Đề tài Dạy Toán lớp 4 theo hướng tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh nhằm giúp học sinh nắm vững các kiến thức môn Toán lớp 4

Trong chương trình môn học ở bậc Tiểu học, môn Toán chiếm số giờ rất lớn. Việc sử dụng phương pháp dạy học (PPDH) giống như đồ nghề của người thợ mộc, chúng đều bình đẳng với nhau. Việc sử dụng chúng tùy thuộc vào mục đích và khả năng sử dụng của người dạy và học, tùy thuộc vào hoàn cảnh dạy học cụ thể: Đối tượng học sinh, thiết bị dạy học và không khí học tập. Trong thực tiễn không một giáo viên có kinh nghiệm nào lại sử dụng đơn điệu một phương pháp trong hoạt động dạy học của mình

doc16 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 8782 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Dạy Toán lớp 4 theo hướng tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh nhằm giúp học sinh nắm vững các kiến thức môn Toán lớp 4, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
AOD và hình tam giác COD rồi ghép với hình tam giác ABC để được hình chữ nhật AMNC (hình b). Ta có: Diện tích(hình thoi ABCD) = diện tích (hình chữ nhật AMNC) = m = . * Cách 2: Cắt hình tam giác COB và hình tam giác COD rồi ghép với hình tam giác ABC để được hình chữ nhật MNBD (hình c). B N B N M O B Ta có: Diện tích (hình thoi ABCD) = diện tích (hình chữ nhật MNBD) = n = . A O A C M D D C A (Hình a) (Hình b) (Hình c) Do đó để kiểm nghiệm kết quả, phát huy tính chủ động sáng tạo và tinh thần hợp tác của học sinh. Giáo viên yêu cầu học sinh hợp tác theo nhóm nhỏ để tổ chức hoạt động dạy học. 1.4. Phát huy tính tích cực hóa của học sinh trong việc giải các bài toán là cơ sở giải loại toán sắp học. Giải các bài toán có tính chất chuẩn bị này, học sinh có thể tính ra được kết quả dễ dàng nhằm tạo điều kiện cho các em tập trung suy nghĩ váo các mối quan hệ toán học và các từ mới chứa trong đầu bài toán: Ví dụ 1: Để chuẩn bị cho việc học loại toán: “Tìm 2 số biết tổng và tỉ số của 2 số đó”. Có thể cho học sinh giải bài toán sau: “ Cô có 30 bút chì, chia thành 3 phần bắng nhau. Bạn nam được 1 phần, bạn nữ được 2 phần. Hỏi bạn nam được mấy bút chì?”. Ví dụ 2: Để chuẩn bị cho việc học loại toán: “Tìm 2 số biết tổng và hiệu của 2 số đó”. Có thể cho học sinh giải bài toán sau: “Hai bạn Nam và Hùng có tất cà 15.000 đồng, Nam có nhiều hơn Hùng 5.000 đồng. Hỏi mỗi bạn có bao nhiêu tiền?”. -Tổ chức cho học sinh làm việc trên đồ dùng học tập: +Mỗi học sinh lấy 15 que tính (tượng trưng cho 15.000 đồng). Chia bảng con làm 2 phần, phần lớn là số tiền của Nam, phần nhỏ là số tiền của Hùng. +Nam nhiều hơn Hùng 5.000 đồng. Vậy ta lấy 5 que tính cho Nam trước rồi chia đôi phần còn lại:! Học sinh lấy 5.000đồng cho nam trước (đặt 5 que tính vào phần lớn). - Còn mấy nghìn đồng ? (15.000 – 5.000 = 10.000 đồng). - Vậy chia đều cho 2 bạn, mỗi bạn được mấy nghìn ? (10.000 : 2 = 5.000 đồng). - Bỏ vào hai phần mỗi phần 5.000 đồng (5 que tính) - Vậy Hùng được mấy nghìn ? (5.000 đồng). - Còn Nam được mấy nghìn ? (5.000 +5.000 = 10.000 đồng). - Tương tự hướng dẫn bài toán trên sơ đồ và giải. 1.5. Phát huy tính tích cực hóa của học sinh trong việc giải các bài toán phát huy tính trực quan cụ thể trong tư duy của học sinh. Để giải được các bài toán này giáo viên cần triển khai các hoạt động mang tính chất thực tiễn, học sinh phải được thao tác trên đồ dùng trực quan. Từ đó các em sẽ tự phát hiện và tự giải quyết nhiệm vụ bài học. Ví dụ: Trong bài “Phép cộng phân số”. Để hình thành phép cộng hai phân số có mẫu số bằng nhau, giáo viên và học sinh cùng thực hành trên băng giấy – Chia băng giấy thành 8 phần bằng nhau, bằng cách gấp đôi ba lần theo chiều ngang: + Tô màu vào băng giấy + Tô màu vào băng giấy Nhìn vào băng giấy học sinh dễ nêu được hai lần đã tô màu được băng giấy. Học sinh nêu: + = = . Kết luận: Nêu được cách cộng hai phân số bằng cách lấy tử số cộng với nhau và giữ nguyên mẫu số. 1.6. Khi dạy thực hành luyện tập Giáo viên cần lưu ý giúp mọi học sinh đều tham gia vào hoạt động thực hành, luyện tập theo khả năng của mình, bằng cách: – Cho các em làm các bài theo thứ tự trong sách giáo khoa, không bỏ bài nào, kể cả bài dễ, bài khó. Không bắt học sinh chờ đợi nhau trong khi làm bài. Làm xong chuyển sang bài tiếp theo. Học sinh này có thể làm nhiều bài hơn học sinh khác: Ví dụ: Khi dạy bài : “ Tính bằng cách thuận tiện nhất ” + + = + ( + ) = + = Có thể một số em vẫn thực hiện theo thứ tự của các phép tính trong biểu thức, ra kết quả đúng nhưng chưa nhanh và chưa hợp lí. Giáo viên nên hướng dẫn học sinh các tính chất đã học của phép cộng để tìm ra cách giải thuận tiện. Hoặc trong bài luyện tập của phép nhân thì giáo viên phải dẫn dắt học sinh nhớ lại kiến thức đã học đó là: Tính chất giao hoán của phép nhân. Tính chất kết hợp của phép nhân. Tính chất nhân một số với một tổng (Hoặc một tổng nhân với một số). Tính chất nhân một hiệu với một số (Hoặc một số nhân với một hiệu). Học sinh phải vận dụng nhanh các tính chất này vào giải toán: Khi nào vận dụng tính chất này, khi nào vận dụng tính chất kia: Ví dụ: 2 10 + 10 5 = 10 (2 + 5) = 10 10 = 20 (Áp dụng tính chất nhân một số với một tổng) II. KẾT QUẢ: Qua quá trình giảng dạy, tôi đã áp dụng các phương pháp trên, tôi nhận thấy học sinh lớp tôi hứng thú học tập. Các em mạnh dạn phát biểu ý kiến xây dựng bài, tính toán nhanh, chính xác. Học sinh ham học, tự tin, chất lượng học tập được nâng lên một cách rõ rệt. Trong quá trình học Toán, học sinh dần dần chiếm lĩnh kiến thức mới và giải quyết các vấn đề gần gũi với đời sống. Sự tiến bộ của các em biểu hiện cụ thể qua kết quả như sau: Kết quả kiểm tra giữa HKI năm học 2XXX – 20XY: Tổng số học sinh Điểm giỏi (9 - 10) Điểm khá (7 - 8) Điểm Trung bình (5 - 6) Điểm yếu (Dưới 5) 32 TS % TS % TS % TS % 3 9,4 10 31,25 17 53,1 2 6,25 Kết quả kiểm tra cuối HKI năm học 20XX – 20XY: Tổng số học sinh Điểm giỏi (9 - 10) Điểm khá (7 - 8) Điểm Trung bình (5 - 6) Điểm yếu (Dưới 5) 32 TS % TS % TS % TS % 5 15,6 14 43,75 12 37,5 1 3,1 Kết quả kiểm tra giữa HKII năm học 20XX - 20XY: Tổng số học sinh Điểm giỏi (9 - 10) Điểm khá (7 - 8) Điểm Trung bình (5 - 6) Điểm yếu (Dưới 5) 32 TS % TS % TS % TS % 6 18,75 16 50 10 31,25 0 0 PHẦN IV: KẾT LUẬN Tóm lược các giải pháp đã thực hiện: Trong công tác giảng dạy, vai trò của người Thầy rất quan trọng, đặc biệt là môn Toán. Người giáo viên chủ yếu cung cấp cho học sinh một cách đầy đủ, chính xác, có hệ thống kiến thức. ngoài ra, còn thường xuyên rèn luyện cho các em những kĩ năng cần thiết giúp các em có phương pháp, vận dụng kiến thức đã học vào việc làm các bài tập liên hệ với thực tiễn. Vì vậy, môn học này có vai trò vô cùng quan trọng trong hệ thống giáo dục phổ thông. Cho nên tôi đã vận dụng những phương pháp này nhằm phát huy tính tích cực trong học tập của học sinh như sau: - Phát huy tính tích cực hóa của học sinh trong PPDH vấn đáp kết hợp với một số PPDH khác trong hình thành tri thức mới. - Phát huy tính tích cực hóa của học sinh trong phương pháp phát hiện và giải quyết vấn đề, kết hợp với PPDH khác để tổ chức hoạt động dạy học. - Phát huy tính tích cực hóa của học sinh trong PPDH hợp tác theo nhóm nhỏ và kết hợp với PPDH khác để tổ chức hoạt động dạy học nhẳm phát huy tính chủ động sáng tạo, hợp tác của học sinh. - Phát huy tính tích cực hóa của học sinh trong việc giải các bài toán có tính chất chuẩn bị cơ sở việc giải loại toán sắp học. - Phát huy tính tích cực hóa của học sinh trong việc giải các bài toán phát huy tính trực quan cụ thể trong tư duy của học sinh. - Khi dạy thực hành luyện tập Giáo viên cần lưu ý giúp mọi học sinh đều tham gia vào hoạt động thực hành, luyện tập theo khả năng của mình. Qua những phương pháp trên, tôi thấy các em đã có hứng thú học tập và vận dụng vào làm bài tập tương đối tốt. Mặc dù chưa được hoàn thiện, nhưng cũng chứng tỏ trong các môn học, môn Toán cần có sự đổi mới về phương pháp dạy học, giúp học sinh phát huy cao tính tích cực trong học tập. Phạm vi áp dụng của đề tài: Qua thực tế giảng dạy tôi thấy học sinh trong lớp đã nắm bắt kiến thức nhanh và vận dụng vào làm bài một cách vững vàng. Vì vậy tôi đã cùng với Giáo viên trong tổ khối 4,5 trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm, đồng thời xây dựng chuyên đề về môn học này để cùng nhau nâng cao chất lượng môn Toán trong chương trình học tập ở Tiểu học. Từ đó giúp các em có tri thức trong học tập, để các em tiến tới các bậc học cao hơn. Bài học kinh nghiệm: Qua thực tế áp dụng các PPDH trên vào hướng dẫn học sinh học tốt môn Toán, bản thân tôi đã rút ra những bài học kinh nghiệm cần có hướng phấn đấu: - Giáo viên phải nắm được toàn bộ chương trình môn Toán lớp 4, nắm vững kiến thức Toán trong SGK; SGV; chuẩn kiến thức kĩ năng. Có đầy đủ đồ dùng dạy và học cho giáo viên và học sinh ở các tiết học. có phần củng cố bằng các trò chơi: “ Trò chơi học Toán ” và chuyển từ kiến thức cũ giúp học sinh khai thác kiến thức mới một cách hấp dẫn, khoa học. Biết tổ chức các PPDH gắn với các bài tập thực hành luyện tập. giúp học sinh tự chiếm lĩnh kiến thức mới và vận dụng làm các bài tập một cách chính xác. Đây cũng là cách giúp các em ghi nhớ lâu những qui tắc và vận dụng giải các bài tập đã học để khi lên lớp trên Giáo viên nhắc tới những dạng bài tập đó là các em nhớ và vận dụng làm được ngay. Như vậy sẽ tránh được những em học sinh lên lớp trên mà kiến thức Toán tiểu học bị hổng. - Giáo viên cần gần gũi với học sinh hơn nữa và có sự linh hoạt trong cách tổ chức các PPDH, giúp học sinh tự tin, giúp các em tự giác biết cách làm bài Toán một cách khoa học, chính xác, sửa chữa những điểm yếu, điểm sai của mình. - Cần có sự kết hợp chặt chẽ giữa ba môi trường giáo dục: gia đình – nhà trường – xã hội. - Riêng đối với bản thân tôi, điều cần thiết và không thể coi nhẹ là phải dạy tốt lý thuyết, từ đó mới phát triển được các tư duy, suy luận cho học sinh. Để rèn luyện kĩ năng giải Toán cho học sinh thì trong quá trình giảng dạy, giáo viên phải lựa chọ các phương pháp dạy tốt. Khi dạy học sinh lớp 4 học Toán, giáo viên phải đặt ra tình huống để các em suy nghĩ, tìm tòi cách giải khác nhau. Trên đây là một số PPDH giúp học sinh học tốt môn Toán trong chương trình Tiểu học nói chung và chương trình Toán lớp 4 nói riêng. Trong suốt thời gian qua bản thân tôi đã nghiên cứu, vận dụng vào thực tế giảng dạy và chất lượng học tập của học sinh đã nâng lên rõ rệt. Các em đã thực sự phấn khởi, tự tin khi học Toán. Đối với tôi, cách dạy trên đã góp phần không nhỏ vào việc dạy học và giáo dục các em - những mầm non tương lai của đất nước. Tuy nhiên trong quá trình nghiên cứu và thực hiện đề tài này sẽ không tránh khỏi những mặt hạn chế, thiếu sót. Vì vậy, tôi rất mong được sự giúp đỡ, đóng góp ý kiến quý báu của cấp trên và đồng nghiệp để đề tài này được hoàn thiện và đạt kết quả cao hơn, đồng thời được áp dụng rộng rãi trong việc dạy học môn Toán ở Tiểu học. Tôi xin chân thành cảm ơn!

File đính kèm:

  • doc0401004.doc