Để thực hiện mục tiêu giáo dục của Bộ Giáo dục-Đào tạo đã đặt ra: Giáo dục cho học sinh Tiểu học là phải giáo dục toàn diện, không coi trọng môn chính, môn phụ. Bởi vậy cùng với các môn học khác, môn khoa học đã góp phần không nhỏ vào việc hình thành và phát triển toàn diện cho học sinh .
- Để dạy tốt môn khoa học, người giáo viên cần biết phối kết hợp các phương pháp dạy học như: Phương pháp quan sát, phương pháp thí nghiệm, phương pháp nhóm, phương pháp trò chơi học tập. Trong đó phương pháp Trò chơi học tập là một trong những phương pháp dạy học có hiệu quả nhằm khuyến khích sự tò mò khoa học, thói quen đặt câu hỏi, tìm câu giải thích khi các em được tiếp cận với thực tế, qua đó các em dễ dàng ghi nhớ nội dung bài học.
15 trang |
Chia sẻ: badger15 | Lượt xem: 1162 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Đề nâng cao hiệu quả của phương pháp Trò chơi học tập trong môn khoa học lớp 5, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
rong sách giáo khoa , thảo luận rồi lựa chọn đáp án đúng . Đáp án đúng chính là những kiến thức mới mà các em đã tự tìm hiểu, khám phá cho bản thân.
-Trò chơi: Ghép chữ (Tiết 52-trang 106 ), đây là trò chơi có mục đích để củng cố kiến thức vừa học ở hoạt động trên, vì vậy tôi không cần quá nhiều thời gian cho trò chơi, sẽ gây ảnh hưởng đến các hoạt động khác, chỉ cần từ 5-7 phút, đủ để học sinh đọc nhanh nội dung ghi trên các tấm bìa rồi gắn vào : Sơ đồ nhị và nhụy của hoa.
- Việc chuẩn bị chu đáo sẽ giúp cho tôi tự tin, chủ động trong tiết dạy. Bởi vậy ngoài việc chuẩn bị về đồ dùng dụng cụ, xác định thời gian, thời điểm cho hợp lý giáo viên cần xác định địa đểm, số lượng học sinh tham gia chơi cho mỗi trò chơi để phù hợp cả về không gian, thời gian, phù hợp với cả 3 đối tượng học sinh.
c/ Địa diểm và đối tượng học sinh tham gia chơi.
Phần lớn các trò chơi được diễn ra trong lớp học. Tuy vậy, với mỗi trò chơi cũng cần có khoảng không gian chơi cho phù hợp
*Ví dụ:
- Những trò chơi để hình thành kiến thức mới, thường tất cả các học sinh được tham gia chơi, do vậy các em có thể ngồi ngay trong bàn học theo từng đội chơi, như trò chơi: Ai nhanh, ai đúng? (Tiết 16-trang 34). Hay trò chơi: Chiếc ghế nguy hiểm (Tiết 20-trang 42), mặc dù đây là trò chơi để củng cố nội dung nhưng tất cả học sinh cần được tham gia, các em cần xếp thành hàng dọc để lần lượt đi qua chiếc ghế nguy hiểm. Bởi vậy, nếu trời không mưa, các em sẽ xếp hàng ngoài sân rồi lần lượt đi qua chiếc ghế vào lớp.
Nếu trời mưa, tôi chuẩn bị phương án sắp xếp bàn ghế gọn gàng để học sinh xếp hàng trong lớp. Những chuẩn bị này, dù là rất nhỏ nhưng tôi cũng cần để ý tới để chủ động trong mọi tình huống.
Khi sự chuẩn bị đã chu đáo, tôi sẽ tổ chức trò chơi học tập cho các em tham gia sao cho học sinh hào hứng làm việc và thu được kết quả tốt, đó là điều hết sức quan trọng.
4. Biện pháp 4: Tiến hành tổ chức Trò chơi học tập.
Với mỗi trò chơi cần tiến hành qua 3 bước sau:
Bước1: Nêu mục đích và hướng dẫn cách chơi, luật chơi.
-Tên trò chơi hấp dẫn, dễ hiểu sẽ lôi cuốn các em tham gia chơi.
+ Ví dụ: “ Chiếc ghế nguy hiểm”; “ Bức thư bí mật”; “ Ô chữ kì diệu”
- Mục đích trò chơi sẽ giúp các em định hình được mình tham gia chơi để làm gì? mình sẽ tìm thấy kiến thức gì qua trò chơi này?...từ đó học sinh xác định nhiệm vụ của bản thân trong khi chơi.
- Hướng dẫn cách chơi cụ thể giúp các em hiểu được từng bước hoạt động mà mình phải tiến hành.
- Luật chơi rõ ràng giúp các em chơi tích cực, tự giác.
- Hình thức “thưởng- phạt” sẽ là động cơ thúc đẩy sự cố gắng của mình.
Bước2: Học sinh tham gia chơi.( Học sinh có thể chơi thử nếu cần thiết).
Khi các em đã hiểu rõ mục đích, cách chơi và luật chơi, các em sẽ tham gia trò chơi một cách chủ động, tự tin, hào hứng.ở bước này học sinh là người quyết định cho kết quả của trò chơi, do vậy các em phải làm việc tích cực, tuy nhiên ở 1 số trò chơi học sinh vẫn cần có sự giúp đỡ của giáo viên hoặc sự tán thưởng của bạn.Ở những trò chơi hình thành kiến thức mới, giáo viên cần quan sát, nhắc nhở, giúp đỡ các em nếu các em còn lúng túng. Ở trò chơi củng cố nội dung vừa học, bè bạn cũng cần có sự động viên bằng những tràng vỗ tay ,( nhưng không quá ồn ào tránh ảnh hưởng đến lớp khác).
Bước 3: Nhận xét, đánh giá.
Đây là bước thu hoạch của cả một quá trình chuẩn bị và làm việc ở trên. Bởi vậy, giáo viên không được coi nhẹ bước này.
Sau khi các đội chơi đã hoàn thành, giáo viên hoặc cán sự môn học sẽ là trọng tài để phân định “thắng-thua” và quan trọng hơn là kết luận được rút ra để hình thành kiến thức mới hoặc để nhấn mạnh , khắc sâu kiến thức đã học.
-Học sinh (hoặc đại diện của đội chơi ) báo cáo kết quả .
-Trọng tài đánh giá, phân định “thắng-thua’’- tuyên dương đội thắng cuộc.
-Em học tập được gì qua trò chơi?
Tiết 52- trang 106:
Bước 1: Giáo viên giới thiệu:
- Để thể hiện lại quá trình thụ phấn, thụ tinh ở thực vật có hoa, cô sẽ tổ chức cho các em chơi trò: “Ghép chữ vào hình”.
- Có 2 đội chơi, mỗi đội 7 em, các em sẽ chọn tấm thẻ có ghi chú thích( hạt phấn; ống phấn ; bao phấn ; bầu nhụy ; đầu nhụy ; noãn ; vòi nhụy ) để gắn vào sơ đồ câm: “Cơ quan sinh sản ở thực vật có hoa” . Mỗi em chỉ được gắn một lần, bạn sau có thể sửa lại cho bạn trước trong đội của mình, hết lượt mình, sẽ xuống đứng vào cuối hàng của đội. Đội nào nhanh và đúng hơn là đội thắng cuộc, thời gian tối đa là 3 phút.
- Giáo viên cử học sinh tham gia chơi,(có đủ cả 3 đối tượng ).
Bước2 Học sinh chơi như đã hướng dẫn.
Bước 3 Nhận xét, đánh giá.
- Đội trưởng báo cáo kết quả của đội.( chỉ vào từng bộ phận và nêu tên của bộ phận đó).
- Trọng tài nhận xét, phân định “ thắng-thua”, tuyên dương đội thắng cuộc.
- Em học được gì qua trò chơi?
Học sinh có thể học tập được về: nội dung, kiến thức của bài học ; về sự cẩn thận khi làm việc ; về sự nhanh nhẹn, khéo léo khi hoạt động .
Với sự chuẩn bị chu đáo, từ khâu soạn bài, chuẩn bị đồ dùng, dụng cụ đến khâu tổ chức cho học sinh tham gia trò chơi và bước thu hoạch ở phần đánh giá, nhận xét rồi đi đến nội dung bài học cần rút ra, tôi thấy kết quả việc dạy và học ở lớp tôi đã có sự thay đổi.
CHƯƠNG IV: Kết quả đạt được.
*Trong thời các năm học vừa qua, tôi đã áp dụng các biện pháp trong đề tài: phương pháp Trò chơi học tập trong môn khoa học lớp 5, vào việc giảng dạy cho học sinh lớp 5a, tôi thấy các em đã có nhiều tiến bộ trong khi tham gia Trò chơi học tập ở môn khoa học. Cụ thể là:
- Số học sinh muốn được tham gia chơi và chơi có hiệu quả giáo dục: 75% ( tăng 35% so với đầu năm học ).
- Số học sinh muốn được tham gia chơi, nhưng kết quả chưa cao : 15% (giảm 15% so với đầu năm ).
- Số học sinh còn nhút nhát trong khi chơi dẫn đến việc tiếp nhận kiến thức khoa học còn hạn chế : 10% ( giảm 20% so với đầu năm) .
* Về phía bản thân tôi, tôi cảm thấy nhẹ nhàng hơn, không còn mệt mỏi khi truyền thụ kiến thức tới học sinh vì các em tiếp nhận kiến thức một cách chủ động, tích cực thông qua trò chơi. Kỹ năng vận dụng trò chơi của tôi linh hoạt hơn, thành thạo hơn. Tôi có nhiều kinh nghiệm trong việc lựa chọn và tổ chức trò chơi hơn , đảm bảo kiến thức và kỹ năng bài học cho học sinh.
Biểu tổng hợp chất lượng môn Khoa học cụ thể như sau:
Năm học
Tổng số HS
Chất lượng
Giỏi
Tỷ lệ%
Khá
Tỷ lệ%
TB
Tỷ lệ %
2009-2010
2010-2011
2011-2012
(Học kỳ I)
Tôi thấy rất tâm đắc, khi học sinh của mình có tiến bộ, không những về kiến thức mà các em còn trở nên vui vẻ, nhanh nhẹn, cởi mở, khéo léotrong hoạt động và trong giao tiếp, đáp ứng đúng mục tiêu: Giáo dục toàn diện cho học sinh ngay từ bậc học đầu tiên mà Bộ Giáo dục-Đào tạo đã đề ra. Từ đó tôi rút ra cho mình bài học như sau:
PHẦN III: KẾT LUẬN.
Qua việc nghiên cứu một số biện pháp nâng cao hiệu quả của Phương pháp trò chơi trong môn khoa học lớp 5, tôi rút ra một số nội dung sau:
1. Kết luận:
1.Giáo viên và học sinh cần xác định rõ mục đích của mỗi trò chơi trong mỗi tiết học, từ đó có hướng đi đúng đắn cho việc làm tiếp theo của mình.
2. Giáo viên cần có sự chuẩn bị chu đáo về đồ dùng học tập để phục vụ trò chơi, đồ dùng cần đảm bảo tính khoa học, thẩm mĩ, phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của trẻ em , giáo viên cần có sự chuẩn bị về không gian, thời gian, thời điểm diễn ra trò chơi, không lạm dụng trò chơi biến cả tiết học thành tiết chơi hoặc tổ chức quá nhiều trò chơi trong tiết học tạo cho học sinh sự thái quá; giáo viên cần chuẩn bị về hình thức tổ chức, có luật chơi rõ ràng, đơn giản, dễ nhớ, dễ thực hiện, không đòi hỏi thời gian dài cho việc huấn luyện. Giáo viên cần xác định về số lượng học sinh tham gia sao cho đủ cả các đối tượng đều được hoạt động.
3. Tổ chức trò chơi theo 3 bước:
Bước 1- Giáo viên hướng dẫn.
-Giáo viên nêu tên và mục đích trò chơi.
- Giáo viên hướng dẫn cách chơi, luật chơi, thời gian chơi, hình thức khen thưởng .
- Cử số lượng thành viên trong mỗi đội chơi ( đủ 3 đối tượng ).
- Cử đội trưởng, trọng tài.
Bước 2 - Học sinh tham gia trò chơi. (HS có thể chơi thử nếu giáo viên thấy cần thiết)
Học sinh cần nỗ lực, tự giác thực hiện đúng cách chơi, luật chơi mà GV đã nêu ra.
Bước 3 - Nhận xét, đánh giá.
-Các đội chơi tổng kết, báo cáo.
- Trọng tài nhận xét, phân định “thắng- thua”, tuyên dương, khen thưởng .
- Học sinh rút ra điều cần ghi nhớ về nội dung bài học qua trò chơi.
2. Kiến nghị:
- Đối với giáo viên: Phải thực hiện tốt những việc làm trên, có ý thức coi trọng Phương pháp Trò chơi học tập, hiểu được tầm quan trọng của phương pháp này: không chỉ đơn thuần là cung cấp kiến thức cho học sinh, phát huy tính tích cực, chủ động tìm tòi, khám phá kiến thức cho học sinh mà còn tạo cho các em niềm vui học tập mỗi khi đến trường. Chắc chắn chất lượng dạy và học môn khoa học nói riêng và các môn học khác nói chung sẽ được nâng cao.
Trên đây là một vài biện pháp có thể coi là kinh nghiệm của bản thân tôi trong thời gian qua, đó cũng là những gì tôi rút ra từ thực tế giảng dạy. Tôi cũng mạnh dạn đưa ra, mong muốn nhận sự góp ý, bổ sung của Hội đồng nhà trường Hội đồng thẩm định Hội thi giáo viên dạy giỏi các cấp, giúp tôi có nhiều biện pháp tốt hơn để thực hiện tốt hơn phương pháp trò chơi học tập, áp dụng trong thời gian tới , đáp ứng mục tiêu mà Bộ GD&ĐT đã đề ra. Tôi xin chân thành biết ơn!
Bắc Mê, ngày tháng 12 năm 2011
Người viết
Trần Thị Liệu
Hội đồng thẩm định trường TH Trần Quốc Toản
HIỆU TRƯỞNG
=
Phạm Thị Hiền
Hội đồng thẩm định Phòng GD&ĐT
PHÓ TRƯỞNG PHÒNG
Bùi Xuân Trường
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tên tác giả
Tên tài liệu
Nhà xuất bản
Năm xuất bản
Bùi Phương Nga
Khoa học lớp 5 (sách giáo khoa)
NXB Giáo dục
2006
Bùi Phương Nga
Khoa học lớp 5 (sách giáo viên)
NXB Giáo dục
2006
Bùi Phương Nga
Vở bài tập khoa học
NXB Giáo dục
2006
Nguyễn Thị Bảo Ngọc, Nguyễn Mỹ Lê,
Nguyễn Thị Thanh Thuỷ
Phương pháp dạy học các môn học ở môn học ở lớp 5.
NXB Giáo dục.
2007
Phạm Quốc Tuấn
Thiết kế bài giảng khoa học lớp 5.
NXB Hà Nội
2006
File đính kèm:
- SKKK trò chơi môn Khoa học lơp 5 - liệu.doc