Đề tài Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy và tổ chức quản lý ở trường tiểu học Thống Nhất

Năm học 2008 – 2009 với chủ đề là “Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, đổi mới quản lý tài chính, triển khai phong trào xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”. Với cách sắp xếp các nội dung của chủ đề, đã nổi lên tầm quan trọng, cái trước hết và cần thiết của năm học này là “Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin ”

doc14 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1551 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy và tổ chức quản lý ở trường tiểu học Thống Nhất, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Học sinh và giáo có máy vi tính để học, người dạy có thu nhập, nhà trường đảm bảo được kế hoạch trang bị kiến thức tin học cho giáo viên. Cơ chế này đã được xây dựng xong bắt đầu thực hiện vào ngày đầu tiên của năm học 2007 – 2008 đó là ngày 5/9/2008. Để có được máy tính văn phòng nhà trường đã tranh thủ sự ủng hộ của các cơ quan đơn vị đóng trên địa bàn tài trợ một dàn máy vi tính văn phòng trị giá 10 000 000 đ. Phòng máy vi tính của trường đi vào hoạt động đã phát huy hiệu quả rõ rệt, ngoài việc có máy để cho học sinh được học môn tin học ở tiểu học, phòng máy còn giúp cán bộ giáo viên cũng cố các kiến thức và kĩ năng công nghệ thông tin cần thiết phục vụ cho công tác của mỗi người. Song song với việc duy trì hoạt động của phòng học tin học, nhà trường đã tích cực đề nghị cấp trên trang bị trang thiết bị học tập trong kế hoạch xây dựng cơ sở vật chất của trường chuẩn Quốc gia mức độ II. Nhờ sự cố gắng của nhà trường, tháng 12/2007 trường đã được UBND tỉnh trang cấp trang thiết bị hiện đại trong đó có 01 phòng máy vi tính. b. Xây dựng thiết bị trình chiếu phục vị cho gỉang dạy bằng giáo án điện tử, phục vụ các hội nghị, hội thảo trong trường. Để có đủ thiết bị trình chiếu phục vụ cho các bài giảng điện tử, các hội nghị, hội thảo nhà trường đã tham mưu với Hội khuyến học và Hội cha mẹ học sinh hỗ trợ kinh phí, cùng với tiết kiệm chi tiêu của nhà trường đã tạo được nguồn kinh phí mua sắm được một bộ thiết bị trình chiếu điện tử gồm: 01 máy tính xách tay (Laptop) – 01 máy chiếu đa năng – 01 màn chiếu phản quang. Bộ thiết bị này hiện đang được khai thác dử dụng có hiệu quả. Phòng máy tính của trường tiểu học Thống Nhất đang được khai thác và sử dụng có hiệu quả góp phần quan trọng thực hiện chủ đề đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong trường học. c.Xây dựng mạng liên lạc: Mạng Internet: Nói đến ứng dụng công nghệ thông tin không thể thiếu mạng Internet, một thuận lợi cho nhà trường là đầu năm học 2007 -2008 ngành bưu điện có đợt khuyến mại lắp đặt miễn phí Moden kết nối tín hiệu ADSL, nhà trường đã kịp thời nắm bắt, liên hệ lắp đặt, việc này có vẻ đơn giản song nếu không để ý, không quyết tâm nắm bắt cơ hội thì không dễ có kết quả( Trường tiểu học Thống Nhất là trường đầu tiên của huyện Yên Định kết nối Internet miễn phí, mãi một năm sau các trường khác trong huyện mới được hưởng dịch vụ này ) Mạng LAN: Khi đã có đầy đủ máy vi tính, để có thể khai thác sử dụng có hiệu quả cầm phải thiết lập được mạng thông tin nội bộ ( LAN). Sau khi nghiên cứu, tìm hiểu chúng tôi thấy rằng việc đầu tư kinh phí kết nối mạng LAN cho các thiết bị tin học của trường không quá lớn chỉ cần có một suýt kết mối với 6 cổng, 120 m dây tín hiệu mạng là có thể tạo được một mạng liên lạc trong trường. d.Xây dựng chương trình quản lý trong nhà trường, chương trình soạn thảo giáo án điện tử - Trong khi chưa có phần mền quản lý cán bộ nhà trường đã xây dựng sổ đăng bộ điện tử của cán bộ giáo viên việc giúp CBQL nhà trường tra cứu và cập nhận thông tin về nhân sự trong trường một cách nhanh chóng, chính xác. ( Dao diện sổ đăng bộ điện tử) - Sử dụng các phần mền sẳn có: Nhà trường khuyến khích cán bộ giáo viên sử dụng phần mền Powerpoint sẵn có trong chương trình Windows; để có bản quyền sử dụng phần mền Violet chúng tôi khuyến khích giáo viên đăng kí làm thành viên tích cực của thư viên bài giảng điện tử. Hiện nay nhà trường đã đưa vào khai thác, sử dụng các phầm mền sẵn có như: phần mền Powerpoint; phần mền Violet; Phần mền tra cứu văn bản pháp luật (Của thư viện pháp luật), Phần mền quản lý thư viện; phần mền VNPT-School( của công ty Viễn thông Thanh Hoá). - Xây dựng công thức đánh giá xếp loại học sinh theo quyết định số 30 của Bộ Giáo dục: Khi đã có đầy đủ các thiết bị thì việc khai thác sử dụng chúng có hiệu quả là vấn đề được đặt lên hàng đầu. Từ năm học 2007 – 2008 hưởng ứng cuộc vận động “ Hai không của ngành giáo dục” chúng tôi chú trọng ứng dụng công nghệ thông tin trong việc sử lý kết quả học tập của học sinh đảm bảo tính chính xác, nhanh chóng, công bằng tránh được tiêu cực trong nhận xét đánh giá học sinh. Công việc này đối với sở Giáo dục, các trường THPT thì rất bình thường, xong đối với các trường tiểu học, nhất là các trường tiểu học ở miền núi như trường tiểu học Thống Nhất thì không đơn giản chút nào. Chúng tôi đã căn cứ vào quyết định số 30 của Bộ GD&ĐT về quy chế đánh giá xếp loại học sinh tiểu học để xây dựng công thức lấy kết quả lên lớp: Công thức xét kết quả học tập: =IF(MIN(N10:X10)>=5,"lên lớp","THI Lại") Trong đó : N10 đến X10 là cột kết quả các môn học của học sinh. Công thức xét danh hiệu học sinh: =IF(AND(Z14="giỏi",AA14="giỏi"),"Giỏi",IF(AND(Z14="khá",AA14="giỏi"),"Tiên tiến",IF(AND(Z14="giỏi",AA14="khá"),"Tiên tiến",""))) (Dao diện phần đánh già kết quả học tập của học sinh theo quyết định số 30 của Bộ GD&ĐT) Các năm trước đây, để có kết quả đánh giá xếp loại của học sinh trong học kỳ, trong năm học, giáo viên bộ môn, giáo viên chủ nhiệm, hội đồng thi đua của trường phải làm việc cả tuần mới xong mà kết quả nhiều khi vẫn có sự sai lệch. Từ năm học 2007 – 2008 việc sử lý kết quả học tập của học sinh toàn trường chỉ cần một nhân viên văn thư của trường với một ngày có thể hoàn thành các công việc từ nhập dữ liệu đến in ấn kết quả, in giấy khen. Như vậy nhờ ứng dụng công nghệ thông tin đã rút ngắn được thời gia, tiết kiệm được nhân lực, kinh phí rất đáng kể. - Xây dựng ngân hàng dữ liệu: Chúng tôi khuyến khích cán bộ giáo viên cung cấp tài nguyên cho ngân hàng dữ liệu của trường để khai thác dùng chung như: Ngân hàng giáo án điện tử, ngân hàng đề kiểm tra, ngân hàng bài toán, bài văn hay, ngân hàng sáng kiến kinh nghiệm. Hiện nay ngân hàng giáo án điện tử của trường có trên 100 bài giảng điện tử; ngân hàng sáng kiến kinh nghiện có 50 SKKN được hội đồng khoa học các cấp xếp loại. trong đó có nhiếu sáng kiến được giải A, B cấp tỉnh - Xây dựng trang Websil: Một trong những kênh thông tin của nhà trường đến phụ huynh học sinh nhanh chóng , chính xác đó là kênh thông tin điện tử, để có thể truyền tải các văn bản pháp lý, các quy định của Đảng và nhà nước, của ngành giáo dục; các kết quả học tập, rèn luyện của học sinh, hình ảnh hoạt động của thầy trò nhà trường thì không phương tiện nào tốt hơn sử dụng Websil trên mạng Internet. Để xây dựng được một Websil và duy trì hoạt động liên tục với đầy đủ các tính năng của nó đòi hỏi nhiều vấn đề về giải pháp kỹ thuật tin học về kinh phí, bản quyền…Đối với các trường tiểu học ở vùng khó khăn như trường tiểu học Thống Nhất thì đây là điều có thể nói là không thể. Để khắc phục vấn đề nan giải này tôi đã chủ động liên kết với thư viện điện tử Violet, tìm mọi cách để đáp ứng được các tiêu chí của thư viện để liên kết xây dựng Websil cho trường. Ngày 03/01/2009 Websil của trường tiểu học Thống Nhất chính thức Hoạt Động với địa chỉ: tính đến ngày23/02/2009 mới chỉ có 1 tháng hoạt động đã có 2634 lượt truy cập. 4603 lượt người xem, có thể nói hiện nay Web của trường tiểu học Thống Nhất đang “ ăn khách” D. Kết luận – Bài học kinh nghiệm. 1. Kết quả nghiên cứu: Qua một thời gian triển khai ứng dụng công nghệ thông tin vào nhà trường tuy không dài, xong có thể nói đã thu được kết quả to lớn so với thời gian trước đó. Từ chỗ một trường tiểu học mới chỉ có 01 bộ máy vi tính sau hơn một năm trường tiểu học Thống Nhất đã vươn lên đứng hàng đầu trong khối các trường Mần non, Tiểu học, THCS trong toàn huyện. Có thể nói tại thời điểm này trường tiểu học Thống Nhất đã cơ bản hoàn thành kế hoạch đẩy mạnh ứng dụng CNTT vào nhà trường. Kết quả này được thể hiện qua bảng số liệu sau: TT Nội dung nghiên cứu Trước khi thực hiện Kết qủa thực hiện 1 Xây dựng văn bản Chưa có Đầy đủ 2 Nhận thức của CBGV Chưa đầy đủ Đầy đủ và trở thành động lực 3 Trình độ CNTT Chưa có 100% có chứng chỉ về CNTT 4 Máy Vi tính 01 20 5 Máy chiếu 0 01 6 Sử dụng giáo án điện tử 0 100% CBGV 7 Sử dụng thiết bị trình chiếu điện tử trong các hội nghị, chuyên đề tại trường… 0 Thường xuyên sử dụng các các hội nghị: Hội nghị khoa học, các chuyên đề BDTX, sinh hoạt câu lạc bộ, các chương trình hoạt động tập thể của trường, địa phương… 8 Mạng Lan 0 2 9 Mạng Internet 0 1 10 Website 0 1 11 Ngân hàng dữ liệu 0 04 12 Quản lý thông tin trong nhà trường băng CNTT 0 Có 13 Sử lý kết quả học tập của học sinh Nhiều thời gian, còn tiêu cực, thiếu chính xác 1/10 thời gian không dùng CNTT, chính xác, trung thực, chống được biểu hiện tiêu cực trong đánh học sinh. 14 Phần mền 0 06 15 Giảng dạy tin học 0 9 lớp/ năm 2. Bài học kinh nghiệm. Sau khi thực hiện thành công kế hoạch đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin vào nhà trường, bản thân rút ra được những kinh nghiệm sau: Một là: Muốn xây dựng một kế hoạch nào đó trước hết phải tìm hiểu xem kế hoạch đó có phù hợp với chủ trương đường lối chính sách của Đảng và nhà nước hay không? Có được cơ quan chủ quản, chính quyền địa phương ủng hộ và đặc biệt chủ trương đó có được phụ huynh học sinh và dư luận quần chúng nhân dân ủng hộ hay không? Hai là: Hiệu trưởng nhà trường phải thật sự cố gắng, đổi mới tư duy, phải chịu khó tìm tòi, học hỏi, phải biết chọn thời cơ, phải biết phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết trong cơ quan, biết huy động nội lực và tranh thủ sự giúp đỡ, phải dám nghỉ dán làm và dám chịu trách nhiệm trong công tác. Ba là: Phải xây dựng được kế hoạch công việc cụ thể, khả thi và phải biết được cái nào làm trước, cái nào quyết định, công việc nào nên cuốn chiếu, công việc nào theo thời cơ. Bốn là: Phải bảo đảm tính công khai, dân chủ trong công việc. Trên đây là những kinh nghiện của bản thân tôi đúc rút được trong quá trình triển khai ứng dụng công nghệ thông tin trong nhà trường. Những kinh nghiện này còn mang tính cá nhân chủ quan của bản thân. Tôi rất mong được sự góp ý của lãnh đạo cấp trên, sự trao đổi của đồng nghiệp để các kinh nghiệm này được hoàn chỉnh hơn, áp dụng được rộng rải hơn. Thống Nhất, tháng 3 năm 2009 Người viết Phan Văn Nguyên

File đính kèm:

  • docKinh nghiem nguyen 08.09.doc
Giáo án liên quan