Môn Tiếng Việt ở trường Tiểu học có nhiệm vụ hình thành năng lực hoạt động ngôn ngữ cho học sinh. Năng lực hoạt động ngôn ngữ được thể hiện trong bốn dạng hoạt động, tương ứng với chúng là bốn kĩ năng: nghe, nói,đọc, viết. Trong bốn kĩ năng trên, kĩ năng nói và viết được xem là hai kĩ năng khó hình thành nhất ở học sinh Tiểu học và hai kĩ năng đó được hình thành chủ yếu thông quan phân môn Luyện từ và câu. Từ đó, chúng ta thấy phân môn Luyện từ và câu ở Tểu học nói chung và ở lớp 4 nói riêng có một vị trí, nhiệm vụ rất quan trọng:
15 trang |
Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 7055 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Dạy học phân hóa trong phân môn luyện từ và câu lớp 4, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ược một số câu theo kiểu Ai thế nào?
Giáo viên có thể hướng dẫn học sinh và tiến hành phân hóa như sau:
Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì? ( HSG: viết đoạn văn khoảng 5 câu về một loại trái cây mà em thích, trong đoạn văn có dùng một số câu kể Ai thế nào?)
Loại trái cây mà em thích là gì? ( HSY: sầu riêng, mít, xoài,…)
Đầu đoạn văn, em sẽ viết gì? ( HSY: giới thiệu về loại trái cây đó)
Tiếp theo em sẽ viết những gì? ( HSG: viết về hình dáng bên ngoài, màu sắc, mùi vị, công dụng,…của loại trái cây đó)
Cuối đoạn văn, em có thể viết gì? ( HSG: tình cảm của em đối với loại trái cây đó,…)
Khi viết chúng ta cần lưu ý gì? ( HSG: có dùng một số câu kể Ai thế nào?)
Về chất lượng bài viết, giáo viên có thể đánh giá theo hướng phân hóa như sau:
HSG: Viết được một đoạn văn khoảng 5 câu ( có thể nhiều hơn 5 câu) về một loại trái cây mà em thích, trong đoạn văn có dùng 3, 4 câu kể Ai thế nào?
HSY: Viết được một đoạn văn khoảng 5 câu về một loại trái cây mà em thích, trong đoạn văn có dùng 1,2 câu kể Ai thế nào?
Đối với dạng bài Luyện cách đặt câu:
Để dạy tốt dạng bài này, giáo viên cần sử dụng một số phương pháp dạy học sau:
+ Phương pháp hình thành khái niệm ngữ pháp
+ Phương pháp luyện tập ngữ pháp
Đây là một dạng bài khó. Khi dạy dạng bài này cho HSY, giáo viên gặp khá nhiều khó khăn. Việc lựa chọn phương pháp, hình thức dạy học, chọn đối tượng và nội dung phân hóa cần được đầu tư nhiều thời gian. Ở dạng bài này thì ngữ liệu luôn được sách giáo khoa cung cấp rất đầy đủ và khá hợp lí. Tuy nhiên, tùy trình độ học sinh của lớp mà giáo viên có thể tự chủ để giúp học sinh nắm các khái niệm ngữ pháp, từ đó mà giải quyết tốt các bài tập.
Ví dụ : Bài Động từ ( Tiếng Việt 4, tập 1, trang 93)
Phần nhận xét ( ngữ liệu)
Đọc lại đoạn văn sau:
Anh nhìn trăng và nghĩ tới ngày mai…
Mươi mười lăm năm nữa thôi, các em cũng sẽ thấy dưới ánh trăng này, dòng thác nước đổ xuống làm chạy máy phát điện; ở giữa biển rộng, cờ đỏ sao vàng phấp phới bay trên những con tàu lớn.
Tìm các từ:
Chỉ hoạt động của anh chiến sĩ hoặc của thiếu nhi.
Chỉ trạng thái của sự vật:
+ Dòng thác
+ Lá cờ
Mục đích của ngữ liệu là dẫn học sinh đến khái niệm động từ. Đây là dạng bài dùng phương pháp hình thành khái niệm ngữ pháp. Tôi đã tự chủ, và xây dựng hệ thống câu hỏi phân hóa giúp học sinh nắm được các khái niệm như sau:
Thiết kế mẫu phiếu học tập chung cho cả lớp ( treo trên bảng).
Chỉ hoạt động ( hành động)
+ Của anh chiến sĩ
……………………………..
+ Của thiếu nhi
……………………………..
Chỉ trạng thái
+ Của dòng thác
……………………………..
+ Của lá cờ
……………………………..
Các từ
HSY đọc nội dung phiếu học tập.
Giáo viên giải nghĩa các từ: hoạt động, trạng thái.
Học sinh trao đổi cặp theo nội dung phiếu học tập.
Gọi học sinh trình bày kết quả:
+ HSY: Từ chỉ hoạt động của anh chiến sĩ là gì? ( nhìn, nghĩ)
+ HSY: Từ chỉ hoạt động của thiếu nhi là gì? ( thấy )
+ HSG: Từ chỉ trạng thái của dòng thác là gì? ( đổ)
+ HSG: Từ chỉ trạng thái của lá cờ là gì? ( bay)
Giáo viên tổng hợp thành bảng sau:
Các từ
Chỉ hoạt động ( hành động)
+ Của anh chiến sĩ
Nhìn, nghĩ
+ Của thiếu nhi
Thấy
Chỉ trạng thái
+ Của dòng thác
Đổ
+ Của lá cờ
bay
Giáo viên cho HSY đọc lại các từ ở cột 2 ( 2, 3 lần)
Giáo viên nêu câu hỏi:
+ HSG: Các từ các em vừa nêu được gọi là gì? ( Từ chỉ hoạt động, trạng thái của người, của vật)
+ GV giới thiệu: Đó là các động từ
+ HSG: Vậy động từ là gì? ( Động từ là từ chỉ hoạt động, trạng thái của sự vật)
+ HSY: Nêu lại vài lần khái niệm động từ.
Từ hệ thống các câu hỏi phân hóa trên, giáo viên đã giúp học sinh nắm vững khái niệm động từ.
Những tồn tại nẩy sinh trong quá trình thực hiện, cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn của đề tài:
Trong quá trình thực hiện sáng kiến này, bản thân tôi gặp không ít những khó khăn như sau:
Phân môn luyện từ và câu là một phân môn khó. Vốn từ vựng của các em còn nghèo nàn, đa số chưa có ý thức sử dụng từ được học vào đời sống; các khái niệm ngữ pháp còn xa lạ với học sinh lớp 4 nên việc có biểu tượng và nắm vững được các khái niệm là một việc khó khăn đối với các em.
Giáo viên chủ nhiệm phải dạy nhiều môn, phân môn nên việc đầu tư cho phân hóa đối tượng học sinh còn hạn chế.
Việc phân nhóm các dạng bài trong chương trình Luyện từ và câu lớp 4 và đưa chúng vào các nhóm để lựa chọn phương pháp, hình thức tổ chức dạy học, xây dựng hệ thống câu hỏi để phân hóa đối tượng học sinh cần nhiều thời và công sức. Một số bài không nằm vào một dạng nhất định mà đan xen nội dung ở một hay hai dạng làm cho giáo viên phải mất nhiều thời gian nghiên cứu.
Kết quả đạt được:
4.1 Đối với giáo viên:
- Có sự nghiên cứu và nắm vững hơn về nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức dạy học trong phân môn luyện từ và câu.
- Xác định được các nhóm dạng bài để lựa chọn phương pháp, hình thức tổ chức, phân nhóm đối tượng học sinh và phân hóa được đối tượng học sinh.
- Có được kế hoạch bài học theo hướng phân hóa đối tượng học sinh và dạy học theo hướng phân hóa đối tượng học sinh.
- Chất lượng dạy học phân môn Luyện từ và câu được nâng lên, đạt được CKTKN và trên chuẩn( tất cả học sinh đều “ được học và học được”, phát huy được tính tích cực của HSG), gây được hứng thú học tập cho học sinh.
4.2 Đối với học sinh:
- Tất cả học sinh đều được tham gia vào hoạt động học.
- Có được những kiến thức của môn học và vận dụng chúng vào thực tiễn cuộc sống ( đạt được CKTKN và trên chuẩn).
- Hứng thú với phân môn nói riêng và với việc học nói chung.
4.3 Đối với tổ chuyên môn
- Có được một số địa chỉ và bài dạy cụ thể theo hướng phân hóa đối tượng học sinh trong phân môn Luyện từ và câu.
- Nâng cao được chất lượng dạy học phân môn Luyện từ và câu trong tổ.
- Chất lượng học sinh được nâng lên rõ rệt.
* Sau đây là bảng số liệu cụ thể sau khi áp dụng sang kiến kinh nghiệm vào thực tế:
Lớp 4B năm học 2011- 2012
Tổng
số
học
sinh
Mở rộng được vốn từ; có kiến thức sơ giản về từ và dùng từ; có kiến thức sơ giản về câu, đặt được câu theo mẫu
Mở rộng và hệ thống hóa được vốn từ; có kiến thức sơ giản về từ và dùng từ; có kiến thức sơ giản về câu, đặt được câu theo mẫu và dùng đúng một số dấu câu
Mở rộng và hệ thống hóa được vốn từ; có kiến thức sơ giản về từ và dùng từ; có kiến thức sơ giản về câu, đặt câu, dùng cấu câu
26
5=19.2%
10=38.5%
11=42.3%
Tác dụng của sang kiến kinh nghiệm qua thực tiễn áp dụng:
Sau khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm vào giảng dạy, chất lượng dạy học phân môn Luyện từ và câu được nâng lên rõ rệt. Cụ thể là số lượng học sinh ở nhóm đối tượng 3 đạt trên 42 %, nhóm đối tượng 2 đạt trên 38% và nhóm đối tượng 1 giảm xuống còn trên 19%. Qua những con số này, ta thấy chất lượng dạy học phân môn Luyện từ và câu chưa thực sự cao như mong đợi. Tuy nhiên, đây cũng là một kết quả rất đáng khích lệ.
Phạm vi tác dụng của sáng kiến kinh nghiệm:
Sáng kiến này tôi chỉ mới áp dụng cho lớp chủ nhiệm. Qua thực tiễn áp dụng, bản than tôi nhận thấy sáng kiến đã mang lại những kết quả rất đáng khích lệ và cần nhân rộng trong toàn khối 4.
Những bài học kinh nghiệm:
Qua quá trình thực hiện sang kiến, tôi rút ra được một số bài học kinh nghiệm như sau:
Bản thân mỗi giáo viên phải ý thức được vai trò của hết sức quan trọng của người thầy trong dạy học phân môn Luyện từ và câu ở lớp 4.
Giáo viên phải nắm được đặc trưng của phân môn, nội dung kiến thức, các dạng bài, các hình thức tổ chức dạy học phù hợp với từng dạng bài trong phân môn Luyện từ và câu.
Điều tra, nắm trình độ và phân nhóm trình độ của từng đối tượng học sinh, từ đó có hướng phân hóa phù hợp.
Giáo viên phải đầu tư, nghiên cứu bài dạy, phát huy được tính “tự chủ” trong soạn giảng.
Phải kiên nhẫn, yêu thương và công bằng với mọi học sinh.
Không ngừng học tập, nâng cao trình độ chuyên môn, đổi mới phương pháp dạy học.
III. PHẦN KẾT LUẬN
Qua nghiên cứu và thực hiện sang kiến, tôi rút ra một số kêt luận sau:
Dạy học phân hóa đối tượng học sinh nói chung và dạy học phân hóa đối tượng học sinh trong phân môn Luyện từ và câu nói riêng đã mang đến những kết quả rất đáng khích lệ và cần được nhân rộng.
Muốn làm được điều đó thì mỗi giáo viên cần phải tâm đắc với nghề, phải yêu thương học sinh và đầu tư cho việc soạn giảng, luôn luôn trau dồi chuyên môn, học hỏi kinh nghiêm của các bạn đồng nghiệp, ở sách báo, tài liệu, qua mạng,… để nâng cao chất lượng dạy và học ở các môn đặc biệt là phân môn Luyện từ và câu.
IV. NHỮNG ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ
Đối với giáo viên: cần thấy rõ vai trò của người thầy trong việc dạy học nói chung và trong dạy học phân môn Luyện từ và câu nói riêng. Mạnh dạn dạy học theo hướng phân hóa đối tượng học sinh và tự chủ trong soạn giảng.
Đối với tổ chuyên môn: cần quan tâm, tư vấn, và kiểm tra việc dạy học theo hướng phân hóa.
Đối với nhà trường và các cấp quản lí giáo dục: cần vận động, tư vấn, kiểm tra và tạo điều liện tôt nhất để giáo viên có thể dạy học theo hướng phân hóa đối tượng học sinh đúng thực chất, không mang tính hình thức.
Trên đây là một số kinh nghiệm nhỏ của tôi trong việc dạy học theo hướng phân hóa đối tượng học sinh trong phân môn Luyện từ và câu ở lớp 4. Trong thực tế giảng dạy, mỗi giáo viên đều có suy nghĩ, kinh nghiệm và bí quyết nghề nghiệp riêng nhầm mục đích cuối cùng là nâng cao chất lượng dạy và học. Đề tài của tôi vẫn còn nhiều thiếu sót và hạn chế. Tôi rất mong được sự chia sẻ, đóng góp và bổ sung từ các cấp quản lí, tổ chuyên môn và các bạn đồng nghiệp.
Tôi xin chân thành cảm ơn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tài liệu Dạy học các môn ở cấp tiểu học theo hướng phổ cập trình độ học sin.( Sở Giáo dục và Đà tạo An Giang- Phòng Giáo dục Tiểu học)
Tài liệu Kĩ thuật giải nghĩa từ trong dạy học Tiếng Việt ở Tiểu học (Ths Lê Thị Thanh Nhàn, trường Đại học sư phạm Huế, trang 45-46)
Phương pháp dạy học Tiếng Việt ở Tiểu học, tập 2, ( PGS. TS Phạm Quang Ninh, nhà xuất bản Đại học Huế, trang 80- 123).
Phương pháp nghiên cứu khoa học giaos dục ( ThS Đỗ Văn Thông- 2005)
Sách giáo khoa Tiếng Việt 4, tập I +II
Sách giáo viên Tiếng Việt 4, tập I +II
Vọng Đông ngày 27 tháng 10 năm 2013
Người viết
LÊ PHỤNG HẠNH
File đính kèm:
- Day hoc phan hoa trong phan mon LTVC lop 4.docx