Kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh là một khâu tất yếu của quá trình dạy học nói chung và của quá trình dạy học môn Toán ở tiểu học nói riêng . Để kiểm tra đánh giá kết quả học tập môn Toán của học sinh tiểu học, người ta sử dụng một hệ thống các phương pháp trắc nghiệm, trong đó có phương pháp trắc nghiệm khách quan .
18 trang |
Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1373 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Đánh giá kết quả học tập môn toán của học sinh lớp 4 bằng phương pháp trắc nghiệm khách quan, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
DC
IK
EG
KL
Câu 21 * Cho ABCD là hình vuông . trong hình bên , đoạn thẳng song song với đoạn thẳng AB là :
A. Đoạn thẳng AC. B
B. Đoạn thẳng AD.
C. Đoạn thẳng BC.
D. Đoạn thẳng DC. A C
D
Câu 22: * Đúng ghi Đ, sai ghi S :
Trong hình bên có : A B
a) 2 góc vuông
b) 1 góc tù
c) 1 góc nhọn
d) 2 góc nhọn D C
4.Nội dung 4: Giải toán có lời văn
Câu 23: * Tổng của hai số là 12 000 . Số thứ nhất hơn số thứ hai là 2 000 . Vậy số thứ hai là :
A. 10 000 B. 5 000
C. 7 000 D. 6 000
Câu 24. * Tổng của 4 số là 130 . Trung bình cộng của 3 số đầu là 40. Vậy số thứ tư là:
A. 90 B. 10
C. 40 D. 30
Câu 25: ** Cuộn dây thứ nhất dài hơn cuộn dây thứ hai 35 m . Nếu cắt cuộng dây thứ nhất đi 5 m thì tổng chiều dài của hai cuộn dây là 100 m . Lúc đầu cuộn dây thứ nhất dài số mét là :
A. 75 m B. 70 m
C. 65 m D. 60 m
Bước 5: Thiết kế đề kiểm tra :
Tôi tiến hành sắp xếp các câu hỏi theo nguyên tắc : các câu hỏi cùng loại xếp chung một chỗ theo thứ tự : Câu hỏi nhiều lựa chọn , câu hỏi ghép đôi , câu hỏi đúng sai , cuối cùng là câu hỏi điền thế .
Đề kiểm tra:
Câu 1: Số " hai mươi triệu không nghìn bốn trăm linh tám " viết là:
A. 2 040 008 B. 20 004 008
C. 2 000 408 D. 20 000 408
Câu 2 : Khoanh vào chữ trước dãy số được xếp theo thứ tự từ bé đến lớn.
A. 2 057 ; 2 058 ; 2 810 ; 3 000.
B. 9 871 ; 20 000 ; 1 999 ; 1 019.
C. 50 000 ; 60 000 ; 7 000 000 ; 80 000.
D. 37 911 ; 37 912 ; 38 011 ; 38 010.
Câu 3: Kết quả của phép cộng 86 543 + 23 561 là:
A. 105 004. B. 109 004
C. 110 104. D. 109 104.
Câu 4: Kết quả của phép trừ 15 286 - 6 328 là :
A. 9 958. B. 8 958
C. 8 858. D. 8 968.
Câu 5: * Kết quả của phép nhân 837 x 103 là :
A. 10 881 B. 85 211
C. 86 211 D. 85 201
Câu 6: Kết quả của phép chia 50 050 : 25 là :
A. 2 002. B. 20002
C. 2 02. D. 220.
Câu 7: Khoanh vào chữ trước biểu thức có kết quả bằng 34 x 78 .
A. (30 + 78) + (4 + 78) B. (30 + 78) x (4 x 78)
C. (30 x 78) + (4 x 78) D. (30 x 78) x (4 x 78)
Câu 8: Số thích hợp để viết vào chỗ chấm của 6 753 + ….. = 14 507 là :
A. 7 854. B. 8 754
C. 21 206. D. 7 754
Câu 9: Tìm x, biết : 23 575 - x = 8 428
A. x = 15 157 B. x = 15 147
C. x = 25 147 D. x = 32 003
Câu 10: Giá trị của biểu thức 296 - 22 + 140 bằng giá trị của biểu thức nào dưới đây.
A. 55 x 8 B. 345 + 55
C. 852 : 2. D. 69 x 6
Câu 11: Số thích hợp để viết vào chỗ chấm của 25 dm 2 3 cm 2 = …… cm2 là:
A. 253 B. 2 503
C. 28. D. 25 003
Câu 12: Cho các hình :
Trong các hình bên ,
hình có diện tích bé
nhất là : 6 cm 7 cm
A. Hình (1).
B. Hình (2) 3 cm 3 cm
C. Hình (3)
D. Hình (4)
50 mm 7 cm
60 mm
5 cm
Câu 13: Cho ABCD là hình vuông . Trong hình bên , đoạn thẳng song song với đoạn thẳng AB là : B
A. Đoạn thẳng AC.
B. Đoạn thẳng AD.
C. Đoạn thẳng BC.
D. Đoạn thẳng DC. A C
D
Câu 14: Tổng của hai số là 12 000 . Số thứ nhất hơn số thứ hai là 2 000 . Vậy số thứ hai là :
A. 10 000 B. 5 000
C. 7 000 D. 6 000
Câu 15. Tổng của 4 số là 130 . Trung bình cộng của 3 số đầu là 40. Vậy số thứ tư là:
A. 90 B. 10
C. 40 D. 30
Câu 16: Cuộn dây thứ nhất dài hơn cuộn dây thứ hai 35 m . Nếu cắt cuộng dây thứ nhất đi 5 m thì tổng chiều dài của hai cuộn dây là 100 m . Lúc đầu cuộn dây thứ nhất dài số mét là :
A. 75 m B. 70 m
C. 65 m D. 60 m
Câu 17: Chữ số cần viết vào ô trống của 13 để được một số chia hết cho cả 3 và 5 là :
A. 0 B. 2
C. 5 D. 3
Câu 18: Chữ số cần viết vào ô trống của 32 để được một số chia hết cho cả 2 và 9 là :
A. 0 B. 4
C. 6 D. 9
Câu 19: Nối mỗi biểu thức với số là giá trị của biểu thức đó :
25 x (20 + 30 )
1001
85050 : 50
1
9009 : (3 x 3)
1250
60 : ( 15 x 4 )
16
60 : 15 x 4
1701
Câu 20: Cho hình vẽ:
Nối tên mỗi cặp đoạn thẳng song song với nhau có trong hình :
AB
HG
BC
IH
DC
IK
EG
KL
Câu 21: Đúng ghi Đ, sai ghi S: Trong số 83 050 072:
a) Chữ số 8 chỉ 8 chục triệu .
b) Chữ số 5 chỉ 5 trăm.
c) Chữ số 7 chỉ 7 chục
d) Chữ số 3 chỉ 3 chục nghìn.
Câu 22: Đúng ghi Đ, sai ghi S :
a) 3 phút 8 giây = 38 giây.
c) 8 kg 5 g = 8005 g
d) 8 tấn 3 yến = 83 yến
Câu 23: Đúng ghi Đ, sai ghi S :
Trong hình bên có : A B
a) 2 góc vuông
b) 1 góc tù
c) 1 góc nhọn
d) 2 góc nhọn D C
Câu 24: Viết số thích hợp vào chỗ ….. của dãy số sau:
3 ; 7 ; 11 ; 15 ; ……. ; 23 ; 27 .
Câu 25: Viết số thích hợp vào chỗ chấm
6 m2 25 cm 2 = ……………...cm2
Chú ý : Khi đưa đề kiểm tra này vào sử dụng chúng tôi đã thay đổi vị trí một số câu hoặc đảo các câu chọn để tạo thành nhiều đề khác nhau.
- Các bước 6 và 7 tiến hành như đã trình bày trong quy trình thiết kế bài kiểm tra trắc nghiệm khách quan chúng tôi không nêu ra ở đây nữa .
Một số lưu ý khi sử dụng phương pháp trắc nghiệm khách quan .
Mỗi phương pháp kiểm tra đều có những ưu điểm và hạn chế nhất định.Khi sử dụng phương pháp trắc nghiệm khách quan cần lưu ý một số vấn đề sau:
- Hạn chế sử dụng khi cần kiểm tra kiến thức và kĩ năng "Giải toán có lời văn " ( đặc biệt là đối với các bài toán hợp ) và các kiến thức toán mang tính quy trình .
- Trong quá trình sử dụng cần hướng dẫn cho học sinh cách làm bài một cách rõ ràng như khoanh tròn hay nối , điền .
- Do một số hạn chế của phương pháp trắc nghiệm khách quan nên cần phải sử dụng phối kết hợp với các phương pháp đánh giá khác để đảm bảo đánh giá chính xác trình độ học sinh.
* Thiết kế đề kiểm tra là một tiêu chuẩn cần có của mỗi giáo viên, nó thể hiện năng lực của họ. Tuy nhiên, thiết kế đề kiểm tra không phải là một việc làm đơn giản mà giáo viên nào cũng có thể làm tốt. Bởi vậy, là những người phụ trách chuyên môn khối 4 chúng tôi đã chỉ đạo cho giáo viên mỗi người tự thiết kế 4 đề kiểm tra Toán của 4 lần kiểm tra sau ngay từ đầu năm học. Sau đó, chúng tôi nhóm lại, chỉnh sửa, bổ sung trình duyệt tại hội đồng chuyên môn để thành những bộ đề hoàn chỉnh và lưu tại chuyên môn trường . Khi cần là có thể có ngay đề kiểm tra mà không còn bị động như những năm trước.
Phần kết luận
I. Những kết quả đạt được :
Qua quá trình thực nghiệm chúng tôi dám khẳng định rằng : Phương pháp trắc nghiệm khách quan là phương pháp đánh giá tiến bộ nhất, sử dụng phương pháp trắc nghiệm khách quan trong kiểm tra đánh giá kết quả học tập môn Toán của học sinh lớp 4 sẽ nâng được chất lượng kiểm tra đánh giá . Cụ thể :
Sử dụng Phương pháp trắc nghiệm khách quan đánh giá chính xác kết quả học tập của học sinh do phạm vi đánh giá rộng nên kiểm tra được một lượng kiến thức lớn trong cùng một thời gian mà trắc nghiệm tự luận không làm được; việc chấm bài trắc nghiệm khách quan đảm bảo tính chính xác cao hơn; khâu triển khai chấm bài nhanh nên giáo viên sẽ nhanh chóng thu được thông tin ngược để từ đó có cách bổ sung kiến thức hợp lí cho học sinh ; kiểm tra bằng trắc nghiệm khách quan giúp học sinh có thể tham gia tự đánh giá kết quả học tập của mình ; học sinh hứng thú hơn trong khi làm bài kiểm tra trắc nghiệm khách quan …
Qua thực nghiệm đánh giá bằng trắc nghiệm khách quan , thu được kết quả như sau :
Tổng số học sinh(4 lớp)
Tính khách quan và độ chính xác trong chấm điểm
Mức độ hứng thú của học sinh
ổn định
Không ổn định (lệch 1- 3 điểm
Rất thích
Bình thường
Không thích
SL
Tỉ lệ
SL
Tỉ lệ
SL
Tỉ lệ
SL
Tỉ lệ
SL
Tỉ lệ
108
108
100%
0
0%
83
76.9%
18
16.7%
7
6.4%
II. Bài học rút ra :
1. Để sử dụng tốt phương pháp trắc nghiệm khách quan vấn đề then chốt là người giáo viên phải nắm vững lí luận về phương pháp trắc nghiệm khách quan cũng như nắm vững quy trình thiết kế một bài trắc nghiệm khách quan . Như đã trình bày quy trình gồm 7 bước :
- Xác định mục đích câu hỏi của bài trắc nghiệm .
- Lập danh mục các nội dung cần đánh giá.
- Hình thành khung đề kiểm tra .
- Soạn các câu hỏi trắc nghiệm khách quan
- Thiết kế đề kiểm tra .
- Chuẩn bị đề thi và tổ chức thi.
- Chấm bài và lập bảng điểm .
Từ bước đầu tiên cho đến bước cuối cùng là một chuỗi móc xích , bước trước là cơ sở chuẩn bị cho bước sau và bước sau là sự tiếp nối tất yếu của bước trước . Nắm vững quy trình thiết kế một bài trắc nghiệm khách quan yêu cầu giáo viên phải hiểu rõ nhiệm vụ, cách thức thực hiện từng bước và vị trí của bước trong toàn bộ quy trình
Bên cạnh việc nắm vững quy trình thiết kế một bài trắc nghiệm khách quan , giáo viên cần phải nắm vững các bước cơ bản để soạn thảo câu hỏi trắc nghiệm khách quan gồm 4 bước sau :
- Xác định mục đích câu hỏi.
- Soạn câu hỏi trắc nghiệm khách quan ở dạng thô.
- Sửa chữa và hoàn chỉnh câu hỏi.
- Soát lại câu hỏi.
2. Thực tế hiện nay PPTNKQ chưa được sử dụng nhiều, chưa chuẩn hoá đề kiểm tra bằng đề trắc nghiệm khách quan. Cho nên việc đưa PP trắc nghiệm khách quan vào đánh giá kết quả học tập của học sinh phải được tiến hành từ từ, phải lồng ghép cho học sinh quen dần với hình thức kiểm tra này. Giáo viên phải được bồi dưỡng và tự bồi dưỡng những kiến thức cơ bản để sử dụng phương pháp này, nhất là bồi dưỡng về quy trình thiết kế một bài trắc nghiệm khách quan.
3. Các khối, các tổ và hội đồng chuyên môn trường nên phối hợp ra một ngân hàng đề kiểm tra để chủ động trong kiểm tra đánh giá học sinh và đảm bảo tính khách quan cũng như hạn chế được tiêu cực trong thi cử .
4. Phương pháp trắc nghiệm khách quan mặc dầu có nhiều ưu điểm song không phải là một phương pháp đánh giá vạn năng , có thể bộc lộ đầy đủ mọi thông tin về đối tượng cần đánh giá . Cho nên trong quá trình đánh giá kết quả học tập môn Toán của học sinh , bên cạnh sử dụng phương pháp trắc nghiệm khách quan cần phải kết hợp với các phương pháp đánh giá khác .
Phương pháp trắc nghiệm khách quan là một phương pháp đánh giá có nhiều ưu điểm . Chọn viết đề tài này chúng tôi hi vọng bước đầu giúp cho giáo viên có được một số hiểu biết cơ bản về vấn đề sử dụng phương pháp trắc nghiệm khách quan trong kiểm tra đánh giá kết quả học tập môn Toán của học sinh lớp 4 nói riêng , học sinh tiểu học nói chung. Đây là một lĩnh vực còn khá mới mẻ, với năng lực có hạn chắc chắn bài viết sẽ không tránh khỏi thiếu sót. Rất mong nhận được ý kiến đóng góp của hội đồng khoa học các cấp .
Ngày 04 tháng 4 năm 2007
Người viết
Cao Thị Thuý
File đính kèm:
- SKKN toan 4 Danh gia HS.doc