Đề tài Dạy địa lý trong môn tự nhiên - Xã hội ở tiểu học

Từ năm học 1996 - 1997 môn Địa lý chính thức được dạy trong trường Tiểu học. Vì vậy, việc tìm hiểu phương pháp dạy học mảng kiến thức này và những điểm cần chú ý khi hình thành các khái niệm địa lý cho học sinh Tiểu học là rất cần thiết.

 

doc7 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1450 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Dạy địa lý trong môn tự nhiên - Xã hội ở tiểu học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nh chỉ ở mức độ biết tên, phương hướng phạm vi lãnh thổ biểu hiện trên bản đồ, biết sử dụng bảng chỉ dẫn để nhận biết các đối tượng địa lý trên biểu đồ. Biết liên hệ thực tế, sưu tầm tranh ảnh và các tư liệu địa lý khác để làm phong phú thêm kiến thức địa lý đã học. 3. Luôn vận dụng vốn sống của học sinh Các sự vật, hiện tượng địa lý thường xẩy ra chung quanh học sinh hoặc gắn bó với cuộc sống của các em ( có ý thức hoặc vô thức ) đều tạo nên kiến thức tim ẩn ở học sinh, giáo viên nên lưu ý khai thác vốn hiểu biết này, từ đó khơi dạy lòng ham hiểu biết, trí tò mò thích tìm hiểu, giải thích các vấn đề xẩy ra trong thực tiễn ở học sinh. 4. Sử dụng triệt để các phương tiện dạy học có sẵn ở phương pháp này nói thì tưởng là đơn thuần. Trên thực tế, giáo viên Tiểu học hiện nay hầu hết đều chưa làm được. Giáo viên cần hướng dẫn học sinh biết cách khai thác từng loại phương tiện dạy học để tìm kiếm kiến thức cầncho bài học thông qua đó tập dược cho học sinh các phương pháp tự học địa lý. Nên quán triệt quan điểm tạo nguồn kiến thức để học sinh tích cực làm việc, các tri thức địa lý trong SGK không còn trình bày theo kiểu thông báo mộ cách đơn thuần qua các bài khóa, mà dưới nhiều dạng khác nhau, vừa có kênh chữ ( bài khóa và câu hỏi ) vừa chú trọng kênh hình( biểu đồ, lược đồ, tranh ảnh...) giáo viên cần hướng dẫn học sinh khai thác các yếu tố trên, đặc biệt là khi làm việc với biểu đồ , học sinh phải đi theo thứ tự : Đọc tên biểu đồ để xác định nội dung được phản ánh, xem bảng chú giải để hiểu được đối tượng địa lý được thể hiện băng ký hiệu nào, tìm đối tượng địa lý trên bản đồ - xác lập mốc liên hệ địa lý cần thiết. Trong quá trình dạy học, cần dành thời gian để học sinh tự làm việc với các nguồn thông tin và báo cáo lại kết quả đạt được. Giáo viên chú ý bổ sung, uốn nắn những chỗ chưa đầy đủ, chưa chính xác trong nhận thức và việc làm của học sinh. 5. Trong từng tiết học, từng nội dung và điều kiện dạy học. Giáo viên có thể đa dạng hóa các hình thức dạy học. Tổ chức cho học sinh học tập trong lớp theo quy mô cả lớp, nhóm ( lớn hoặc nhỏ ) các nhân, hoặc tổ chức cho học sinh học ngòai trời, tham quan... Nhằm phát huy cao khả năng độc lập , tích cực học tập của học sinh và tăng tính hấp dẫn của môn học này. II - Một số điểm cần chú ý khi hình thành khái niệm địa lý cho học sinh Tiểu học. Trên thực tế tôi đã điều tra gần 45 em học sinh lớp 4 trường Tiểu học Hoa Thám về sự hiểu biết các khái niệm địa lý. Kết quả điều tra cho thấy : Sự hiểu biết các khái niệm địa lý của học sinh Tiểu học chưa chính xác, đầy đủ. Các câu trả lời của học sinh về nội dung khái niệm thường không nêu lên được các dấu hiệu chính và không bản chất. Chẳng hạn về khái niệm " núi " thì học sinh cho rằng " Núi là nơi có rất nhiều hòn đá to và nhọn" ( Bùi Công Anh , 4A). " Núi là nơi rất cao khó leo lên mà nguy hiểm " ( Trương Thị Nguyệt 4B), về khái niệm " Đồi " học sinh nêu " Đồi có hình nửa vòng tròn và có nhiều cây cối mọc trên đó " ( Ngô Thu Hà , 4C ), " Đồi do đất tạo nên, là nơi để chăn nuôi gia súc ", trâu bò, dê.. ( Trần Minh Đức, 4A ).. Từ thực trạng về sự hiểu biết các khái niệm địa lý của học sinh còn non yếu, hạn chế, chúng tôi xin nêu một số điểm cần chú ý khi hình thành khái niệm địa lý cho học sinh tiểu học như sau: 1. Việc hình thành một khái niệm hoàn chỉnh cho học sinh không thể giới hạn ở một hay vài tiết học mà cần phải phát triển và mở rộng trong suốt quá trình học tập. Chúng ta đều biết, tính hệ thống trong tư duy học sinh Tiểu học còn non yếu cho nên giáo viên trong quá trình dạy học phải giúp cho các em từng bước dần dần nhận thức các khái niệm một cách đầy đủ và hoàn chỉnh. Ví dụ : Học sinh lớp 1 sau khi quan sát bầu trời mới chỉ biết : Mặt trời ở rất cao và sáng chói. Đến lớp 1 các em sẽ hiểu thêm : Mặt trời có dạng khối cầu, sáng chói và nóng , ở lớp 3 khái niệm mặt trời lại được bổ sung chính xác hơn : Mặt trời là một khối khí cháy khổng lồ, phát ra ánh sáng và tỏa nhiều. Đó chính là nguồn sáng , nguồn nhiệt quan trọng của trái đất. Rõ ràng là từng bước, qua từng lớp, học sinh hiểu khái niệm đầy đủ và chính xác hơn. 2. Việc hình thành khái niệm là một quá trình tư duy rất phức tạp Nó đòi hòi nhiều thao tác tư duy chứ không đơn giản chỉ là công việc của trí nhớ. Điều này đã bác bỏ quan niệm cho rằng : Chỉ cần ch học sinh học thuộc lòng những định nghĩa trong SGK hay những định nghĩa do giáo viên cho sẵn là các em đã nắm được bản chất của khái niệm. Thực tế cho thấy, nếu giáo viên cung cấp cho học sinh khái niệm một cách dễ dàng bằng phương thức thông báo thì học sinh sẽ không hiểu và nhớ lâu được khái niệm đó. Khi kiểm tra nhiều học sinh lớp 4, chúng tôi thấy phần đông các em không nắm vững nội dung đầy đủ của một số khái niệm đã được học ( có em không trả lời được hoặc trả lời sau ). Dưới đây là kết quả điều tra cho thấy : Khái niệm Mức độ nắm khái niệm Đúng Sai Không đầu đủ dấu hiệu Không trả lời Núi 6 hs (12%) 4 hs ( 8%) 32 hs ( 64 %) 8 hs ( 16%) Đồi 5 hs ( 10%) 8 hs ( 16%) 24 hs ( 48%) 13 hs ( 25 %) Đồng bằng 10 hs (20% 2 hs ( 4 %) 33 hs ( 66%) 5 hs ( 10%) Cao Nguyên 2 hs (4%) 7 hs ( 14%) 25 hs(50%) 16 hs ( 32 % ) 3. Khái niệm địa lý chỉ có thể được hình thành phát triển trong nhận thức của trẻ một ách chính xác và chắc chắn thông qua các biểu tượng địa lý cụ thể. Trong quá trình giảng dạy, giáo viên phải tăng cường tổ chức, giúp đỡ tạo điều kiện cho học sinh được quan sát thực tế về hình dạng bề mặt trái đất, thời tiết, hoạt động kinh tế, xã hội của con người... ở chính nơi học sinh đang sống. Đối với các đối tượng địa lý không có điều kiện để quan sát trực tiếp thì giáo viên có thể cho học sinh quan sát tranh ảnh, hình vẽ, mô hình, băng hình... ở điểm này giáo viên cần lưu ý rằng nếu được trang bị thêm các phương tiện kỹ thuật nghe, nhìn thì việc quan sát đối với học sinh sẽ càng có hiệu quả hơn. 4. Con đường hình thành khái niệm cho học sinh sẽ ngắn gọn và thuận lợi hơn nếu giáo viên biết phát huy và khai thác tốt kinh nghiệm sống của học sinh Trên thực tế, học sinh thường đã có một khối lượng khá lớn kiến thức địa lý trước khi được học các bài cụ thể. Trẻ biết các sự vật và hiện tượng địa lý qua các cuộc dao chơi, trò chuyện , qua sách báo hay phim ảnh... Giáo viên phải rất hiểu biết và coi trọng vốn hiểu biết địa lý trong đời sống của trẻ. Tuy nhiên vốn hiểu biết này cần được chọn lọc, hướng dẫn tổ chức để biến thành những kiến thức khoa học chuẩn xác. Những hiểu biết của học sinh về địa lý ở ngòai xã hội, trong đời sống thường được tích lũy bằng con đường tự phát nên dễ có nhiều sai lạc, thiếu chuẩn xác. Việc điều chỉnh các kiến thức đó cho đúng, khoa học khách quan trong quá trình học tập của học sinh đòi hỏi giáo viên phải có kế hoạch, có phương pháp và nghệ thuật và công việc này hoàn toàn không đễ dàng. 5. Khi hình thành cho học sinh tiểu học một khái niệm địa lý, giáo viên cần xác định rõ giới hạn, kiến thức, phù hợp với nhận thức của các em. Ví dụ đối với học sinh lớp 3, khi học về hình dạng trái đất thì chỉ nên dừng lại ở giới hạn là " Trái đất có hình cầu " không nên nói " Hình khối bầu dục " mặc dù nói như vậy chính xác hơn. Mức độ sâu hoặc chưa sâu của bất kỳ khái niệm địa lý nào khi giáo viên truyền đạt cho học sinh cũng đã được xác định bởi chương trình, SGK, sách hướng dẫn. Tuy nhiên trong quá trình giảng dạy giáo viên vẫn có thể mở rộng kiến thức nhưng phải lựa chọn, tránh ôm đồm hay sa vào những kiến thức khó vượt qua suy nghĩ nhận thức tiếp thu của các em. 6. Để học sinh lĩnh hội đầy đủ các dấu hiện bản chất của khái niệm giáo viên nên vận dụng phương pháp đối chiếu, so sánh các khái niệm đặc biệt là các khái niệm gần nau. Ví dụ : Những dấu hiệu cơ bản của khái niệm " Hồ " sẽ được học sinh nắm vững hơn nếu đem so sánh chúng với những dấu hiệu của các khái niệm gần nó như : Ao, đầm, biển.... 7. Việc kiểm tra mức độ hiểu biết về các khái niệm địa lý của học sinh không nên chỉ dựa vào việc đọc thuộc lòng các định nghĩa mà phải dựa vào việc vận dụng các khái niệm đó trong thực tế. Ví dụ ở lớp 4, khi học về tỷ lệ thì học sinh không những phải hiểu, nắm được khái niệm tỉ lệ mà còn phải biết ứng dụng tỷ lệ để vẽ sơ đồ lớp học, trường học, làng xã, phố, phường.... cũng như tính được khoảng cách giữa hai điểm trên bản đồ, theo tỷ lệ cho trước. C. Kết luận Trên đây là một số suy nghĩ của bản thân được rút ra qua thực tế giảng dạy về phương pháp dạy địa lý ở Tiểu học và những điều cần lưu ý khi dạy khái niệm địa lý cho học sinh tiểu học. Vì thời gian có hạn chắc chắn bài viết sẽ không tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong sự tham gia và đóng góp ý kiến chân thành từ phía người đọc. Cuối cùng xin trân trọng cảm ơn. D. Những đề xuất Bằng những kinh nghiệm qua thực tiễn giảng dạy phân môn địa lý ở Tiểu học tôi xin có một số ý kiến đề xuất như sau : 1. Về nội dung Nên có sự thống nhất trong việc dùng sách giáo khoa cho học sinh tiểu học để tránh sự hoài nghi khó hiểu về các số liệu trong sách ( xuất bản ở những năm khác nhau ). Mặt khác, khổ sách giáo khoa cần có kích cỡ to ra để có thêm kênh hình minh họa vì tư duy học sinh Tiểu học là trực quan. 2. Về phương pháp Người giáo viên khi giảng dạy phải thực sự có sự đổi mới phương pháp phát huy tối đa vốn sống của trẻ em. Từ đó , có thể cung cấp cho các em những kiến thức cơ bản nhất. 3. Về cơ sở vật chất Người dạy phải tận dụng hết đồ dùng dạy học trong điều kiện cho phép và phải thường xuyên có sáng kiến cải cách làm thêm đồ dùng. 4. Về con người Người giáo viên tiểu học phải là " Ông thầy tổng thể " theo đúng nghĩa của nó. Tức là phải có vốn hiểu biết rộng rãi về các lĩnh vực địa lý trong phạm vi kiến thức và có phần mở rộng nâng cao./. Phòng giáo dục - Đào tạo huyện Ân Thi Trường Tiểu học Hoàng Hoa Thám ****** Sáng kiến kinh nghiệm Về phương pháp dạy địa lý ở tiểu học Những điều cần lưu ý khi dạy khái niệm địa lý cho học sinh tiểu học ***** Người thực hiện : Nguyễn Đức Thành Đơn vị : Trường Tiểu học Hoàng Hoa Thám Năm học : 2008 - 2009

File đính kèm:

  • doc22-sang kien dia thanh tieu hoc.doc