Việc làm giàu vốn từ cho học sinh tiểu học nói chung và học sinh lớp 4 nói riêng, từ ngữ theo chủ đề có vai trò đặc biệt quan trọng. Bởi vì, từ là đơn vị trung tâm của ngôn ngữ, không có một vốn từ đầy đủ thì không nắm được ngôn ngữ - một phương tiện giao tiếp. Việc học từ ngữ ở tiểu học sẽ tạo cho học sinh năng lực tư duy, giúp học sinh nắm vững tiếng mẹ đẻ, tạo điều kiện để học tiếp thu kiến thức và phát triển toàn diện.
15 trang |
Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1455 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Đổi mới phương pháp dạy từ ngữ theo chủ đề “bà cháu” làm giàu vốn từ cho học sinh lớp 4, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
cháu”.
Mục C: Luyện từ
Cho học sinh tìm từ gần nghĩa, tập đặt câu với từ vừa tìm được. Mục luyện từ sẽ giúp cho học sinh củng cố về nghĩa của từ, biết được từ cùng diễn đạt một nghĩa. Ngoài ra yêu cầu đặt câu còn góp phần rèn luyện về ngữ pháp cho các em.
Điều chỉnh nội dung vào phương pháp dạy học:
Điều chỉnh về nội dung:
Chỉ điều chỉnh mục A - Trả lời câu hỏi của phần 2: Luyện tập. Còn nội dung khác vẫn giữ nguyên.
Nội dung Sách giáo khoa
Nội dung được điều chỉnh
Phần II: Luyện tập
Trả lời câu hỏi.
Trong gia đình em, bà nội đẻ ra ai? Bà ngoại đẻ ra ai?
Tìm từ cùng nghĩa với tử “Cưng”.
“Bi bô” là một từ láy âm (Phụ âm đầu b...b...). Nó gợi tả tiếng trẻ con đang làm gì?
Phiếu học tập
Viết đoạn văn ngắn (5 – 7 câu) để giới thiệu về người bà của em.
Chia các từ ngữ: Phụng dưỡng, cưu mang, lễ phép, kính trọng, biết ơn, cưng, chiều, thương yêu, hiếu thảo, dạy dỗ thành hai nhóm:
Từ ngữ chỉ tình cảm, cách đối xử của bà đối với cháu.
Từ ngữ chỉ tình cảm, cách đối xử tình cảm của cháu đối với bà.
Nối các từ ở cột A với cột B (Gợi tả em bé) mà em cho là thích hợp:
Lon ton
Ngọng nghịu
Dạy dỗ
Bập bẹ
Lò dò
Chập chững
Chăm sóc
Bi bô
A B
* Các nội dung trên được điều chỉnh với lý do và mục đích như sau:
Câu 1:
SGK chỉ yêu cầu học sinh trả lời câ hỏi: Bà nội đẻ ra ai? Bà ngoại đẻ ra ai?
Thực tế yêu cầu này quá thấp so với học sinh lớp 4 vì ngay khi học ở lớp 2, lớp 3 các em đã hiểu rất rõ về khái niệm bà nội, bà ngoại, các từ về họ hàng bên nội, bên ngoại... chính vì vậy nội dung yêu cầu của câu 1 được thay thế bằng bài tập, yêu cầu viết đoạn văn để giới thiệu về người bà. Đoạn văn có thể tả hình dáng của bà (bà nội hoặc bà ngoại), tình cảm của bà, sư quan tâm của bà đối với các cháu...mục đích là rèn luyện cho học sinh khả năng huy động vốn từ, khả năng lựa chọn từ thích hợp để tạo câu sử dụng một cách có hiệu quả các từ ngữ đã học, ngoài ra còn giúp các em biết biểu lộ tình cảm qua cách dùng từ.
Câu 2:
SGK chỉ yêu cầu học sinh tìm từ gần nghĩa với từ “cưng”. Xét thấy một số từ cùng chỉ tình cảm, cách cư xử của bà đối với cháu hay tình cảm của cháu đối với bà. Nên sự điều chỉnh, thay thế bằng bài tập yêu cầu học sinh sắp xếp từ theo tiêu chí nhằm mở rộng vốn từ đồng thời rèn luyện sự phân biệt các sắc thái ý nghĩa, sắc thái biểu cảm của từ để học sinh sử dụng từ cho phù hợp trong khi nói hay viết.
Câu 3:
SGK củng cố kiến thức về từ láy và khả năng dùng từ láy. Nhưng nội dung này cần được bổ sung thêm bằng cách đưa thêm nhiều từ láy vào cho học sinh phân biệt cách gợi tả của mỗi từ. Bài tập này nhằm phát triển vốn từ và luyện khả năng sử dụng từ đa dạng phong phú, tập cho học sinh lựa chọn từ láy khi nói, viết câu văn sinh động hơn.
2. Điều chỉnh về phương pháp:
Về phương pháp giảng dạy bài từ ngữ “Bà cháu” vẫn không thay đổi. Cụ thể là trong bài giảng sử dụng từ linh hoạt, phan tích ngôn ngữ...Nhưng về hình thức thể hiện cho học sinh làm bài tập thông qua phiếu học tập. Phiếu học tập này được đưa vào trong quá trình luyện tập trên lớp, từng bước có kiểm tra tổng kết phát hiện mặt mạnh, mặt yếu trong nhận thức của học sinh, để kịp thời phát huy hoặc bổ sung nội sung giảng dạy cho tiết học đạt hiệu quả cao.
Điều chỉnh phân bố thời gian cho phù hợp với lượng học tập mà học sinh phải giải quyết.
Dạy thực nghiệm
Bài: Bà cháu.
Kiểm tra bài cũ (5 phút)
Kiểm tra lý thuyết:
Giáo viên nêu câu hỏi và học sinh trả lời:
Để chỉ đất nước, ngoài từ Tổ quốc còn có những từ nào? (Đất nước, non sông, giang sơn...).
Tên gọi đầy đủ của Tổ quốc ta là gì? (Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam).
Thực hành: Chữa bài tập (Điền từ).
- 2 học sinh làm miệng bài Tổ quốc ta.
Giáo viên nhận xét chung phần kiểm tra bài cũ.
Bài mới: 30 phút.
a. Giới thiệu bài:
Các con ạ ở lớp 2, lớp 3 các con đã được học những bài tập đọc nói về những tình cảm bà cháu như bài “Quả ngọt cuối mùa”, “Quạt cho bà ngủ”. Nói về chủ đề “bà cháu” còn có một số từ ngữ cần dùng cho đúng. Bài từ ngữ hôm nay giúp các con củng cố một số từ ngữ thuộc chủ đề này.
b. Giảng bài:
GV gọi một học sinh đọc mục I - từ ngữ - cá học sinh khác theo dõi trong SGK.
Giải nghĩa một số từ ngữ và mở rộng vốn từ:
Từ “bà cháu” để chỉ những ai? (gọi 3 học sinh trả lời).
GV: Từ “bà cháu” là từ ghép để chỉ bà và các cháu nói chung, trong Tiếng Việt có rất nhiều từ ghép theo kiểu này thường dùng để chỉ mối quan hệ thân thuộc giữa những ngươi trong gia đình (gọi 3 học sinh trả lời).
Bạn nào có thể tìm thêm một số từ ghép có nghĩa tương tự như vậy?
GV: Trong gia đình bà luôn yêu quý các cháu, luôn quan tâm và dành mọi tình thương cho con cháu.
Hãy nêu những cử chỉ, thái độ hay lời nói thể hiện tình cảm mà bà dành cho con? (gọi 2 học sinh trả lời).
GV: Bà nội hay bà ngoại đều rất thương yêu các cháu, luôn chăm sóc từng bữa ăn, giấc ngủ, thường kể chuyện hay hát ru cho các cháu nghe, ngoài ra bà còn dạy dỗ các cháu.
Con hiểu nghĩa của từ dạy dỗ như thế nào?
GV: Dạy dỗ có nghĩa là bảo cho lời hay lẽ phải để chúng ta nghe theo, làm theo cho nên người (gọi 4 học sinh trả lời).
Tìm từ gần nghĩa với từ “dạy dỗ”.
Luyện tập:
Phần này có điều chỉnh, bổ sung về nội dung và hình thức luyện tập:
GV phát phiếu học tập - gọi học sinh đọc theo yêu cầu bài tập 1: Viết đoạn văn ngắn (5 – 7 câu) để giới thiệu về người bà của em.
GV gợi ý thêm: Các con có thể giới thiệu bà nội hay bà ngoại, viết về hình dáng, tính tình hay tình cảm của mình đối với bà...
Học sinh làm bài tập trong vòng 5 phút.
- Gọi một vài học sinh đọc bài của mình. Cả lớp lắng nghe và nêu nhận xét. GV hướng dẫn học sinh sửa những từ mà các em sử dụng chưa phù hợp.
Học sinh đọc bài tập 2 (làm bài khoảng 10 phút).
- GV hỏi: Trong những từ đã cho, những từ nào chỉ tình cảm, cách đối xử của bà đối với cháu?
Học sinh trả lời – GV ghi bảng.
- GV hỏi: Những từ nào thuộc nhóm B chỉ tình cảm, cách đối xử của cháu đối với bà?
Học sinh trả lời - GV ghi bảng.
Ở bài tập 2:
- Bao nhiêu bạn tìm đúng từ ở nhóm A?
- Bao nhiêu bạn tìm đúng từ ở nhóm B?
Bài tập 3: Gọi 2 học sinh đọc bài 3 trong phiếu học tập.
Hỏi: Đề bài cho những từ nào gợi tả em bé? Các từ trên là từ đơn hay từ ghép?
GV kết luận:
- Những từ gợi tả hình ảnh em bé tập đi: chập chững, lò dò.
- Những từ gợi tả hình ảnh em bé tập chạy: lon ton.
- Những từ gợi tả tiếng trẻ con tập nói: Bi bô, bập bẹ.
+ GV thu phiếu học tập để đánh giá.
* Củng cố: Cho học sinh tìm từ gần nghĩa với từ “Chăm sóc” vừa tìm được.
Làm bài tập điền từ: Bà nội tôi.
* Nhận xét: GV tuyên dương tinh thần học tập của lớp.
IV. Kết quả nghiên cứu
Thống kê kết quả.
- Biểu điểm chấm phiếu học tập:
Bài tập 1: 4 đ.
Bài tập 2: 3 đ.
Bài tập 3: 3 đ.
Sau khi chấm điểm phiếu học tập thu được kết quả như sau: (thống kê kết quả chấm 52 bài)
Đánh giá chung toàn bài tập trong phiếu học tập:
Giỏi: 9 – 10 điểm: 25 em: 47%
Khá: 7 – 8 điểm: 18 em: 35%
Trung bình: 5 –6 điểm: 9 em: 18%
1. Dựa vào kết quả trên tôi nhận thấy:
Hầu hết học sinh có khả năng vận dụng vốn từ để viết. Các em biết lựa chọn từ thích hợp để tạo câu, biểu lộ tình cảm qua cách dùng từ.
- Ở bài tập 2: các em có khả năng mở rộng vốn từ, biết phân biệt các sắc thái ý nghĩa, sắc thái biểu cảm để sử dụng từ cho phù hợp khi nói và viết.
- Đa số các em biết phân biệt đâu là từ láy và khả năng dùng từ láy. Biết phân biệt cách gợi tả của từ láy. Trong bài tập 3, học sinh sử dụng từ đa dạng, phong phú. Các em có khả năng vận dụng vốn từ này để khi nói, viết sẽ sinh động hơn.
PHẦN 3 – KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
I. Kết luận
Từ việc nghiên cứu và điều chỉnh nội dung và phương pháp dạy học, đồng thời qua đánh giá kết quả học tập của học sinh sau khi tiến hành thực nghiệm. Tôi nhận thấy:
Học sinh lớp 4 tuy đã học 3 năm ở bậc tiểu học, song khả năng tư duy trừu tượng chưa cao, vốn từ ngữ còn ít và chưa được hệ thống hóa. Nói như thế không có nghĩa là học sinh không có khả năng tư duy, không vận dụng được vốn từ của mình để phát triển... Để giúp học sinh phát triển vốn từ của mình, giáo viên cần kiên trì hường dẫn học sinh vận dụng những kiến thức đã được học, những hiểu biết trong cuộc sống để mở rộng vốn từ ngữ đã học trong việc học tập các môn khác và trong giao tiếp. Cần uốn nắn việc dùng từ của các em ở mọi môn học, trong mọi hoạt động và ở khắp nơi. Trong quá trình dạy học mômn từ ngữ cần lưu ý đến tính vừa sức, luôn coi trọng khả năng chủ động sáng tạo của học sinh.
Tóm lại, để mang lại hiệu quả cao trong việc làm giàu vốn từ cho học sinh lớp 4 qua bài dạy từ ngữ theo chủ đề người giáo viên cần phải:
Xác định đúng mục đích, yêu cầu của bài dạy.
Nắm vững những nội dung cần dạy học cho học sinh.
Tham khảo thêm những tài liệu có liên quan đến việc dạy từ ngữ.
Giáo viên cần tìm tòi, học hỏi để vốn từ của bản thân thật phong phú và phải có khả năng sử dụng từ ngữ...
Lựa chọn và vận dụng linh hoạt, sáng tạo các phương pháp dạy học, các hình thức củng cố luyện tập tạo sự hứng thú say mê học từ ngữ của học sinh.
Sử dụng tốt đồ dùng trực quan trong giảng dạy từ ngữ. Nghiên cứu xây dựng nội dung phiếu học tập một cách hợp lý, khoa học với mục đích giúp học sinh giải nghĩa từ, mở rộng vốn từ, phát triển vốn từ và sử dụng có hiệu quả vốn từ.
II. Khuyến nghị
Giáo viên mạnh dạn đề xuất ý kiến điều chỉnh một số nội dung chưa hợp lý và bổ sung những kiến thức làm nội dung phong phú hơn, chẩt lượng hơn,
Giáo viên luôn có ý thức tôn trọng nhân cách và ý kiến của học sinh trong giờ học. Vận dụng hợp lý các hình thức khen thưởng kịp thời, nhắm khuyến khích hịc sinh mạnh dạn, chủ động, sáng tạo trong học tập, kích thích lòng ham học và ý thức phấn đấu vươn lên trong học tập của học sinh.
- Về phía học sinh: phải soạn kĩ bài trước khi đến lớp. Suy nghĩ trước những câu hỏi trong SGK và những câu hỏi giáo viên thêm về nhà để soạn bài.
Trên đây là một số biện pháp mà tôi đã áp dụng để từ ngữ theo chủ đề “Bà cháu” đạt kết quả tốt, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện trong nhà trường. Rất mong nhận được sự góp ý của các đồng nghiệp.
Tôi xin chân thành cảm ơn.
…………., ngày … tháng … năm 20…
Người viết
File đính kèm:
- SKKN0402004.doc