Đề tài Cơ sở khoa học của phương pháp dạy học tiếng việt ở tiểu học

Triết học Mác – Lênin là cơ sở phương pháp luận của phương pháp dạy học Tiếng Việt, nó quyết định phương hướng chung của phương pháp dạy học Tiếng việt. Nó giúp chúng ta hiểu được đối tượng của phương pháp dạy học Tiếng Việt một cách sâu sắc, trang bị cho chúng ta phương pháp nghiên cứu đúng đắn: xem xét các quá trình dạy học Tiếng Việt trong sự phát triển và trong mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau, trong sự mâu thuẫn và sự thống nhất, phát hiện những sự biến đổi số lượng dẫn tới những biến đổi chất lượng

Sau đây, chúng ta xem xét những luận điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin về ngôn ngữ và quá trình nhận thức có ảnh hưởng quan trọng, trực tiếp đối với phương pháp dạy tiếng, những luận điểm được xem như là những lí thuyết quan trọng để giải quyết các nhiệm vụ thực tiễn của việc dạy học Tiếng Việt.

 

doc6 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 16865 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Cơ sở khoa học của phương pháp dạy học tiếng việt ở tiểu học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
iao tiếp. Vì vậy phát triển lời nói là nhiệm vụ quan trọng nhất của việc dạy học tiếng trong nhà trường. Tất cả các giờ dạy Tiếng Việt, cả dạy đọc, viết, cả nghiên cứu ngữ pháp, từ ngữ… phải đi theo khuynh hướng này. HS phải ý thức được chức năng của ngôn ngữ, nắm vững các phương tiện, kết cấu và quy luật cũng như hoạt động hành chức của nó. HS cần hiểu rõ người ta nói và viết không phải chỉ để cho mình mà còn cho người khác, do đó ngôn ngữ cần chính xác, rõ ràng, đúng đắn, dễ hiểu. Đồng thời, vì ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp nên phải lấy hoạt động giao tiếp làm phương tiện để dạy và học Tiếng Việt. b. Ngôn ngữ luôn luôn gắn bó chặt chẽ với tư duy, “Ngôn ngữ là hiện thực trực tiếp của tư tưởng” (C.Mác). Ngôn ngữ là phương tiện của nhận thức lôgíc, lí tính. Chính trong các đơn vị và dạng thức ngôn ngữ có sự khái quát hóa, trừu tượng hóa. Tư duy của con người không thể phát triển nếu thiếu ngôn ngữ. Việc chiếm lĩnh ngôn ngữ nhằm tạo ra những tiền đề để phát triển tư duy. Từ đây người ta rút ra những kết luận có tính chất phương pháp: kiến thức, kĩ xảo ngôn ngữ phải được xem xét như là những yếu tố của phát triển tư duy, các hệ thống dạy học Tiếng Việt cần bảo đảm mối liên hệ giữa lời nói và tư duy. Phải thường xuyên luyện tập cho HS khả năng diễn đạt tư tưởng của mình bằng những hình thức ngôn ngữ khác nhau. Lời nói cần có nội dung, đó chính là tư duy. Trong dạy tiếng có thể đi từ tư duy đến ngôn ngữ, ví dụ từ một ý viết thành những câu khác nhau. Phương pháp dạy học không dựa vào sự phát triển tương hỗ giữa lời nói và tư duy là phương pháp sai lầm về phương diện triết học của mối quan hệ giữa ngôn ngữ và tư duy. c. Nhận thức luận của chủ nghĩa Mác – Lênin chỉ ra rằng: Con đường biện chứng của nhận thức chân lí đi qua hai giai đoạn: nhận thức cảm tính và nhận thức lí tính, đồng thời cũng chỉ ra thực tiễn là cội nguồn, động lực của nhận thức, cũng là tiêu chuẩn của chân lí, là đỉnh cao và mục đích cuối cùng của nhận thức. Đây là cơ sở của nguyên tắc trực quan trong dạy tiếng và cũng là cơ sở để đề cao nguyên tắc phải tính đến đặc điểm tiếng mẹ đẻ của HS trong quá trình dạy học Tiếng Việt. Khi nói về sự cần thiết của việc trẻ em nắm kiến thức ngôn ngữ một cách có ý thức, chúng ta không quên ý nghĩa của việc nhận thức các hiện tượng ngôn ngữ một cách cảm tính của chúng. Đứa trẻ nhận thức thế giới xung quanh một cách cảm tính, bằng mắt, bằng tai… gắn với màu sắc, âm thanh cụ thể. Do đó, nhiệm vụ đầu tiên của nhà trường trong dạy tiếng là phát triển những khả năng nhận thức cảm tính của trẻ em. Dạy tiếng phải dựa trên kinh nghiệm sống và kinh nghiệm lời nói của HS. Những quan sát và ấn tượng sống của trẻ em phải là cơ sở cho bài học Tiếng Việt. HS sẽ đi từ việc quan sát tiếng nói trong đời sống, thông qua việc phân tích tổng hợp để đi đến những khái quát hóa, những định nghĩa lí thuyết, những quy tắc và từ đó lại quay về thực tiễn giao tiếp lời nói sống động trong dạng nói và dạng viết. Kết quả là các em tiếp nhận được những mẫu lời nói và quy tắc ngôn ngữ một cách có ý thức. Cách làm việc như vậy của HS với tiếng mẹ đẻ trong nhà trường không chỉ tuân thủ những quy luật chung của quá trình nhận thức chân lí của loài người mà còn đáp ứng được những đòi hỏi của lí luận dạy học hiện đại. Đó là con đường nghiên cứu phát minh – khuynh hướng của phương pháp dạy học hiện đại nói chung, của dạy học Tiếng Việt nói riêng. 2. Cơ sở ngôn ngữ học và văn học Ngôn ngữ học nói chung, Tiếng Việt nói riêng có quan hệ mật thiết với phương pháp dạy học Tiếng Việt. Từ mối quan hệ này có ý kiến cho rằng phương pháp dạy học Tiếng Việt là ngôn ngữ học ứng dụng. Ngôn ngữ nói chung, Tiếng Việt nói riêng không chỉ tạo nên nền tảng của môn học Tiếng Việt. Lôgíc khoa học của ngôn ngữ quyết định lôgíc môn học Tiếng Việt. Phương pháp dạy học Tiếng Việt phải phát hiện được những quy luật riêng, đặc thù của dạy học Tiếng Việt. Chính khoa học ngôn ngữ quy định đặc thù này. Những hiểu biết về bản chất của ngôn ngữ, của Tiếng Việt có vai trò quan trọng trong việc định ra các nguyên tắc, nội dung và phương pháp dạy học Tiếng Việt. Ví dụ, từ bản chất tín hiệu của ngôn ngữ, dạy tiếng phải làm cho HS nắm được giá trị của từng yếu tố ngôn ngữ, tính hệ thống của ngôn ngữ là cơ sở để xây dựng các bài tập yêu cầu HS tìm các yếu tố khi biết một yếu tố khác, hoặc tìm quan hệ khi biết các yếu tố… Đó cũng là cơ sở để cung cấp từ theo chủ đề ở tiểu học v.v… Các bộ phận của Ngôn ngữ học ( bao gồm ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp, phong cách) có vai trò quan trọng trong việc xác định nội dung và phương pháp dạy học. Ngữ âm trong quan hệ qua lại với chữ viết là cơ sở của việc soạn thảo phương pháp dạy đọc, viết, cơ sở của việc hình thành kĩ năng đọc sơ bộ. Phương pháp tập viết dựa trên lí thuyết chữ viết. Những hiểu biết về từ vựng học cần thiết đối với việc tổ chức dạy từ trong nhà trường là cơ sở để xây dựng những bài tập phong phú với từ đồng nghĩa, trái nghĩa, với các nhóm từ theo chủ điểm, từ nhiều nghĩa, những sắc thái nghĩa, những nét nghĩa biểu cảm của từ… Từ pháp học và cú pháp học là cơ sở để tạo ra những biểu tượng về cấu trúc ngôn ngữ, và hệ thống của nó. Kiến thức ngữ pháp được sử dụng để hình thành kĩ năng, kĩ xảo trong dạy chính tả và dấu câu. Ngữ pháp quan trọng trong việc dạy phát triển lời nói và nó bảo đảm quan hệ giữa các từ, cụm từ vào việc viết câu đúng. Ngoài ra, gần đây, trong phương pháp dạy tiếng, người ta dựa nhiều hơn vào phong cách học. Ví dụ, ở tiểu học người ta dựa vào sự phân định ranh giới của ngôn ngữ hội thoại và ngôn ngữ viết để dạy nói cho HS. Tóm lại, Ngôn ngữ học nói chung, Việt ngữ học nói riêng quy định cả nội dung dạy học, trình tự sắp xếp nội dung môn học và cả phương pháp làm việc của thầy và trò trong giờ tiếng Việt. Bên cạnh Ngôn ngữ học còn có thể kể đến cơ sở văn học. Ví dụ, phương pháp đọc dựa trên lí thuyết văn học. HS cần chiếm lĩnh các văn bản văn chương và vì vậy mặc dầu không học những kiến thức lí luận văn học, việc đọc những bài văn, bài thơ ở tiểu học vẫn được xây dựng trên cơ sở của những quy luật chung nhất về bản chất của văn chương, tác phẩm văn học và sự tác động của nó đến người đọc. 3. Cơ sở giáo dục học Phương pháp dạy học Tiếng Việt là một bộ phận của khoa học giáo dục nên nó phụ thuộc vào những quy luật chung của khoa học này. Giáo dục học nói chung, Lí luận dạy học đại cương nói riêng cung cấp cho Phương pháp dạy học Tiếng Việt những hiểu biết về các quy luật chung của việc dạy học môn học. Có thể coi Phương pháp dạy học tiếng Việt là một khoa học sinh ra từ sự tích hợp biện chứng của Việt ngữ học và Lí luận dạy học đại cương. Mục đích của Phương pháp dạy học Tiếng Việt cũng như các khoa học giáo dục nói chung là tổ chức sự phát triển tâm hồn và thể chất của HS, chuẩn bị cho các em đi vào cuộc sống lao động trong xã hội mới. Quan hệ của Phương pháp dạy học Tiếng Việt với khoa học giáo dục thể hiện ở chỗ phương pháp dạy học tiếng được một hệ thống lí luận giáo dục tạo ra và làm cơ sở. Phương pháp dạy học Tiếng Việt hoàn toàn sử dụng các khái niệm, thuật ngữ của giáo dục học. Nó hiện thực hóa mục tiêu, nhiệm vụ giáo dục do giáo dục học đề ra – phát triển trí tuệ, hình thành thế giới quan khoa học, phát triển tư duy sáng tạo cho HS, giáo dục tư tưởng đạo đức, phát triển óc thẩm mĩ giáo dục tổng hợp và giáo dục lao động. Trong Phương pháp dạy học Tiếng Việt có thể tìm thấy các nguyên tắc cơ bản của Lí luận dạy học: nguyên tắc giáo dục và phát triển của dạy học, nguyên tắc vừa sức, nguyên tắc khoa học, nguyên tắc hệ thống, nguyên tắc gắn liền lí thuyết với thực hành, nguyên tắc trực quan, nguyên tắc tiếp cận cá thể và phân hóa trong dạy học… Phương pháp dạy học Tiếng Việt vận dụng những nguyên tắc này tuỳ theo những đặc trưng riêng của mình. Ví dụ nguyên tắc gắn liền lí thuyết với thực hành trong phương pháp dạy học Tiếng Việt đòi hỏi một hoạt động lời nói thường xuyên, biểu hiện ý nghĩa bằng lời nói, viết, cùng với việc thường xuyên vận dụng những hiểu biết lí thuyết vào giải bài tập. Nhiệm vụ phát triển lời nói đã quy định việc xây dựng chương trình Tiếng Việt mà tất cả các phân môn đều có mục đích phát triển bốn kĩ năng nghe, nói, đọc, viết. Thực hiện nguyên tắc trực quan trong giờ tiếng Việt không chỉ là việc chỉ sử dụng sơ đồ, bảng biểu, dùng chữ viết sẵn, phim ảnh mà còn là “trực quan lời nói”, bao gồm từ việc quan sát ngôn ngữ sống động đến việc dựa vào bài khóa trong khi nghiên cứu về ngữ âm, từ vựng, chính tả, ngữ pháp. Tài liệu trực quan cơ bản trong giờ học Tiếng Việt là Tiếng Việt văn hóa, Tiếng Việt trong những mẫu tốt nhất của nó: văn học dân gian, tác phẩm văn học Việt Nam và thế giới. Phương pháp dạy học Tiếng Việt chọn ở giáo dục học các hình thức tổ chức dạy học như bài học và các hình thức khác. Các phương pháp dạy học cơ bản – phương pháp bằng lời, phương pháp bài tập, phương pháp dạy học nêu vấn đề… đều có mặt trong giờ Tiếng Việt. 4. Cơ sở Tâm lí học và Tâm lí ngôn ngữ học Quan hệ của phương pháp dạy học Tiếng Việt và Tâm lí học, đặc biệt là tâm lí học lứa tuổi rất chặt chẽ. Không có kiến thức về quá trình tâm lí người nói chung và tâm lí trẻ em lứa tuổi tiểu học nói riêng thì không thể giảng dạy tốt và phát triển ngôn ngữ cho HS. Phương pháp dạy học Tiếng Việt vận dụng rất nhiều kết quả của Tâm lí học. Đó là các quy luật tiếp thu tri thức, hình thành kĩ năng, kĩ xảo. Thầy giáo cần biết, sản phẩm lời nói được sản sinh ra như thế nào, quá trình học được thiết lập từ những yếu tố nào, khái niệm ngữ pháp được hình thành ở trẻ em ra sao, vai trò của ngôn ngữ trong sự phát triển tư duy ra sao, kĩ năng nói, viết được hình thành như thế nào…? Tâm lí học đưa ra cho phương pháp những số liệu cụ thể về quá trình nắm lời nói, về việc nắm ngữ pháp. Những nghiên cứu tâm lí học cho phép xác định mức độ vừa sức của tài liệu học tập. Mặt khác, Tâm lí ngữ học đem lại cho phương pháp những số liệu về lời nói như một hoạt động, ví dụ như việc xác định tình huống nói năng, các giai đoạn sản sinh lời nói, tính hiệu quả sự tác động của lời nói trong giao tiếp giữa cá thể với nhiều người.

File đính kèm:

  • docCo so khoa hoc cua PP DH Tieng viet Tieu hoc.doc
Giáo án liên quan