học thuộc bài hát. - Đệm đàn tốt bài hát. - Chép bài ra bảng phụ . Nếu là khối 4,5 GV cần chép cả bản nhạc để ngoài việc hoc thuộc giai điệu bài hát HS nắm vững các kiến thức về nhạc lý. Nếu là khối 1, 2, 3 GV chép lời bài hát thật rõ ràng, nên chép lời bài hát theo thể thơ giúp các em dễ nhớ. b. Dạy hát: * Giáo viên cần gây ấn tượng sâu sắc ngay từ phut đầu tiên của tiết học bằng cách giới thiệu truyền cảm làm các em thích thú. GV không nên giới thiệu trực tiếp là tiết học hát hôm nay cô sẽ dạy chúng ta bài hát “A” của nhac sĩ “B”. Mà giáo viên nên giới thiệu bằng cách gián tiếp, tạo sự chú ý lắng nghe của học sinh. VD: Học bài hát “Đếm sao” của nhạc sĩ Văn Chung. - Giáo viên giới thiệu bài hát qua bức tranh minh hoạ: GV treo tranh và hỏi bức tranh này hoạ sĩ vẽ gì ? (HS trả lời: Tranh vẽ bầu trời với các vì sao). GV nói: Các em yêu quý ! Có những buổi tối mùa hè ở thôn quê gió thổi mát rượi các bạn nhỏ trải chiếu trên sân nhà ngồi chơi đón gió. Cùng ngước nhìn bầu trời đầy sao, các bạn thi nhau đếm. Có bạn đếm được nhiều, có bạn đếm được ít, chốc chốc tiếng cười cất lên thật vui vẻ. Đó chính là nội dung bài hát “Đếm sao” của nhạc sĩ Văn Chung mà cô sẽ dạy các em trong tiết Âm nhạc hôm nay. * GV hát mẫu: - Khi hát mẫu GV có thể kết hợp đệm đàn. Nếu đã ghi giai điệu bài hát vào đàn GV nên vừa hát vừa kết hợp một số động tác phụ hoạ cho bài hát thêm sinh động tạo ấn tượng sâu sắc đến học sinh làm cho các em yêu thích và thích thú học bài hát, đồng thời tạo thiện cảm, sự chăm chú theo dõi của các em. * GV dạy bài hát theo tiến trình. * Trong khi dạy hát GV nên lưu ý: những chỗ khó hát GV nên hát mẫu nhiều lần, chú ý không cố tình sửa sai cho các em khi các em không hát đúng. Vì như vậy GV sẽ tạo không khí gò ép làm học sinh mất hứng khởi. Điều quan trọng hơn cả là GV luôn luôn phải tạo không khí vui tươi sôi nổi trong giờ học GV không nên “chê” học sinh nhiều mà phải động viên khích lệ chủ yếu VD: Nếu HS hát sai GV không nên phê bình mà nên nói là: “Em hát gần đúng rồi đấy”; Em cố gắng chú ý hơn thì sẽ hát rất hay”. Sau đó GV hát mẫu 1 – 2 lần chỗ khó và cùng HS hát. Làm như vậy HS sẽ không tự ti về khả năng ca hát của mình, giúp các em mạnh dạn và tự tin hơn. * Kiểm tra hát: - GV nên quan tâm tới mọi đối tượng HS. Đối với những HS không có khả năng ca hát thì GV không nên gọi hát cá nhân mà nên kiểm tra theo nhóm giúp các em bình tĩnh và tự tin hơn khi hát trước đông người. 2, Đối với phân môn Tập đọc nhạc: - GV cần chép sẵn ra bảng. - GV giới thiệu bài Tập đọc nhạc: về cao độ, trường độ. - Đọc tiết tấu và thang âm: GV nên dùng những âm sắc độc đáo ở đàn để gõ theo tiết tấu khi các em đọc để tạo sự chú ý cho các em. - GV nên đàn giai điệu bài Tập đọc nhạc ít nhất 2 lần giúp các em làm quen và dễ đọc đúng giai điệu của bài Tập đọc nhạc. - Những chỗ khó đọc GV nên đọc mẫu. - Khi đọc nhac xong GV nên cho HS hát giai điệu của bài để cho bài Tập đọc nhạc thêm phần sôi nổi. - Nếu còn nhiều thời gian GV nên cho các em đọc nhạc kết hợp gõ đệm theo nhịp, phách, tiết tấu của bài tạo không khí sôi nổi khi học Tập đọc nhạc. 3, Đối với phân môn “Kể chuyện Âm nhạc” và “Nghe nhạc”: * Chuẩn bị. - GV cần đọc kĩ câu chuyện một cách diễn cảm. - Chuẩn bị tranh ảnh minh hoạ nội dung câu chuyện. - Đĩa nhạc hoặc những ca khúc chọn lọc để các em thưởng thức trong phần “Nghe nhạc”. - Nhạc cụ để minh hạo những bài hát hay * Dạy “Kể chuyện Âm nhạc”. - Trước hết GV cần giới thiệu câu chuyện một cách sinh động để HS chú ý lắng nghe câu chuyện. - GV kể diễn cảm câu chuyện hoặc minh hoạ nội dung chuyện bằng những bức tranh sinh động làm cho HS dễ nhớ, Dễ thuộc nội dung câu chuyện. - GV khi thác nội dung câu chuyện bằng những câu hỏi ngắn gọn, dễ hiểu. - HS tự kể chuyện, khi các em kể xong GV nên động viên khích lệ giúp các em tự tin. - GV rút ra bài học sau khi học xong câu chuyện. VD: Kể chuyên Âm nhac: “Du Bá Nha – Chung Tử Kỳ”. (Tiết 23 - Âm nhạc lớp 3) GV giới thiệu câu chuyện: Hôm nay cô sẽ kể cho các em nghe câu chuyện “Du Bá Nha – Chung Tử Kỳ” truyện cổ Trung Quốc. + GV kể theo tranh minh hoạ. + GV đặt các câu hỏi khai thác nội dung câu chuyện: Du Bá Nha là người như thế nào? Học sinh trả lời Du Bá Nha là người chơi đàn nổi tiếng. Chung Tử Kỳ là người như thế nào? Học sinh trả lời Chung Tử Kỳ là người rất say mê và am hiểu Âm nhạc. Tại sao Du Bá Nha lại đập vỡ cây đàn và thề không bao giờ chơi đàn nữa? Vì có một bác tiều phu đã chế giễu tiếng đàn của Du Bá Nha. + GV cho HS tập kể: Các tổ thi xem tổ nào kể chuyện hay nhát bằng một trong hai cách: Tóm tắt nội dung từng đoạn theo tranh minh hoạ. Tóm tắt toàn bộ câu chuyện theo tranh minh hoạ. + Rút ra bài học: Cần tôn trọng việc làm của người khác. Âm nhạc vô cùng quan trọng đối với đời sống con người. Động viên các em cố gắng học tập Âm nhạc * Dạy “Nghe nhạc” - GV cần giới thiệu cho HS biết bài hát hoặc bản nhạc mà các em được nghe (Giới thiệu về tác giả, tác phẩm, nội dung ra đời của tác phẩm..). - Giáo viên cho HS nghe tới 1 đến 2 lần. - Sau khi HS nghe xong tác phẩm GV cho HS nêu cảm nhận của mình về bài hát (giai điệu, tiết tấu). VD: Nghe nhạc bài hát “ Ca ngợi Tổ quốc” (Tiết 14 - Âm nhạc lớp 5) GV giới thiệu bài hát: Nhạc sĩ Hoàng Vân đã sáng tác rất nhiều bài hát hay cho thiếu nhi như bài: Em yêu trường em, Con chim vành khuyên, Mùa hoa phượng nở Một trong những bài hát hay đó là bài hát Ca ngợi Tổ quốc mà cô sẽ cùng các em nghe sau đây. Đây là một trong 20 ca khúc thiếu nhi hay nhất thế kỉ 20. GV mở đĩa nhạc (Hoặc tự trình bày bài hát). Sau đó cho HS nghe GV nên cho các em trao đổi về bài hát: + HS nói cảm nhận về bài hát. + HS nói những hình ảnh đẹp trong bài hát. + HS diễn tả một nét nhạc trong bài hát (huýt sáo hoặc đọc bằng âm “la”) - GV cho HS nghe lần 2: HS nghe kết hợp các hoạt động (Hát hoà theo, vẽ tranh, diễn tả cảm nhận về bản nhạc, vận động theo nhạc như đu đưa, lắc lư, nhún nhẩy, gõ nhịp.) C/ Kết quả đạt được Với những cách thể hiện bằng phương pháp cụ thể trong những tiết học “Học hát”, “Tập đọc nhạc”, “Kể chuyện Âm nhạc và nghe nhạc” như trên tôi đã được đồng nghiệp đánh giá cao, học sinh hiểu bài và rất thích học Âm nhạc. Kết quả cụ thể Năm học 2009 – 2010 : 100% học sinh đạt loại hoàn thành(A) và hoàn thành tốt (A+) . Học kỳ I năm học 2010 – 2011: 80% học sinh đạt loại hoàn thành (A) và 20% học sinh đạt loại hoàn thành tốt (A+). D/ Bài học kinh nghiệm. Để dạy tốt môn Âm nhạc, gây được sự yêu thích môn học của học sinh đòi hỏi người GV phải chịu khó học hỏi, tìm tòi suy nghĩ, thiết kế và sáng tạo theo phương pháp mới. Đặc biệt là một giáo viên Âm nhạc chúng ta phải thường xuyên nâng cao trình độ chuyên môn để có một giọng hát hay, xướng âm tốt đi cùng với một tay đàn giỏi. Có như vậy mới giúp lớp học sinh của chúng ta phát triển toàn diện, hoàn thiện nhân cách xứng đáng là những công dân tương lai của Đất nước. E/ Kết luận Trên đây là sáng kiến “Làm thể nào để học sinh yêu mến và thích học môn Âm nhạc” mà tôi đã thực hiện nhằm nâng cao chất lượng dạy và học Âm nhạc ở trường Tiểu học.Mặc dù tôi đã cố gắng xong không tránh khỏi hạn chế và thiếu xót . Tôi rất mong được sự ủng hộ và đóng góp ý kiến của các đồng nghiệp để bài viết của tôi được hoàn thiện hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn ! Xác nhận của nhà trường Người viết Tô Lan Oanh

File đính kèm:

  • docSang kien doi moi nang cao CLMon Am nhac.doc
Giáo án liên quan