Như chúng ta đã biết dạy học Toán ở tiểu học nhằm giúp học sinh: Có những kiến thức cơ bản ban đầu về số học các số tự nhiên, phân số, số thập phân; các đại lượng thông dụng; một số yếu tố hình học và thống kê đơn giản. Giải được các bài toán đơn giản có ứng dụng nhiều trong thực tế xây dựng nền móng toán học để các em học tiếp lên các bậc học trên đồng thời ứng dụng thiết thực trong cuộc sống hàng ngày của các em. Góp phần bước đầu phát triển năng lực tư duy, khả năng suy luận hợp lý và diễn đạt đúng (nói và viết) cách phát hiện và cách giải quyết các vấn đề đơn giản,
19 trang |
Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1804 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Dạy giải toán bằng phương pháp dùng sơ đồ cho học sinh tiểu học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
có 3 chữ khác nhau?
Giải
Theo đề bài ra ta có sơ đồ:
1
2 1
3 2 1 561
4 3 2 562
5 4 3 563
6 6 4 564
7 7 7 567
8 8 8 568
9 9 9 569
Ta thấy tất cả có 7 số. Mà “gốc” là 5 thì có 8 cành lớn nên khi lấy gốc là 5 thì số lượng số lập được là: 8 ´ 7 = 56 (số)
Và cả 9 chữ số đều có thể chọn làm gốc, nên số lượng số lập được là:
56 ´ 9 = 504 (số)
Đáp số: 504
1.3. Giải toán bằng sơ đồ đoạn thẳng:
Sơ đồ đoạn thẳng có vai trò đặc biệt quan trọng trong giải toán ở tiểu học. Nhờ sơ đồ đoạn thẳng các khái niệm và quan hệ trừu tượng của số học như các phép tính và các quan hệ được biểu thị trực quan hơn. Sơư đồ đoạn thẳng cũng giúp chúng ta “trực quan hoá” các suy luận. Ưu thế về trực quan khiến cho các sơ đồ trở thành một phương tiện giải toán thường xuyên được sử dụng ở tiểu học.
Khi phân tích một bài toán cần phải thiết lập được các mối liên hệ và phụ thuộc giữa các đại lượng cho trong bài toán. Muốn làm việc này ta thường dùng các đoạn thẳng thay cho các số (số đã cho, số phải tìm trong bài toán) để minh hoạ các quan hệ đó. Ta phải chọn độ dài các đoạn thẳng và cần sắp xếp các đoạn thẳng đó mọt cách thích hợp để có thể dễ dàng thấy được mối liên hệ và phụ thuộc giữa các đại lượng, tạo một hình ảnh cụ thể giúp ta suy nghĩ tìm tòi cách giải toán.
Khi phân tích bài toán ta cần phải xác định được các yếu tố: Điều kiện – dữ kiện – ẩn số. Biểu diễn theo quy tắc sau: Điều kiện bên phải; dữ kiện là các đoạn thẳng biểu thị; ẩn số đặt bên trái. (các dữ kiện liên quan đặt các đoạn thẳng bằng nhau)
Khi biểu thị quan hệ về hiệu, số đoạn thẳng được biểu thị cùng một đơn vị. Khi biểu thị quan hệ về tỷ số, mỗi đoạn thẳng biểu thị một số phần.
+/ Ví dụ 1: Tổng 3 số bằng 74. Nếu lấy số thứ hai chia cho số thứ nhất và lấy số thứ 3 chia cho số thứ 2 thì đều được thương là 2 và dư 1. Tìm mỗi số đó?
Giải
Theo đề bài ta có sơ đồ sau:
Từ sơ đồ ta có: Số thứ nhất: (74 - 4) : 7 = 10
Số thứ hai: 10 ´ 2 + 1 = 21
Số thứ ba: 21 ´ 2 + 1 = 43
Đáp số: 10; 21; 43
+/ Ví dụ 2: Cho 2 số có tổng là 16.876. Biết số lớn có 2 chữ số ở 2 hàng cuối cùng là 0 và nếu xoá 2 chữ số số 0 đó ta được số bé. Tìm 2 số đã cho?
Giải
Vì số lớn có 2 chữ số ở 2 hàng cuối cùng là 0. Nếu xoá 2 chữ số 0 này được số bé. Vậy số lớn gấp 100 lần số bé. Ta có sơ đồ sau:
Từ sơ đồ ta có: Số bé: 16.876 : 101 = 167
Số lớn 16.867 - 167 = 16.700
Đáp số: 167; 16.700
Trên đây là phương pháp giải toán dùng các sơ đồ thường gặp ở tiểu học. Nhìn chung các sơ đồ này đều có chung đặc điểm là: Khi sử dụng sơ đồ tức là ta đã chuyển nội dung bài toán từ kênh chữ sang kênh hình. Mục đích là cho đề toán dễ hiểu, tìm con đường đến lời giải nhanh và chính xác hơn.
2/ Nghiên cứu tài liệu, soạn bài giảng dạy cho học sinh trong các giờ học toán:
Người giáo viên cần chuẩn bị bài tốt trước khi lên lớp trong các giờ học toán chính khoá và ngoại khoá. Khi chuẩn bị bài cần lựa chọn các phương pháp phù hợp hướng dẫn học sinh học toán và giải toán. Một bài toán có nhiều phương pháp giải khác nhau, người giáo viên cần hướng cho học sinh tìm đến các lời giải đơn giản nhất, có hiệu quả nhất. Tuỳ từng đối tượng học sinh mà xác định phương pháp giải cho phù hợp, đặc biệt là với đối tượng là học sinh giỏi, học sinh có năng khiếu về toán.
Phương pháp giải toán bằng sơ đồ có thể dạy ở trong các giờ học bài mới, bài luyện tập hoặc trong trong chương trình bồi dưỡng học sinh giỏi, học sinh năng khiếu.
3/ Tổ chức Xemine trong nhóm chuyên môn, tổ bộ môn:
Hàng tuần, trong nhóm chuyên môn hoặc tổ bộ môn tổ chức Xemine thảo luận chuyên môn, trong đó có chuyên đề toán. Nội dung dạy giải toán cho học sinh, đặc biệt nhấn mạnh đến nhóm phương pháp giải toán bằng sơ đồ (gần gũi và quen thuộc với học sinh). Nhân diện điển hình, tổ chức dự giờ thăm lớp, nhân diện điển hình các giáo viên có các phương pháp dạy giải toán có hiệu quả bằng sơ đồ cho học sinh.
4/ Dạy cho học sinh phương pháp giải toán bằng sơ đồ:
Khi dạy cho học sinh thực hiện giải toán bằng phương pháp này tức là ta đã trang bị tư duy lôgíc chặt chẽ cho học sinh. Hướng học sinh vào giải toán một cách nhẹ nhàng, hứng thú.
Khi dạy giải toán cho học sinh theo phương pháp này giáo viên cần gợi ý cho học sinh bằng các câu hỏi gợi mở, nhằm mục đích xác lập được mối liên hệ giữa các điều kiện, dữ kiện của bài toán. Từ đó lựa chọn được sơ đồ thích hợp để giải bài toán. Học sinh tóm tắt đề bài trình bài cách giải thể hiện bằng sơ đồ.
Có thể cho học sinh giải các bài toán bằng phương pháp sơ đồ thuận chiều (tức là từ đề bài bằng lời văn đến tóm tắt đề bài và giải bài toán bằng sơ đồ). Hoặc cũng có thể cho học sinh thực hiện giải toán bằng phương pháp này theo chiều ngược (tức là đề bài được tóm tắt bằng sơ đồ. Học sinh tìm hiểu đề bằng cách diễn đạt đề bài bằng ngôn ngữ và tìm lời giải bài toán trên sơ đồ của đề bài đã có sẵn.)
Có thể dạy phương pháp giải toán này cho học sinh bằng nhiều hình thức tổ chức dạy học khác nhau: trên lớp, theo nhóm, cá nhân, giao bài tập trên phiếu; vở bài tập; thi giải toán nhanh.... Có thể cho học sinh giải các
Đánh giá nhận xét, giúp học sinh luyện tập kiến thức đã tìm hiểu. Rèn luyện kỹ năng trong giải toán.
Sau một khoảng thời gian áp dụng các biện pháp trên vào thực tiễn giảng dạy tại cơ sở nhà trường tại 2 khối lớp thực hiện đề tài, tỷ lệ học sinh biết vận dụng phương pháp bằng sơ đồ vào giải toán được nâng lên. Các giờ học toán đã được diễn ra nhẹ nhàng, gây được hứng thú nhiều hơn cho học sinh.
Sau đây là số liệu khảo sát cụ thể :
Stt
Khối lớp
Tổng số HS
HS biết sử dụng PP giải toán bằng sơ đồ
HS chưa biết sử dụng PP giải toán bằng sơ đồ
Tổng số
Tỷ lệ HS
chưa biết sử dụng phương pháp sơ đồ có
hiệu quả
Tỷ lệ HS
biết sử dụng phương pháp sơ đồ có hiệu quả
2
3
36
30 = 83,3%
24 = 80,0%
6 = 20%
6 = 16,7%
4
5
57
50 = 87,7%
42 = 84,0%
8 = 16,0%
7 = 12,3%
phần kết luận
Con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực trong sự phát triển đi lên của đất nước. Giáo dục là sự nghiệp “trồng người” làm sao tạo ra cho đất nước những công dân đủ Đức đủ Tài đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của xã hội và thời đại. Theo như văn kiện Đại hội X Đảng Cộng sản Việt Nam đã chỉ rõ: “Để đáp ứng yêu cầu về con người và nguồn nhân lực là nhân tố quyết định sự phát triển của đất nước trong thời kỳ CNH, HĐH cần tạo ra sự chuyển biến cơ bản, toàn diện về giáo dục và đào tạo.”
Dạy giải toán nói chung và dạy kỹ năng thực hành giải toán vận dụng phương pháp bằng sơ đồ nói riêng là một những phương pháp dạy học tích cực phù hợp với tâm lý và trình độ nhân thức của học sinh tiểu học. Phương pháp này mang lại hiệu quả thiết thực trong việc học toán và giải toán cho học sinh, gây được hứng thú học tập cho học sinh. Dạy cho học sinh giải toán bằng phương pháp này thực sự phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh trong việc học toán.
Trong thời gian thực tập tôi đã tiến hành nghiên cứu và tthực hiện dạy giải toán bằng sơ đồ cho học sinh. được sự cộng tác chặt chẽ, có trách nhiệm của cá đồng chí trong Ban giám hiệu và các giáo viên trường sớ tại tôi đã thu được kết quả tốt, khẳng định tính hiệu quả của chuyên đề.
Vì điều kiện thời gian và khả năng còn hạn chế, chuyên đề chưa thực sự hoàn chỉnh. Em rất mong được sự đóng góp của các thầy cô giáo và các bạn bè đồng nghiệp.
Xin chân thành cám ơn!
Thanh Sơn, 21 tháng 4 năm 2007
Người viết
Phạm Anh Tuấn
tài liệu tham khảo
1/ Đảng Cộng sản Việt Nam; Văn kiện Đại hội X; - NXB Chính trị Quốc gia Hà Nội, 2006.
2/ Trần Dân Hiển; 10 chuyên đề bồi dưỡng học sinh giỏi toán; Nhà xuất bản Giáo dục, 2000.
3/ Vũ Dương Thuỵ - Đỗ Trung Hiệu; Các phương pháp giải toán ở tiểu học; - NXB Giáo dục, 2002.
4/ Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên tiểu học chu kỳ III (2003-2007); Nhà xuất bản Giáo dục, 2005.
5/ Một số báo và tạp chí:
+/ Tạp chí Giáo dục.
+/ Toán học tuổi thơ.
&
Đánh giá bài tập nghiên cứu khoa học
Giáo viên hướng dẫn nhận xét và đánh giá bài tập NCKH qua các mặt sau:
Vấn đề trong bài tập NCKH đã phù hợp với tình hình hiện nay ở trường phổ thông chưa? Kết quả nghiên cứu có đạt được mục đích, nhiệm vụ đề ra không?
Cách lập luận giải quyết vấn đề trong bài tập NCKH có hợp lý, thoả đáng không?
ý nghĩa thực tiễn của bài tập nghiên cứu.
` Hình thức trình bày.
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
Điểm bài tập NCKH (chấm theo thang điểm 10):........................
Ngày 17 tháng 4 năm 200 7
ban chỉ đạo Giáo viên hướng dẫn
(Ký tên, đóng dấu)
File đính kèm:
- De tai Phuong phap day giai toan o tieu hoc.doc