Trong quá trình đổi mới phương pháp dạy học (PPDH) ở trường THCS thì định hướng đổi mới PPDH đã được thống nhất theo tư tưởng: Tính cực hoá hoạt động của học sinh, dưới sự hướng dẫn, tổ chức thực hiện của giáo viên. Học sinh tự giác, chủ động tìm tòi, phát hiện kiến thức và có ý thức vận dụng sáng tạo những kiến thức, kỹ năng thu nhận được vào thực tế.
Tuy nhiên, qua ba năm thực hiện thay sách ở các khối 6,7,8 thì không ít giáo viên đã giảng dạy chưa thật đúng theo định hướng đổi mới phương pháp dạy học quay về PPDH cũ: Giáo viên làm việc là chính, học sinh thụ động nắm tri thức. Việc thực hiện phương pháp dạy học mới chỉ mang tính hình thức. Vì vậy, gây ảnh hưởng rất lớn tới chất lượng học tập của học sinh, không phát huy được tính sáng tạo của các em.
12 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1684 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Dạy học bằng phương pháp tích cực theo hướng đổi mới ở bộ môn Địa lí THCS, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hức.
Vận dụng phối hợp các phương pháp truyền thống: trực quan, vấn đáp, phân tích, so sánh... tổ chức dưới hình thức hoạt động mới: - Hướng dẫn học sinh quan sát lược đồ, biểu đồ.... rồi đặt ra hệ thống câu hỏi yêu cầu học sinh tự mình tìm ra tri thức.
Ví dụ: Tiết 23- bài 21
Vùng đồng bằng sông hồng (2 tiết)
Công nghiệp:
+ Giáo viên treo lược đồ kinh tế vùng đồng bằng Sông Hồng.
+ Học sinh quan sát H.21(76) + lược đồ kinh tế vùng đồng bằng Sông Hồng.
? Dựa vào lược đồ em có nhận xét gì về cơ cấu công nghiệp, sự phát triển công nghiệp của vùng đồng bằng Sông Hồng.
? Tại sao vùng đồng bằng Sông Hồng có ngành công nghiệp phát triển như vậy? ...
Hạn chế tối đa việc giáo viên diễn giảng, phân tích, .... cho học sinh ghi và ghi.
Ngoài những phương tiện dạy học tối thiểu: bản đồ, lược đồ.... Giáo viên cần làm thêm các bảng phụ để trống, giáo viên hướng dẫn học sinh tự tìm ra kiến thức từ các phương tiện Địa lý, rồi tự ghi nhận xét của mình vào bảng phụ. Với cách học này giúp các em hệ thống được kiến thức, vừa rèn luyện kỹ năng đọc bản đồ, lược đồ, rèn kỹ năng phân tích, so sánh, kỹ năng ghi bảng, tự trình bày một vấn đề Địa lý.
Ví dụ: Bài 1:
Cộng đồng các dân tộc Việt nam
Hoạt động 2: Phân bố các dân tộc
Dân tộc Việt ...
Các dân tộc ít người.
Học sinh quan sát bản đồ phân bố dân cư dân tộc Việt Nam.
? Em có nhận xét gì về sự phân bố các dân tộcViệt Nam?
Phân bố chủ yếu ở miền núi và trung du.
- Học sinh nghiên cứu mục 2(5) cho biết:
Các dân tộc ít người ở Việt Nam phân bố theo những đặc điểm gì?
ở mỗi khu vực bao gồm những dân tộc nào cùng chung sống?
- Học sinh hoạt động nhóm 4 -> thời gian 3 phút.
Học sinh thảo luận nhóm -> giáo viên kẻ bảng phụ để trống.
Các nhóm cử 2 đại diện báo cáo -> xác định trên bản đồ sự phân bố dân tộc (một em), một em khác ghi nội dung vào bảng phụ.
Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- Nhóm 1: Báo cáo câu 1:
- Các dân tộc Việt Nam phân bố theo khu vực và theo độ cao.
- Nhóm 2: Khu vực trung du miền núi Bắc Bộ gồm những dân tộc cùng sống?
- Nhóm 3: Khu vực cực nam Trung Bộ và Nam bộ.
Giáo viên chuẩn bị kiến thức -> hoàn thiện bảng.
Khu vực
Các dân tộc ít người
- Trung du miền núi Bắc bộ
- Có 30 dân tộc cùng chung sống.
- Vùng thấp: Tày, Nùng, Thái, Mường.
- 700 -> 1000m : Người Dao.
- Núi cao: Người Mông.
Trường sơn – Tây Nguyên
- Có 20 dân tộc sống thành vùng: Êđê (Đắc lắc), Gia Rai (Kom Tum), Cơ- Ho (Lâm Đồng).
Cực Nam Trung Bộ và Nam Bộ
- Người Chăm, Khơ me, Hoa.
Với học sinh:
- Có đầy đủ sách giáo khoa, sách bài tập bản đồ, dụng cụ học tập cần thiết.
- Chủ động trong phương pháp học Địa lý: quan sát kênh hình, kênh chủ, dưới sự hướng dẫn của giáo viên để tìm ra kiến thức. Có kỹ năng đọc bản đồ, lược đồ :
+ Trước khi đọc bản đồ, lược đồ cần nghiên cứu trước phần chú giải.
+ Quan sát chung toàn nội dung bản đồ, sau đó mới đi sâu tìm hiểu, đọc nội dung chi tiết do giáo viên yêu cầu.
+ Ghi tóm tắt những nhận xét của bản thân hay nhóm.
+ Tập hợp và biết trình bày một vấn đề Địa lý dựa vào kênh hình.
+ Nêu ra những thắc mắc, những vấn đề liên quan đến bài học mà bản thân chưa hiểu.
+ Trao đổi với bạn với thầy để tìm ra tri thức.
+ Chấp hành tốt công việc giáo viên phân công.
- Học bài cũ và chuẩn bị bài mới theo yêu cầu của giáo viên.
- Cùng tham gia làm thêm đồ dùng dạy học để nâng cao chất lượng dạy và học: Làm bảng phụ, vẽ lược đồ, biểu đồ, sưu tầm tranh, ảnh...
b. Bài thực hành.
Để giờ học đạt kết quả tốt thì ngay sau bài học. Trước giáo viên yêu cầu học sinh chuẩn bị đầy đủ dụng cụ học tập cần, ôn lại những phần kiến thức có liên quan đến phần thực hành.
- Tuy chương trình Địa lý lớp 9 số bài thực hành : 11 bài. Nội dung các bài đều khác nhau song cùng có chung một đặc điểm.
- Rèn luyện, củng cố các kỹ năng về cách vẽ biểu đồ, kỹ năng xử lí số liệu, phân tích, nhận xét biểu đồ và củng cố những kiến thức vừa học.
- Rèn luyện, củng cố kỹ năng đọc bản đồ, kỹ năng học từ bản đồ, giải thích các mối quan hệ địa lí: Giữa tự nhiên- kinh tế, giữa dân cư, xã hôi- kinh tế.
- Rèn luyện, phân tích, so sánh, đánh giá tiềm năng phát triển kinh tế của từng vùng lãnh thổ.
Vì vậy, tuỳ từng nội dung bài học khác nhau mà giáo viên có từng phương pháp dạy học cho phù hợp, nhằm phát huy cao nhất tính tích cực, sáng tạo của học sinh.
Vào bài mới, giáo viên đưa ra nội dung bài thực hành, các yêu cầu cụ thể, hướng dẫn học sinh làm việc, từng nội dung, có thể hoạt động cá nhân hay theo nhóm.
Ví dụ : Với bài 10: Thực hành về biểu đồ....
Bài tập 2: Học sinh vẽ biểu đồ theo bảng số liệu bảng 10.2, tại bảng 10.2 các số liệu tuyệt đối đều được tính sẵn ra số liệu tương đối (%) -> Tuy nhiên để học sinh có thể vẽ được các biểu đồ đường khác theo số liệu tuyệt đối -> Nên giáo viên hướng dẫn học sinh cách xử lý số liệu từ tuyệt đối ra số liệu tương đối (%) -> Cho học sinh hoạt động theo nhóm, mỗi nhóm xử lý một nội dung: 4 nhóm -> các nhóm cử đại diện báo cáo ghi kết quả vào bảng phụ do giáo viên chuẩn bị sẵn.
+ Vẽ: Bằng phương pháp vấn đáp giáo viên hướng dẫn học sinh vẽ được trục tung, trục hoành, chia tỷ lệ % (2 em lập 2 biểu đồ)
Gọi tiếp 2 em khác lên vẽ lại 2 biểu đồ đường biểu diễn sản lượng trên.
Hai em vẽ đường sản lượng Bò.
Hai em vẽ đường sản lượng Lợn, gia cầm....
Học sinh khác nhận xét, bổ sung.
Học sinh ở dưới lớp tự vẽ vào vở.
Cuối cùng giáo viên đưa ra biểu đồ chuẩn (chuẩn bị trước) để học sinh so sánh với bài vẽ của mình.
Nhận xét: Giáo viên cho học sinh hoạt động nhóm để nhận xét, giải thích -> giáo viên chuẩn kiến thức.
Ví dụ 2: Bài 19:
Đọc bản đồ phân tích và đánh giá ảnh hưởng của tài nguyên khoáng sản đối với sự phát triển công nghiệp ở trung du và miền núi bắc bộ.
Ngay từ đầu giáo viên phải xác định được mục tiêu của từng hoạt động các nội dung trong bài đã được đề cập từ những bài trước đó.
Hoạt động 1: Xác định trên hình 17.1 vị trí các mỏ khoáng sản....
Nếu không xác định kỹ thì giáo viên sẽ bị dạy sai phương pháp là chỉ cho học sinh xác định vị trí các mỏ khoáng sản trên bản đồ.
Thực ra bên cạnh việc yêu cầu học sinh đọc được các điểm mỏ trên bản đồ thì học sinh phải biết ghi tóm tắt nơi phân bố từng loại khoáng sản -> tìm ra ý nghĩa kinh tế của chúng.
Khoáng sản
Phân bố
Cơ sở để phát triển ngành công nghiệp
- Than
Quảng Ninh, Thái Nguyên....
- Khai thác
- Sắt
Thái Nguyên, Yên Bái...
- Luyện kim đen.
- Man gan
..............
.............
..............
............
..............
Hoạt động 3: c) Trên hình 18.1 Hãy xác định:
Vị trí vùng mỏ Quảng Ninh.
Nhà máy nhiệt điện Uông Bí.
Cảng xuất khẩu than Quảng Ninh.
Đây mới là phần giáo viên yêu cầu học sinh nhờ các ký hiệu trên bản đồ: Đường danh giới giữa các tỉnh, các điểm: Nhà máy, cảng....
Bằng hệ thống câu hỏi nêu vấn đề, gợi mở, giáo viên hướng dẫn học sinh phương pháp tự học, tự hoàn thiện nội dung bài thực hành.
Học sinh phấn khởi, tự tin vào bản thân, thi đua nhau học tập.
c. Dạng bài ôn tập.
Đây là dạng bài khó, nhằm hệ thống, củng cố lại toàn bộ phần kiến thức đã học qua từng chương.
Củng cố các kỹ năng bản đồ, vẽ biểu đồ, giải thích các mối quan hệ Địa lý.
Bồi dưỡng khả năng hệ thống hoá các phần kiến thức đã học. Với dạng bài này phù hợp nhất là hướng dẫn học sinh lập sơ đồ ôn tập.
Ví dụ: tiết 17
Phần I: Địa lí dân cư
ôn tập giữa học kỳ I
Các dân tộc Việt Nam
Số dân- Sự tăng dân số
Phân bố dân cư
Lao đông- Việc làm
.............
................
............
...............
Phần II : Địa lí kinh tế
Các ngành kinh tế Việt Nam
Sự phát triển kinh tế Việt Nam
Nông nghiệp
Lâm nghiệp Thuỷ sản
Công nghiệp
Dịch vụ
GTVT- BCVT
Thương mại Du lịch
d. Dạng bài kiểm tra đánh giá.
- Thực hiện theo hướng dẫn đổi mới phương pháp kiểm tra đánh giá - Nên bài kiểm tra 45’ gồm các lượng kiến thức sau:
Bài tập trắc nghiệm 30%.
Bài tập tự luận 70%.
Trong bài tập tự luận nhất thiết phải đưa bài tập có sử dụng kênh hình:
Ví dụ: Lược đồ các nhà máy điện Việt Nam -> Xác định tên một số nhà máy nhiệt điện và thuỷ điện ở Việt Nam....
- Với phần kiểm tra đầu giờ: một chương nhất thiết phải kiểm tra đầu giờ, mà giáo viên có thể kiểm tra cho điểm giữa, cuối giờ học. Như vậy sẽ khích lệ học sinh học tập sôi nổi, tích cực, tạo hứng thú học tập bộ môn Địa lí cho học sinh.
III. Kết quả dạy thực nghiệm.
Qua ba năm và gần một kỳ học thực dạy Địa lí theo chương trình thay sách, áp dụng dạy Địa lí theo phương pháp dạy tích cực hoá các hoạt động của học sinh, so với kết qủa đầu năm học ở 4 lớp 9, tôi thu được chất lượng như sau:
Giỏi : 8%
Khá : 60%
Trung bình: 29%
Yếu 3%
(Qua kiểm tra 15’, bài thực hành, kiểm tra 45’)
phần thứ ba
Kết luận
Qua 3 năm thực nghiệm dạy học bằng phương pháp tích cực theo hướng đổi mới ở bộ môn Địa lí tại cả 4 khối lớp 6,7,8 và 9. Nhất là ở khối lớp 9, tôi và các bạn đồng nghiệp đều nhận thấy kết quả học tập của học sinh được nâng cao rõ rệt, học sinh rất hứng thú học tập, thể hiện ở việc học bài, chuẩn bị bài ở nhà, tìm hiểu bài trên lớp, lớp học rất sôi nổi, các em thi đua nhau học tập. Đặc biệt là đã xây dựng cho các em phương pháp học tập bộ môn Địa lí theo hướng tích cực hoá các hoạt động nhận thức của học sinh.
Với phương pháp này đã thay đổi hẳn phương pháp dạy học của giáo viên. Cả thầy và trò đều phát huy tính năng động, sáng tạo của mình. Thầy chủ động lên kế hoạch cho trò hoạt động. Trò chủ động tìm hiểu, nắm vững tri thức.
Một số đề xuất.
Để dạy học Địa lí theo đúng phương pháp tích cực hoá. Chúng tôi rất mong các ban, ngànhn có liên quan cung cấp đủ cho các trường THCS các phương tiện dạy học cần thiết phục vụ cho việc dạy và học môn Địa lí 9.
Ví dụ : - Tranh ảnh minh hoạ.
- Bút viết giấy to, bảng phụ.
- Sách tham khảo.
Trên đây là một số phương pháp dạy môn Địa lí theo hướng tích cực hoá hoạt động nhận thức cuả học sinh mà bản thân tôi tự rút ra qua thực tế giảng dạy. Tôi biết là còn rất nhiều thiếu xót, rất mong các bạn đồng nghiệp góp ý, bổ sung.
Lào Cai, Ngày 17 tháng 11 năm 2005
Người thực hiện đề tài.
Nguyễn Thanh Thuỷ
File đính kèm:
- SKKN_diaTHCS.doc