Đề tài Đổi mới phương pháp dạy toán có lời văn và dạy toán có nội dung hình học thuộc chương trình toán lớp 4-5

Trong những môn học công cụ quan trọng đối với học sinh tiểu học là Tiếng Việt và Toán. Những năm qua, việc học sinh tiếp cận với kiến thức Toán học nhất là ở lớp 4, 5 được các nhà chuyên môn hết sức chú trọng vì muốn cung cấp kiến thức Toán học cho những năm bản lề khi chuyển lên bậc học Trung học cơ sở các em có đủ các kiến thức số học căn bản tiếp tục lĩnh hội chương trình Toán ở bậc học cao hơn. Việc cung cấp kiến thức Toán học nhất là những kiến thức khó, nâng cao là việc làm cần thiết trong xu hướng giáo dục hiện nay là “Nâng cao dân trí, bồi dưỡng nhân tài” cho đất nước.

doc18 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1620 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Đổi mới phương pháp dạy toán có lời văn và dạy toán có nội dung hình học thuộc chương trình toán lớp 4-5, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tính đối với lớp 4 và lớp 5 việc chia hết và chia có dư là rất cần phải hướng dẫn thêm bằng các bài Toán tương đối khó như: 4.1.Cho bốn chữ số : 0,4,5,9 hãy viết tất cả các số có ba chữ số khác nhau thỏa mản điều kiện: a/ Chia hết cho 4 b/ Chia hết cho 2 và cho 5 . Cho a= x459y Hãy xác định x, y sao cho: a : 2,5 và 9 đều dư 1 Hướng dẫn giải : a : 2,5 mà r = 1 thì y = 1 a : 9 r = 1 suy ra x = 9 Vậy a = 94591 5. Về các yếu tố đo đại lượng : Có các bài Toán giành cho lớp 4 như sau: 5.1 Con trâu nặng 240kg, con bò kém con trâu 85kg. Con heo kém con bò 73kg. Hỏi con trâu nặng hơn con heo bao nhiêu kg? 5.2 Để cắt một khúc gổ dài 15m ra thành các đọan 4m, 3m,2m thì có bao nhiêu cách cắt, mỗi cách cưa bao nhiêu lần để khi cắt xong không còn dư phân gổ nào? 5.3 Em hãy cho biết từ lúc 6 giờ 5 phút sáng đến 3 giờ chiều thì kim dài và kim ngắn của đồng hồ trùng nhau bao nhiêu lần ? Để giải các bài Toán có yếu tố đo lường trên học sinh cần phải biết suy luận và thực hành trên mô hình giúp việc giảng dạy sinh động, tích cực. 6. Về các yếu tố hình học : Tùy theo từng khối 4 hay 5 giáo viên có thể cho học sinh các đề Toán nâng cao như sau: 6.1 Có 10 cây trồng thành 5 hàng, mỗi hàng 4 cây Nêu cách trồng? 6.2 Hãy trình bày cách trồng 7 cây thành 6 hàng mỗi hàng 3 cây? 6.3 Cho hình chữ nhật có chiều dài bằng 24m chiều rộng bằng 8m.Tìm cạnh của hình vuông có chu vi bằng chu vi hình chữ nhật? 6.4 Một căn phòng hình chữ nhật có chu vi 48m.Nếu tăng chiều rộng lên 6m và giảm chiều dài 6m thì ta được một hình vuông có chu vi bằng chu vi căn phòng. Người ta dự định lót gạch căn phòng.Hỏi cần bao nhiêu viên gạch, biết 1m2 cần 25 viên ? 6.5 Một mảnh đất hình chữ nhật có chu vi 160m. Ở giữ người ta đào một cái hồ hình vuông có cạnh bằng 1/6 chiều rộng của mảnh đất, chiều rộng của mảnh đất lại kém chiều dài 20m.Phần đất còn lại trồng lúa bình quân mỗi mét vuông thu được 0,2kg lúa. Tìm số kg lúa thu được ? Các bài Toán có yếu tố hình học bắt buộc học sinh trước khi giải phải vẽ hình Vẽ hình đúng là đã giải quyết một phần quan trọng trong các bước giải Toán có yếu tố hình học Ví dụ : Bài 6.5 A | 20 m B _ _ _ _ _ D Chu vi : 160 m C Nhìn chung các dạng Toán có yếu tố đo đại lượng và hình học trên không khó, chỉ cần giáo viên hướng dẫn học sinh cách suy luận từ cái đã cho để tìm cái chưa biết 7. Giải Toán có lời văn : Là một mạch kiến thức tổng hợp nằm rải rác tòan bộ chương trình để tạo cho học sinh thực hành có hiệu quả. Sau mỗi bài mới xong phần lý thuyết giáo viên cần cho các em khá giỏi thực hành giải Toán nhiều hơn số bài quy định trong sách giáo khoa, bên cạnh đó giáo viên cần sưu tầm các đề Toán phù hợp với trình độ học sinh lớp mình, từ dễ đến khó, đừng dùng những đề Toán mang tính chất đánh đố cả thầy lẫn trò, cũng đừng dùng cách giải lập phương trình để giải quyết các bài Toán khó ở tiểu học mà phải chú trọng việc vận dụng tư duy lôgic những kiến thức đã học, việc sử dụng quá sớm công cụ hết sức “máy móc” nầy sẽ làm giảm tính linh họat trong tư duy của Học sinh, dễ làm cho tư duy các em bị xơ cứng. Do đó người ta chỉ cho phép học sinh tiểu học giải Toán theo cách số học, nghĩa là không được dùng chữ x, y,… thay cho số phải tìm, không được thiết lập phương trình và không được dùng phép biến đổi tương đương các phương trình để giải. Chính sự hạn chế nầy làm cho các cách giải tón ở Tiểu học trở nên phong phú, đa dạng và hết sức độc đáo, chúng tạo điều kiện thuận lợi để rèn luyện trí thông minh và phát triển óc sáng tạo cho các em Ví dụ: Với bài Toán quen thuộc Gà và chó : “Vừa gà vừa chó, bó lại cho tròn, ba mươi sáu con, một trăm chân chẵn. Hỏi có bao nhiêu chó, bao nhiêu gà?” Giáo viên không được hướng dẫn giải theo cách giải Đại số như: Gọi x là số gà ; y là số chó, ta có hệ phương trình : x + y = 36 (1) 2x + 4y = 100 (2) Nhân đôi cả hai vế của (1) ta có: 2x + 2y = 72 (3) Đem (2) trừ đi (3) vế với vế ta có: 2y = 28 =>y = 14 Thay vào (1) ta có: x = 26 - y = 36 - 14 x = 22 Đáp số: Có 22 con gà ; 14 con chó Đối với bài Toán nầy giải theo số học có nhiều cách, đơn cử một cách giải: Giải Giả sử mỗi con chó chỉ có 2 chân. Do đó có thể coi 36 con đều là gà cả. Lúc nầy tổng số chân là: 36 x 2 = 72 (chân) Vậy số chân chó đã bớt đi là: 100 - 72 = 28 (chân) Suy ra số chó là: 28 : 2 = 14 (con) Số gà là : 36 - 14 = 22 (con) … Với giải Toán có lời văn giáo viên cần tìm thêm các đề Toán theo từng dạng bài như: Toán tính tuổi, Toán tìm hai số khi biết tổng và hiệu, tổng và tỉ, hiệu và tỉ, Toán chuyển động, đề Toán có nội dung hình học, đo lường, trồng cây …Lưu ý các đề Toán như tính tuổi, tìm hai số … cần hướng dẫn học sinh biết cách tóm tắt bằng sơ đồ đọan thẳng, tóm tắt đúng gọn chính xác theo yêu cầu là đã phần nào giải quyết được bài Toán. Ví dụ: Chị năm nay 21 tuổi, trước đây khi tuổi chị bằng tuổi em hiện nay thì tuổi em bằng 3/5 tuổi chị. Hỏi năm nay em bao nhiêu tuổi? Giải Ta có sơ đồ sau chỉ quan hệ về tuổi của hai chị em là: Tuổi em trước đây | | | | Tuổi chị trước đây | | | | | | Tuổi em hiện nay | | | | | | Tuổi chị hiện nay | | | | | | | | (21 tuổi) Tuổi em hiện nay: 21 : 7 x 5 = 15 ( tuổi) Đáp số : Em năm nay 15 tuổi Còn rất nhiều ví dụ khác nhưng vì khuôn khổ bài viết có hạn nên không thể trình bày ở đây. Điều cần thiết là giáo viên phải sưu tầm trong các sách tham khảo, sách nghiệp vụ bồi dưỡng thường xuyên và nên lập riêng cho mình một sổ ghi các đề Toán hay, tương đối khó để làm tài liệu bồi dưỡng cho học sinh khá giỏi của lớp và mỗi tổ, khối khi sinh họat tổ chuyên môn cũng cần trao đổi thảo luận làm phong phú thêm nguồn tài liệu không riêng môn Toán. III. KẾT QUẢ: Qua những năm trực tiếp giảng dạy và hướng dẫn cho giáo viên dạy kiến thức Toán học nâng cao cho học sinh giỏi lớp 4,5 người viết nhận được những kết quả đáng khích lệ sau đây: Số học sinh giỏi được bồi dưỡng lên lớp trên thường đạt học sinh giỏi ở cấp THCS và PTTH nhất là các em ham thích học Toán được tiếp tục bồi dưỡng ở cấp THCS dự thi học sinh giỏi Toán Tỉnh,Huyện thường đạt giải cao. Giáo viên lúc đầu e ngại việc không đủ giờ để dạy chung cho cả lớp dần dần các thầy cô đã biết phân công hợp lý để chú ý đến đối tượng học sinh giỏi, cho bài tập về nhà, dạy trong các ngày nghỉ, việc tiến bộ của các em là nguồn động viên lớn cho thầy cô. Ngoài ra có một số phụ huynh rất tâm đắc trong việc cùng con em giải các bài Toán khó, cùng trao đổi với giáo viên hình thành một cách học xã hội hóa giúp cho sự phối hợp giáo dục giữa nhà trường và gia đình đạt hiệu quả cao. Trong các kỳ thi do Huyện, Tỉnh tổ chức các em chứng tỏ sự vượt trội trong tư duy, trong khả năng tính Toán. Số liệu cụ thể qua những năm áp dụng sáng kiến: Năm học 2006-2007: Số học sinh lớp 4, 5 được giáo viên bồi dưỡng Toán tăng gấp đôi những năm trước. Một học sinh lớp 4 đạt giải XXX khối tiểu học qua cuộc thi XXXX cấp Huyện. Đội thi chương trình:”Em vui học cùng bạn “ Khối 5 đạt giải nhì cấp Hưyện. Năm học 2007-2008 vá năm học 2008-2009: Số học sinh lớp 4, 5 được giáo viên bồi dưỡng Toán tăng gấp ba lần những năm trước.Học sinh lớp 4, 5 tuy không dự thi các [phong trào học sinh Giỏi nhưng đã thể hiện cách giải Toán nhanh nhẹn, hợp lý khiến Giáo viên dạy rất phấn khởi Như đã nói ở trên kết quả những hội thi không phản ánh hết những thành quả mà thấy trò nhà trường đạt được, đều quan trọng là các em được thỏa mản tính ham hiểu biết tìm tòi những kiến thức nâng cao hơn yêu cầu sách giáo khoa làm tiền đề cho các em học lên bậc học cao hơn và có những thành tích đáng khích lệ sau nầy. IV. BÀI HỌC KINH NGHIỆM: Qua những năm thực hiện sáng kiến người viết đúc kết được kinh nghiệm trong việc cung cấp kiến thức Toán cho học sinh khá, giỏi lớp 4, 5 như sau: -Đa số học sinh tiểu học có năng khiếu do bản tính tò mò của lứa tuổi rất cần có những thử thách trong các môn khoa học mà Toán là một công cụ giúp các em khẳng định năng khiếu của mình : nhạy bén trong tư duy, có cách suy nghĩ và làm việc khoa học giúp học tốt các môn học khác nên việc bồi dưỡng, cung cấp thêm các kiến thức Toán nâng cao cho các em là rất cần thiết. -Không cần phải tổ chức lớp chọn hay lớp bồi dưỡng riêng, giáo viên dạy lớp có nhiệt tình và chịu khó tìm hiểu kiến thức nâng cao ở từng bài học giành một ít thời gian trong chính khóa và các buổi khác trong tuần là có thể bồi dưỡng, cung cấp thêm kiến thức Toán cho các em khá giỏi. -Việc phát hiện và bồi dưỡng học sinh khá giỏi không nhằm mục đích nuôi gà cho những cuộc thi mà phải làm thường xuyên kết quả thường không nhất thời nhưng điều quan trọng là hướng các em có năng khiếu một phương pháp học rèn luyện cho các em tư duy khoa học để học lên bậc cao hơn. Việc phối hợp với gia đình học sinh không phải chỉ để giáo dục những học sinh yếu kém mà đối với học sinh giỏi nếu giáo viên làm tốt sẽ đem lại sự tin tưởng và hợp tác chặt chẽ giữa gia đình và nhà trường. Phụ huynh học sinh rất phấn khởi khi cùng giáo viên giải quyết những khó khăn trong việc giáo dục học sinh, từ niềm tự hào có con em học khá giỏi phụ huynh càng tin tưởng giáo viên, tin tưởng nhà trường. V. KẾT LUẬN: Kinh nghiệm dạy kiến thức Toán học cho học sinh khá Giỏi lớp 4, 5 được trình bày khi người viết có một số năm trực tiếp giảng dạy và hướng dẫn giáo viên trong tổ thực hiện với phương châm Tất cả vì học sinh thân yêu, dạy theo đối tượng học sinh, phát hiện và bồi dưỡng nhân tài theo chủ trương của Đảng và nhà nước cùng những hướng dẫn cụ thể của Bộ Giáo dục và đào tạo trong chương trình thay sách giáo khoa tiểu học, đổi mới phương pháp giảng dạy, đổi mới cách đánh giá học sinh tiểu học. Bước đầu có ý đồ tạo dựng cho học sinh giỏi Toán có tư duy khoa học, vận dụng những hiểu biết của mình để động não suy nghĩ hợp lý, trình bày bài giải mạch lạc làm tiền đề cho những bước phát triển sau nầy của học sinh khi học lên và khi tự nghiên cứu. Với ước mơ đó người viết sẽ hòan thiện hơn nữa sáng kiến của mình trong những năm học tới, góp phần đào tạo thế hệ trẻ cho một thành phố công nghiệp trong tương lai.

File đính kèm:

  • docSKKN L4.doc