MỤC LỤC
Lời mở đầu
Nội dung
I. Khái quát chung về những thuận lợi địa lý kinh tế Việt Nam hiện nay
II. Những thuận lợi về kinh tế xã hội của Việt Nam đã khai thác được
III. Những thuận lợi về kinh tế xã hội của Việt Nam chưa khai thác được
IV. Đề xuất hướng giải quyết
Kết luận
Tài liệu tham khảo
20 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1453 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Địa lý kinh tế Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
o tạo nói chung ở Việt Nam còn thấp, cơ cấu còn bất hợp lý, chưa đáp ứng tốt nhu cầu đào tạo nhân lực, nhân tài. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến việc tăng cơ hội việc làm và thu nhập, mà còn là yếu tố hạn chế sức cạnh tranh của nền kinh tế và việc nâng cao chất lượng tăng trưởng.
Theo kết quả điều tra lao động và việc làm của Tổng cục Thống kê, năm 2007 số người được đào tạo nghề nghiệp và kỹ năng (có trình độ sơ cấp hoặc có chứng chỉ hành nghề trở lên) chỉ chiếm 24%, rất thấp so với các nước trong khu vực. Hơn thế nữa, cơ cấu đào tạo của lực lượng lao động còn nhiều bất hợp lý, số lao động có trình độ trung học chuyên nghiệp và công nhân kỹ thuật còn quá thiếu so với yêu cầu. Đội ngũ lao động trí thức của Việt Nam cũng yếu kém cả về số lượng và chất lượng so với khu vực và thế giới, chưa đáp ứng được yêu cầu triển khai công nghệ mới theo những mục tiêu công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Chất lượng nguồn nhân lực phụ thuộc rất nhiều vào hệ thống giáo dục - đào tạo, nhưng chất lượng giáo dục - đào tạo của cả hệ thống giáo dục quốc dân nói chung, vẫn là một vấn đề nhức nhối của cả đất nước trong nhiều năm trở lại đây. Chi cho giáo dục bình quân đầu người ở Việt Nam hiện nay cũng vào loại thấp nhất trong khu vực, và lại tập trung quá nhiều vào giáo dục tiểu học, trong khi cần ưu tiên cho giáo dục đại học để nâng cao nguồn lực con người, hỗ trợ cho nền kinh tế và đảm bảo tốc độ tăng trưởng trong nước. Việc cải cách hệ thống giáo dục được xem như một khâu nền tảng của một chiến lược phát triển nguồn nhân lực, chưa được triển khai một cách hiệu quả.Bên cạnh đó, trong lĩnh vực y tế, hiện vẫn còn một số khó khăn và đứng trước nhiều thách thức. Tình trạng quá tải của các cơ sở khám chữa bệnh, đặc biệt là ở các trung tâm, các thành phố lớn, ở các tuyến trên còn ở mức rất cao và kéo dài. Việc chăm sóc sức khoẻ cho người nghèo còn hạn chế, chi phí cho y tế còn cao, quản lý nhà nước đối với một số lĩnh vực y tế còn buông lỏng, dẫn đến thị trường thuốc chữa bệnh chưa được kiểm soát chặt chẽ, an toàn thực phẩm còn thấp
Công bằng xã hội và sự phân hóa giàu nghèo: xu hướng bất bình đẳng giữa người giàu và người nghèo vẫn đang ngày càng rõ rệt tại Việt Nam, thể hiện qua hệ số Gini tăng dần theo thời gian: từ 0,35 năm 1993 lên 0,43 năm 2006. Thực tế cho thấy tác động của tăng trưởng kinh tế tới giảm nghèo đang có xu hướng giảm và bất bình đẳng lại tăng lên tương ứng. Năm 1990, sự cách biệt của 20% số hộ giàu nhất và 20% số hộ nghèo nhất chỉ là 4,1 lần; nhưng con số đã tăng lên 8,37 vào năm 2006. Khoảng cách nông thôn – thành thị, sự chênh lệch về trình độ phát triển giữa các vùng trong cả nước ngày càng lớn. Thực trạng trên trước hết cho thấy sự tồn tại của hai vấn đề: một là chênh lệch chính của một bộ phận người giàu và tình trạng nghèo khó của một bộ phận người nghèo; hai là sự điều tiết của Nhà nước bằng nhiều biện pháp như thuế thu nhập, chính sách phân phối, chính sách xã hội cần làm tốt hơn. Phân tích sâu hơn, chúng ta có thể thấy mặc dù kinh tế có bước tăng trưởng cao trong những năm qua, nhưng hiệu quả của nó tác động đến người nghèo lại giảm tương đối so với các tầng lớp có thu nhập cao. Theo một kết quả nghiên cứu, người nghèo không được hưởng đầy đủ các kết quả của quá trình tăng trưởng. Nếu tăng trưởng kinh tế tăng 10 điểm phần trăm, thì người nghèo chỉ có thể được hưởng lợi khác số đó. Trái lại, nhóm các hộ giàu có thể khai thác nhiều hơn cơ hội tăng trưởng cho phúc lợi của mình. Kết quả là, trong khi tăng trưởng kinh tế góp phần to lớn vào xóa đói giảm nghèo, thì chính nó lại gia tăng thêm khoảng cách chênh lệch giàu nghèo, do thành quả tăng trưởng không được chia sẻ một cách đồng đều mà theo hướng có lợi cho nhóm người vốn đã có cuộc sống dư dật, khá giả hơn. ở đây có sự đánh đổi giữa mục tiêu tăng trưởng và công bằng xã hội. Sở dĩ có tình trạng trên là do tốc độ tăng trưởng kinh tế ngày càng tập trung vào các ngành đòi hỏi vốn cao, ít lao động và lao động có trình độ cao, điều này chắc chắn tác động trực tiếp đến người nghèo, những người mà bản thân ít vốn liếng, tri thức và trình độ cao để tham gia vào các ngành sản xuất đó. Các chính sách bảo hộ, thay thế nhập khẩu sẽ làm tăng chi phí sản xuất và giá cả sản xuất đối với hàng triệu người nghèo. Cơ hội việc làm, thu nhập, tiếp cận thông tin, tri thức của người nghèo vì thế ngày càng thấp – điều này ảnh hưởng trực tiếp đến tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội trong những năm tiếp theo.
IV.Đề xuất hướng giải quyết
Đảm bảo môi trường chính trị, xã hội ổn định cho hoạt động thu hút FDI Xây dựng quy hoạch chiến lược thu hút FDI, đổi mới và đẩy mạnh công tác vận động, xúc tiến đầu tư: Xây dựng quy hoạch chiến lược thu hút FDI, Đổi mới và đẩy mạnh công tác vận động và xúc tiến đầu tư
Xây dựng và nâng cấp hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật
Nâng cao năng lực quản lý, điều hành của bộ máy quản lý nhà nước. Chú trọng công tác cán bộ và đào tạo công nhân kỹ thuật cho các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
Nước ta đang thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế- xã , đây là thời cơ để Việt Nam thực hiện chương trình tổng thể tổ chức lại sản xuất theo hướng nâng cao sức cạnh tranh, khắc phục những tồn tại yếu kém, tạo bước khởi đầu cho việc xây dựng và triển khai kế hoạch phát triển KT - XH cho năm tiếp theo. Vì thế, cần có các giải pháp chính sách khuyến khích:Thứ nhất, cần rút kinh nghiệm và bài học từ gói kích thích kinh tế đã thực hiện trong năm 2009. Công việc này cần được thực hiện và đánh giá một cách độc lập và khách quan không chỉ từ các cơ quan quản lý nhà nước mà còn từ các nhà khoa học dựa trên một hệ thống các tiêu chí và chứng cứ qua việc tiếp cận với các đối tượng thụ hưởng. Cần xem xét và đánh giá chính xác được những các được và mất đó trên các giác độ tổng thể kinh tế - xã hội cả trong ngắn hạn và dài hạn. Thứ hai, cần nâng cao năng lực điều hành của chính phủ. Chính phủ và các cơ quan chức năng phải bám sát tình hình và có những chính sách, giải pháp chỉ đạo điều hành kịp thời, linh hoạt, phù hợp trong thực thi chính sách tài chính, tiền tệ. Cần nâng cao năng lực dự báo và tăng cường phối hợp trao đổi thông tin dự báo giữa các cơ quan dự báo của chính phủ với các tổ chức nghiên cứu trong nước và quốc tế. Phải có cơ chế phối hợp đồng bộ, toàn diện hơn nữa giữa các chính sách kinh tế vĩ mô, đặc biệt là sự phối kết hợp chặt chẽ ngay từ khâu hoạch định chính sách tiền tệ, chính sách tài khoá, chính sách tỷ giá và các chính sách khác để giải quyết và đạt được các mục tiêu kiềm chế lạm phát, ổn định thị trường ngoại tệ. Nhà nước cần đánh giá, ghi nhận sự phản hồi sau một giai đoạn thực hiện chính sách để qua đó có thể có những điều chỉnh cụ thể kịp thời. Thứ ba, phối hợp nguồn tài trợ ngân sách từ trong nước và nước ngoài. Nếu sử dụng chính sách vay nợ nước ngoài nhằm tạo nguồn cho các khoản chi tiêu của chính phủ, thì các khoản nợ phải được sử dụng đúng mục đích và có hiệu quả, đảm bảo nguồn trả nợ trong tương lai. Cần tính toán những ảnh hưởng tiêu cực của chính sách vay nợ nước ngoài đến tỷ giá và cán cân thương mại vốn đã thâm hụt. Đối với trong nước, cải cách lại cơ chế cấp phát ngân sách và kiểm soát chặt chẽ các khoản chi nhằm đảm bảo chi ngân sách có hiệu quả. Thứ tư, cần tập trung vào tái cơ cấu doanh nghiệp VN, đặc biệt là các doanh nghiệp nhà nước, cần rà soát lại hệ thống doanh nghiệp DNNN, kiên quyết cắt bỏ các DNNN làm ăn thua lỗ. Bên cạnh đó, cần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư, đặc biệt là nguồn đầu tư từ ngân sách. Nghiên cứu lại việc phân bổ và sử dụng nguồn lực theo hướng nguồn lực cần phải được phân bổ đến những ngành có độ lan tỏa lớn, có giá trị gia tăng tạo ra cao. Ưu tiên hỗ trợ những doanh nghiệp mới có phương án kinh doanh khả thi và những doanh nghiệp có khả năng phát triển, có khả năng tiếp cận được với công nghệ hiện đại để giúp họ trang bị lại thiết bị, cải tiến công nghệ nhằm bắt kịp với nền sản xuất của thế giới. Sau khủng hoảng kinh tế toàn cầu, chúng ta phải thấy rõ được những điểm yếu của nền kinh tế .Thứ năm, mức độ và hiệu quả của tái cơ cấu nền kinh tế lại phục thuộc vào việc giải quyết các “nút thắt” của nền kinh tế, đó là cơ sở hạ tầng, nguồn nhân lực, công nghệ và bộ máy quản lý hành chính, một khi nền kinh tế đã khôi phục trở lại, cần chuyển sang ưu tiên đầu tư để giải tỏa các nút thắt trên. Cuối cùng, trong điều kiện suy giảm kinh tế cần quan tâm bảo đảm an sinh xã hội. Về mặt nguyên tắc, toàn bộ các tầng lớp dân cư phải là đối tượng được hưởng thụ an sinh xã hội. Nên quan tâm nhiều hơn đến nông dân, đối tượng chính sách và các nhóm đối tượng yếu thế, rủi ro hay chịu thiệt thòi... Việc quan tâm bảo đảm an sinh xã hội cho những đối tượng này không những góp phần kích thích, phục hồi tăng trưởng kinh tế mà còn bảo đảm ổn định về mặt XH
KẾT LUẬN
Qua gần 25 năm đổi mới, Việt Nam đã đạt được những thành tích đầy ấn tượng trong tăng trưởng kinh tế và xoá đói giảm nghèo. Điều này không chỉ góp phần giúp đất nước khắc phục tình trạng kém phát triển, mà còn làm tiền đề để thực hiện nhiều mục tiêu kinh tế - xã hội khác như giảm thất nghiệp, cải thiện cán cân thanh toán, tăng thu ngân sách, phát triển giáo dục, y tế, văn hoá, xóa đói giảm nghèo... Mặt khác, nhờ các chính sách đúng đắn, sự chỉ đạo sáng suốt của nhà nước và sự năng động của các doanh nghiệp đã biết tận dụng những thuận lợi về tự nhiên cũng như con người vào trong sản xuất kinh doanh và trong hội nhập thế giới. Làm tiền đề để phát triển xã hội, phát triển các ngành, lĩnh vực đang còn tiềm ẩn hoặc chưa có đủ điều kiện để mở rộng. Và từng bước thực hiện quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, phát triển đất nước một cách toàn diện. Về cơ bản, những thành tựu tăng trưởng đã đến được với đại bộ phận người dân, thể hiện ở mức tăng rõ rệt về thu nhập và tiêu dùng của tất cả các nhóm dân cư trong thời gian qua.
Tài liệu tham khảo
Giáo trình địa lý kinh tế Việt Nam ( NXB Nông Nghiệp Hà Nội năm 2005)
Tạp chí kinh tế và phát triển ( Bài viết của PGS.TS Trần Thọ Đạt)
Báo cáo phát triển Việt Nam năm 2004
Một số trang web:
www.tailieu.vn
File đính kèm:
- Dia ly kinh te Viet Nam.doc