Bước vào thế kỷ XXI, giáo dục Vịêt Nam đã trải qua hơn mười năm đổi mới và thu được nhiều thành quả tốt đẹp. Tiếp tục phát huy những kết quả đã đạt được,từng bước thực hiện các mục tiêu của xã hội.
Đất nước ta hiện nay đang trong thời kỳ CNH, HĐH nên rất cần những con người có tri thức, có khoa học kĩ thuật. Trước yêu cầu của sự phát triển kinh tế xã hội đòi hỏi nền giáo dục phải thay đổi mục tiêu đào tạo
16 trang |
Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 3704 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Dạy phép chia với số thập phân cho học sinh lớp 5, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
p chia số thập phân cho 0,1; 0,01; 0,001...chính là nhân với 10,100,1000...giáo viên mở rộng cho các em hiểu:
Chia cho 0,1 hay chia cho 1/10 là một, mà chia cho 1/10 chính là nhân nghịch đảo hay
nhân với 10 cũng là một.Sau đó đưa ra qui tắc chia cho 0,1; 0,01; 0,001... chính là chuyển dấu phẩy ở số bị chia sang bên phải 1,2, 3... chữ số 0.(Phần này SGK không đưa ra song mục tiêu của môn học thì có ).
4) Thực nghiệm:
Sau khi hình thành quy trình dạy các dạng toán tôi lập kế hoạch giảng dạy có bàn bạc lấy ý kiến từ tổ chuyên môn, sau đó tôi tiến hành dạy thực nghiệm dưa trên những định hướng đưa ra. Trong quá trình dạy tôi vận dụng nhiều phương pháp dạy học để phát huy tính chủ động sáng tạo của học sinh.Quan trọng là học sinh được tự làm việc, tự đưa những ý kiến nhận xét, trao đổi với thày, với bạn tìm ra cách làm dễ hiểu và nắm được bản chất vấn đề.
Kết quả:
Về tiết dạy: Nội dung kiến thức đủ, khai thác sâu, mạnh dạn đổi mới phương pháp, giáo viên chủ động với kế hoạch giảng dạy.
Về học sinh: Các em tiếp thu nhanh, nắm chắc kiến thức, phát huy các đối tượng học sinh.
Để kiểm tra kết quả giảng dạy tôi cho các em làm bài kiểm tra ở 2 lớp, lớp 5A tôi dạy thực nghiệm, lớp 5B lớp đối chứng.
Đề bài ( thời gian 30 phút)
Bài 1(3 điểm) Đặt tính rồi tính
3 : 6 1,904 : 8
243,6 : 1,2 65,625 : 6,25
Bài 2(2 điểm) Khoanh vào chữ chỉ số dư đúng của bài toán sau:
Bác Hà có 21,15 m vải, bác may thành các bộ quần áo, mỗi bộ quần áo may hết 2,5 m. Hỏi bác Hà may còn dư bao nhiêu vải ?
A: 0,15m
B: 1,15m
C: 1,5m
Bài 3(3 điểm) Tính bằng 2 cách
17,5: 5 + 26,75 : 5 367,14 : 30 - 128,1 : 30
Bài 4(2 điểm) Điền dấu
1,5 : 10 1,5 x 0,1
3,94 : 100 3,94 x 0,1
8,84 : 0,1 8,84 x 10
15 15,35
Kết quả khảo sát 5A,5B ( Mỗi lớp 25 em)
Lớp
Giỏi
Khá
Trung bình
Yếu
Đạt
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
Lớp 5A
7
28
10
40
7
28
1
4
24
96
Lớp 5B
3
12
7
28
10
40
5
20
20
80
Nhìn vào bảng kết quả ta nhận thấy chất lượng lớp thực nghiệm tỉ lệ khá giỏi cao, tỉ lệ học sinh yếu thấp. Lớp đối chứng tỉ lệ khá giỏi thấp, tỉ lệ học sinh yếu cao. Với kết quả trên tôi nhận thấy giáo viên chủ động với kế hoạch dạy học là rất quan trọng, tìm hiểu đối tượng học sinh để tìm ra phương pháp dạy học phù hợp là rất cần thiết. Giáo viên cần dẫn dắt các em khám phá kiến thức, chủ động tìm đến kiến thức khoa học, chính xác. Có như vậy kết quả học của các em mới có kết quả cao. Trong quá trình giảng dạy giáo viên tạo cho các em thói quen tự kiểm tra đánh giá lẫn nhau, tạo cho các em cơ hội trình bày ý tưởng của mình, không áp đặt cách học cho học sinh.
c. Kết luận
I/Bài học kinh nghiệm
Qua quá trình nghiên cứu tôi đã đúc rút ra một số kinh nghiệm như sau:
- Để dạy tốt người giáo viên phải nắm chắc mục tiêu kiến thức của môn học, phần kiến thức học, bài học, nắm chắc đối tượng học sinh, nghiên cứu tâm lý học sinh, nguyên nhân học sinh dễ nhầm lẫn từ đó chủ động kế hoạch giảng dạy đưa ra các phương án dạy học phù hợp với các đối tượng học sinh với yêu cầu thực tế hiện nay giáo viên không phải nhất thiết tuân thủ theo chương trình SGK mà giáo viên có quyền tự chủ quyết định thời lượng, thời gian dạy kiến thức cho học sinh, có quyền thay đổi kiến thức SGK đưa ra nếu cảm thấy chưa phù hợp với học sinh.
- Giáo viên cần linh hoạt trong quá trình đổi mới phương pháp dạy học, tổ chức tiết học vui , nhẹ nhàng, hiệu quả, ngôn ngữ chắt lọc, dễ hiểu, câu hỏi theo hướng gợi mở, nêu vấn đề, thường xuyên động viên khuyến khích khi các em tìm ra kiến thức ở nhiều cách khác nhau, các đối tượng học sinh đều được đưa ra các ý tưởng của mình.
- Giáo viên cần nghiên cứu sáng tạo làm đồ dùng, cách sử dụng đồ dùng để kích thích sự thích thú học tập của học sinh.
- Giáo viên kiên trì vượt khó tìm tòi, sáng tạo lòng say mê nghề nghiệp có tinh thần trách nhiệm cao, luôn đặt chất lượng thực chất lên hàng đầu, thông qua môn học hình thành nhân cách tốt đẹp cho các em.
Ii/ Hạn chế khi làm đề tài
Do thời gian nghiên cứu ngắn, mặt khác chương trình SGK lớp 5 còn mới mẻ, vừa dạy vừa tìm tòi nên chưa nghiên cứu được nhiều. Thực tế đề tài này mới chỉ được triển khai ở lớp tôi đang dạy đã có kết quả song chưa vận dụng rộng rãi ở các lớp khác trong trường.
iii/ Hướng tiếp theo
Tôi sẽ tiếp tục nghiên cứu đề tài này ở các môn học để từ đó thấy được giáo viên chủ động với kế hoạch giảng dạy là rất quan trọng góp phần làm nên thành công của tiết dạy. Sau đó tôi sẽ đề xuất cùng ban giám hiệu tổ chuyên môn nghiên cứu nếu có tính khả thi sẽ thực hiện vận dụng rộng rãi trong trường và mạnh dạn đề xuất với Phòng Giáo dục để triển khai trong huyện .
Iv/Kiến nghị đề xuất
1) Về phía học sinh
Được sự quan tâm đúng mức của gia đình.
Có ý thức tự giác học tập, ham tìm tòi khám phá, có quan điểm lập trường vững vàng, biết cách lập luận sắc bén.
2) Về phía giáo viên
Điều tra nắm chắc trình độ học toán của học sinh. Nghiên cứu xuyên suốt chương trình môn toán từ đó tìm ra mạch kiến thức và phương pháp dạy học cho từng bài học.
Thường xuyên học hỏi, đúc rút kinh nghiệm dạy toán.
3) Về phía nhà trường:
BGH cần trao đổi với tổ chuyên môn nghiên cứu kĩ chương trình từ đó đề xuất thời lượng, thời gian học cho phù hợp với học sinh, thường xuyên tổ chức các chuyên đề đổi mới phương pháp dạy học toán. Tăng cường tổ chức giao lưu học hỏi giữa các giáo viên trong trường và trường bạn.
4) Về phía các cấp quản lý:
Thường xuyên tổ chức học chuyên đề bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ thông qua các lớp tập huấn hè, trong năm học. Đầu tư kinh phí mua sắm trang thiết bị dạy học để đảm bảo thực hiện tốt chương trình thay sách. Cần tạo điều kiện cho giáo viên đi tham quan học tập kinh nghiệm để mở mang kiến thức. Đầu tư tạo điều kiện cho giáo viên đưa công nghệ thông tin vào dạy học để bắt kịp với nền giáo dục hiện đại.
Tài liệu tham khảo
SGK lớp 5 cũ và mới - Bộ GD& ĐT
SGV lớp 5 cũ và mới - Bộ GD& ĐT
Chương trình môn toán 5 - Bộ GD& ĐT
Phương pháp dạy học môn toán Tiểu học - Tác giả Đỗ Trung Hiệu, Đỗ Đình Hoan, Vũ Dương Thụy, Vũ Quốc Trung.
Giáo dục Tiểu học - Tác giả Phó đức Hòa
Chuyên san giáo dục, toán tuổi thơ, báo giáo dục thời đại và các tài liệu có liên quan.
Mục lục
Nội dung
Trang
A.Phần mở đầu
I/ Lí do chọn đề tài
II/ Mục đích nghiên cứu.
III/ Phương pháp nghiên cứu.
IV/ đối tượng , phạm vi nghiên cứu
1- 2
B. Nội dung:
I/Tìm hiểu thực trạng
II/Lập kế hoạch thực hiện
III/ Định hướng đổi mới
2-10
C. Kết luận :
I/ Bài học kinh nghiệm.
II/ Hạn chế khi làm đề tài.
III/ Hướng tiếp theo.
IV/ Kiến nghị, đề xuất.
10-11
Dạy văn miêu tả cho học sinh lớp 4
Kiểu bài: Tả cây cối:
A: Phần mở đầu
I/ Lý do chọn đề tài.
Tập làm văn là một phân môn có vị trí quan trọng trong môn học Tiếng Việt. Nó góp phần rèn cho các em năng lực xử dụng Tiếng Việt giúp các em giao tiếp trong cuộc sống hàng ngày và có thể học tốt các môn học khác và góp phần hoàn thiện tốt phân môn tập làm văn. Học tốt phân môn tập làm văn là đã hoàn thiện cả 4 kĩ năng nghe,nói,đọc, viết mà mộ Tiếng Việt đã đặt ra. Thông qua môn tập làm văn cũng giáo dục bồi dưỡng và phát triển con người chất nhân văn.
Thực tế phân môn tập làm văn là phân môn khó, nó yêu cầu tổng hợp việc vận dụng kiến thức kĩ năng, sự hiểu biết giàu vốn sống, óc thẩm mĩ, cảm xúc do yêu cầu đổi mới chương trình SGK phân môn tập làm văn trong môn Tiếng Việt đã có nhiều cải tiến trong cách học của học sinh: Dạy học theo định hướng giao tiếp, các em luyện tập thực hành nhiều không phải đi sâu vào những bài lí thuyết khó khăn.
Năm học 2006 - 2007 là 5 thứ 2 đổi mới chương trình SGK lớp 4 trong đó phân môn TLV cũng có những kiến bước đột phá trong cách trình bày trong SGK, trong cách dạy của giáo viên và học của học sinh.
Tuy nhiên kiến thức dựa vào gốc của cái cũ trong lối viết mới có nhiều cái mới lạ, nhiều giáo viên dạy đã bộc lộ một số lúng túng, phương pháp dạy còn chưa thực sự đổi mới dẫn đến các em học mắc lỗi trong viết văn như: Dũng từ không chính xác, hiểu biết thực tế hạn chế, câu văn sinh động...
Đặc biệt khi dạy kiểu bài " Tả cây cối" tôi nhận thấy giáo viên bộc lộ rất nhiều hạn chế điều này làm tới rất trăn trở là 1 giáo viên say mê nghề nghiệp tôi tìm hiểu nghiêm cứu đề tài " Dạy TLV miêu tả cho học sinh lớp 4 - kiểu bài tả cây cối."
II/ Mục đích nghiên cứu:
Tìm hiểu về việc dạy văn miêu tả cho học sinh lớp 4 - kiểu bài tả cây cối tìm ra những khó khăn hạn chế của giáo viên, học sinh tìm ra phương pháp dạy phù hợp, phát huy tính chủ động học tập của học sinh.
III/ Đối tượng phạm vi nghiên cứu:
Đối tượng: Giáo viên dạy lớp 4 và học sinh lớp 4
Phạm vi nghiên cứu: Dạy văn miêu tả cho học sinh lớp 4 - kiểu bài tả cây cối.
IV/ Phương pháp nghiên cứu:
1. Phương pháp điều tra.
2. Phương pháp nghiên cứu tài liệu
3.Phương pháp giám sát
4. Phương pháp hỏi đáp
5. Phương pháp phân tích tổng hợp
6. Các phương pháp dạy học Tiếng Việt
B. Phần Nội Dung:
I/ Tìm hiểu thực trạng:
1. SGK: Phân môn tập làm văn - kiểu bài cây cối được dạy từ tuần 21 đến tuần 27 gồm 10 tiết ( học kì II)
Bắt đầu từ cách dạy cấu tạo bài văn miêu tả cây cối rồi đến từng phần của cấu tạo bài văn. Nó đảm bảo tính lôgic hợp lí.
Song tồn tại: Dạy văn miêu tả cây cối học sinh học phần nào biết phần đó, học sinh không nắm một cách tổng thể mà do các em tính mau quên nên việc tiếp thu kiến thức còn chưa chắc chắn.
2. Giáo viên: khi dạy phần miêu tả đồ vật ở học kì giáo viên tương đối thuận lợi vì các em dễ hiểu, dễ nhớ và gần gũi với các em. Song đến phần miêu tả cây cối các em gặp khó khăn bởi các em học sinh chưa có nhiều vốn sống và không có thời gian nghiên cứu tìm hiểu thời kì phát triển của 1 loại cây, sự biến đổi theo mùa, theo mưa nắng, có khi biến đổi theo ngày giờ. Hoặc tả từng bộ phận của cây.
Giáo viên chưa hiểu rõ về việc hình thành từng kĩ năng, chưa phát huy tính khám phá ham hiểu biết của các em.
Học sinh: Các em học sinh ngại viết văn, viết văn lủng củng, bài văn thiều tính thực tiễn còn dựa vào tài liệu không sáng tạo, dùng từ thiếu tính chính xác,...
File đính kèm:
- SKKN Day phep chia co STP cho HS lop 5.doc