Từ xa xưa cha ông ta đã đúc kết “ Tiên học Lễ, hậu học Văn”. Giáo dục kỹ năng sống ( KNS) là một nội dung giáo dục hết sức cần thiết cho các em học sinh và đây cũng là một vấn đề được đông đảo cha mẹ học sinh, dư luận, và cả ngành giáo dục quan tâm.
Rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh là một trong năm nội dung của phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” trong các trường phổ thông giai đoạn 2008 - 2013 do Bộ giáo dục và đào tạo phát động. Phong trào này tiếp tục được Sở giáo dục và đào tạo Bình Dương chỉ đạo thực hiện trong giai đoạn 2013 – 2015 bằng chương trình hành động “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” giai đoạn 2013 – 2015 ban hành theo Quyết định số 2601/QĐ – SGDĐT ngày 2 tháng 10 năm 2013 của Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Bình Dương ban hành.
Giáo dục KNS giúp trang bị cho học sinh những hiểu biết và kinh nghiệm thực tế để trải nghiệm trong đời sống. Giáo dục cho các em cách ứng phó với những thử thách như: Tai nạn, điện giật, bị ngộ độc, động vật cắn, bị xâm hại tình dục, phòng, chống các tệ nạn xã hội và mục đích quan trọng nhất, lâu dài đó là hình thành nhân cách cho học sinh, trong đó quan trọng nhất là giáo dục tình thân ái và các ứng xử văn hóa.
28 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 3506 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Công tác quản lý, chỉ đạo của hiệu trưởng nhằm tăng cường giáo dục kỹ năng sống cho học sinh thông qua các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
rực tiếp thường trực và thực hiện công tác ổn định trật tự giao thông khu vực cổng trường vào giờ đưa, rước học sinh.
Nhờ thực hiện các biện pháp trên mà trong năm học khu vực cổng trường an toàn, không có tai nạn giao thông xảy ra.
Ngoài việc chú trọng thực hiện nội dung trên thì nhà trường cũng thường xuyên hướng dẫn các em kỹ năng vui chơi, sinh hoạt đúng cách để không để xảy ra tai nạn. Công việc này được giao cho Tổng phụ trách Đội, nhân viên y tế và giáo viên chủ nhiệm phối hợp tuyên truyền, hướng dẫn, nhắc nhở các em thực hiện.
Ví dụ: Nhắc nhở học sinh không sờ tay vào lỗ ổ cắm điện; không leo lên lan can của nhà cao tầng; không xô đẩy nhau khi đi lên xuống cầu thang; không chơi dao, kéo và các đồ vật sắc nhọn …
Hướng dẫn học sinh lên, xuống cầu thang
Ví dụ: Giáo dục học sinh một số tình huống thường gặp trong trường như kỹ năng xử lý tình huống khi thấy bạn bị té chảy máu chẳng hạn. Gặp tình huống trên thì thứ nhất các em phải báo ngay cho thầy cô biết, thứ hai là phải khẩn trương đưa bạn vào phòng y tế. Như vậy khi gặp các tình huống này xảy ra vì các em đã học nên các em có thể xử lý được ngay.
Ngoài ra hàng tháng thì nhân viên y tế phối hợp cùng với tổng phụ trách Đội, giáo viên chủ nhiệm thực hiện việc tuyên truyền, giáo dục sức khỏe như: tuyên truyền về bệnh cúm H1N1, H5N1; dịch tay chân miệng; phòng tránh đuối nước; mặc quần áo phù hợp với thời tiết… với các hình thức như tuyên truyền dưới cờ, trong sinh hoạt Đội, sinh hoạt sao, tổ chức tập huấn 5 kỹ thuật sơ cấp cứu, phát tờ rơi …. cho học sinh. Chính qua việc thực hiện nội dung này giúp các em có một lượng kiến thức nhất định giúp các em có thể bảo vệ sức khỏe của cá nhân.
Tóm lại: Qua việc giáo dục sức khỏe, hướng dẫn các em vui chơi đúng cách, phòng chống tai nạn thương tích thì các em đã tiếp thu và thực hiện khá tốt các nội dung giáo dục. Trong các năm học vừa qua không xảy ra tai nạn thương tích nghiêm trọng trong trường; các em chấp hành khá tốt Luật giao thông; từng bước có hiểu biết và biết cách bảo vệ sức khỏe của bản thân …
Tăng cường công tác phối hợp giữa gia đình và nhà trường, xã hội trong việc giáo dục kỹ năng sống cho các em.
Phụ huynh học sinh là một thành tố không thể thiếu trong ba thành tố để thực hiện công tác giáo dục học sinh đó là Nhà trường – Gia đình – Xã hội.
Thực tế nhiều cha mẹ vì quá yêu thương mà bao bọc, làm hết tất cả mọi việc cho các em mà không biết rằng điều đó vô tình dẫn đến việc trẻ thiếu hụt kỹ năng sống, không biết cách tự phục vụ bản thân, đôi khi việc giáo dục kỹ năng sống cũng chưa được phụ huynh học sinh quan tâm đúng mức điều này khiến các em gặp phải khó khăn khi trưởng thành.
Vì vậy trong các cuộc họp phụ huynh học sinh lớp, họp phụ huynh học sinh trường cùng với việc triển khai các nội dung khác thì nhà trường đặc biệt chú ý đến vấn đề phối hợp để giáo dục kỹ năng sống cho các em. Có thể nói rằng gia đình là cái nôi giáo dục tối quan trọng để hình thành kỹ năng sống cho các em. Một số nội dung nhà trường trao đổi, phối hợp để phụ huynh thực hiện như:
Giáo viên chủ nhiệm gợi ý phụ huynh học sinh xây dựng và kiểm tra việc thực hiện thời gian biểu ở nhà : Trao đổi với phụ huynh học sinh về quy định thời gian biểu trong ngày cho các em. Giáo viên chủ nhiệm sẽ chịu trách nhiệm hướng dẫn các em thực hiện thời gian biểu phù hợp. Ví dụ thời gian biểu buổi sáng ngày bình thường của một học sinh như sáng 6 giờ dậy, đánh răng, rửa mặt, quét nhà, ăn sáng sau đó đi học … sẽ phối hợp theo dõi, động viên, nhắc nhở các em thực hiện theo thời gian biểu. Vào ngày thứ bảy, chủ nhật các em được nghỉ thì cùng với mẹ nhặt rau nấu cơm, các em học sinh lớp lớn hơn có thể cắm cơm phụ cha mẹ, chế biến một số món ăn đơn giản; dọn dẹp nhà cửa, lau bàn ghế …
Phối hợp giáo dục các em về các ứng xử văn hóa. Ví dụ như có khách đến nhà, hoặc đi chơi nhà người khác các em phải thưa người lớn tuổi hoặc đơn giản ở gia đình khi ăn cơm các em phải so đũa cho mọi người, cha mẹ ăn xong phải lấy tăm cho cha mẹ …
Phối hợp trong việc nêu gương: Kỹ năng sống thì không phải chỉ học trong nhà trường. Nhà trường chỉ quản lý học sinh trong thời gian ở trường còn khi ra đường, về nhà thì cha mẹ mới là người thầy thực sự. Một thực tế là ở trường, cô giáo dạy không được vứt rác bừa bãi mà phải cho vào thùng rác nhưng ngay trước mặt con, nhiều phụ huynh cầm cả bịch nước mía vừa uống xong vứt xuống đường; ở trường cô dạy không được vượt đèn đỏ tuy nhiên khi chở các em một số phụ huynh học sinh vượt đèn đỏ….. Vì vậy việc phối hợp với phụ huynh là cực kỳ quan trọng. Nhà trường và gia đình phải cùng chung tay chỉ bảo các em, đồng thời phụ huynh học sinh cũng phải là tấm gương cho các em noi theo.
Phối hợp trong việc tạo điều kiện cho các em tham gia các hoạt động ngoại khóa: Vận động cha mẹ học sinh hỗ trợ và đồng ý cho các em tham gia các hoạt động ngoại khóa vào các ngày nghỉ như ngày chủ nhật xanh, Hội khỏe Phù Đổng, biễu diễn văn nghệ, hưởng ứng các cuộc đi tham quan mà nhà trường tổ chức, hỗ trợ kinh phí cho việc khen thưởng, động viên các phong trào, phối hợp tổ chức lao động định kỳ….
Ngoài việc phối hợp với gia đình thì việc phối hợp với các ban ngành đoàn thể của xã để thực hiện giáo dục kỹ năng sống cho các em cũng được nhà trường chú trọng: Ví dụ phối hợp với Đoàn thanh niên xã để tổ chức các hoạt động vui chơi trong hè cho các em học sinh, tổ chức ngày chủ nhật xanh dọn dẹp khuôn viên trường; Phối hợp với trạm y tế của xã để tuyên truyền về các bệnh theo mùa, hướng dẫn học sinh 5 kỹ thuật sơ cấp cứu, khám sức khỏe định kỳ và tư vấn sức khỏe cho các em học sinh; …
Tóm lại: Công tác phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội góp phần quan trọng trong sự thành công của việc giáo dục KNS cho học sinh. Nhà trường phải xác định rõ mình là lực lượng then chốt trong công tác phối hợp này và để đạt được hiệu quả thì nhà trường phải có những định hướng cụ thể trong công tác phối hợp trong đó công tác tuyên truyền, vận động Ban đại diện cha mẹ học sinh, phụ huynh học sinh đóng vai trò tối quan trọng để thực hiện các mục tiêu đã đề ra. Ngoài ra cần phối hợp triệt để với các ban ngành đoàn thể ở địa phương trong đó cần trú trọng việc tham mưu lãnh đạo chính quyền địa phương để chỉ đạo các ban ngành đoàn thể giúp cho công tác phối hợp đạt hiệu quả cao hơn.
IV. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC:
Về phía nhà trường, giáo viên
Đội ngũ giáo viên nắm bắt khá đầy đủ nội dung GDKNS và từng bước biết vận dụng các phương pháp, hình thức tổ chức giáo dục thích hợp để hình thành cho học sinh thái độ, hành vi trong cuộc sống.
Hoạt động GDNGLL từng bước đa dạng về hình thức tổ chức, nội dung giáo dục sâu hơn và được tập trung khai thác với mục tiêu GDKNS cho học sinh.
Về phía phụ huynh học sinh
Thông qua các cuộc họp phụ huynh học sinh hoặc gặp gỡ trao đổi riêng thì phụ huynh học sinh đã nắm bắt rõ thêm sự cần thiết phải GDKNS cho các em và cách giáo dục phù hợp. Phụ huynh học sinh đã quan tâm hơn đến việc GDKNS cho con em của mình khi các em ở gia đình, phụ huynh không chỉ nhắc các em học văn hóa mà còn chú ý đến việc GDKNS cho các em.
Về phía học sinh
Thông qua các biện pháp giáo dục thì các em từng bước được bồi dưỡng thêm các kỹ năng sống.
Các em tự tin, chủ động khi tham gia các hoạt động tập thể; tham gia tích cực các hoạt động xã hội vì cộng đồng, hoạt động đền ơn đáp nghĩa…
Các em biết chăm sóc giữ gìn sức khỏe cho bản thân, biết giữ gìn vệ sinh cá nhân, vệ sinh lớp học, vệ sinh sân trường, đi vệ sinh đúng cách … góp phần làm cho khuôn viên trường, lớp học luôn sạch, đẹp, thoáng mát.
Các em biết tham gia giao thông đúng luật, vui chơi đúng cách không để xảy ra tai nạn thương tích…
Trong các năm học vừa qua thì 100% học sinh của nhà trường đều được xếp loại đạo đức thực hiện đầy đủ.
BÀI HỌC KINH NGHIỆM:
Phải có một bộ phận chuyên trách, theo dõi và thường xuyên kiểm tra đôn đốc việc thực hiện kế hoạch đã đề ra.
Phải tạo được sự hiểu biết trong nhận thức của giáo viên và các thành viên liên quan về giáo dục KNS. Phải làm mọi thành viên liên quan xác định rõ KNS không phải là những gì đó quá cao siêu, phức tạp . Cần giáo dục các em từ những việc hết sức đơn giản, gần gũi với các em,…. cần thực hiện kiên trì, quyết tâm từng bước trong suốt quá trình giảng dạy.
Giáo dục KNS không chỉ trên bài giảng, trên lý lý thuyết mà phải trú trọng thực hành để hình thành các kỹ năng cần thiết để xử lý nhanh các tình huống trong thực tế cuộc sống..
Phối hợp chặt chẽ với các bậc phụ huynh học sinh và các lực lượng xã hội khác trong việc giáo dục KNS cho các em.
KẾT LUẬN
Hình thành KNS cho học sinh chính là hình thành nhân cách cho các em. Vì vậy nội dung này cần được trú trọng thực hiện và giáo dục một cách thường xuyên, liên tục. Vai trò của Thầy, Cô là vô cùng quan trọng và với sự kết hợp hợp lý, nhuần nhuyễn giữa lý thuyết và thực tế tôi tin tưởng các em sẽ có những KNS theo mục tiêu của giáo dục và đào tạo.
Đề tài: Một số kinh nghiệm trong công tác quản lý, chỉ đạo của hiệu trưởng nhằm tăng cường giáo dục kỹ năng sống cho học sinh thông qua các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp tại Trường tiểu học Tân Hiệp – Phú Giáo – Bình Dương được thực hiện tại Trường tiểu học Tân Hiệp năm học 2012 – 2013, 2013 – 2014 với những kết quả đạt được, tôi tự thấy là có thể vận dụng những biện pháp này để thực hiện đối với các trường tiểu học trong huyện, trong tỉnh.
Qua thực tế quá trình quản lý, chỉ đạo thực hiện nội dung giáo dục kỹ năng sống cho học sinh thông qua các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp cùng với những kinh nghiệm của bản thân và sự nghiên cứu học hỏi đồng nghiệp, tôi nhận thấy phần trình bày trên còn có những hạn chế nhất định. Vì vậy tôi rất mong sự góp ý chân thành của các cấp lãnh đạo để cho đề tài của tôi ngày càng hoàn thiện hơn.
Tân Hiệp, ngày tháng năm 2014
Người viết
Trương Quốc Huy
Đề tài: Một số kinh nghiệm trong công tác quản lý, chỉ đạo của hiệu trưởng nhằm tăng cường giáo dục kỹ năng sống cho học sinh thông qua các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp tại Trường tiểu học Tân Hiệp – Phú Giáo – Bình Dương.
File đính kèm:
- GDKN song thong qua hoat dong ngoai gio len lop.doc