Đề tài Chỉ đạo việc phát hiện học sinh và bồi dưỡng phụ đạo các môn học cho học sinh có sức học đuối để không còn học sinh yếu - Kém ở trường trung học phổ thông

 Nhiệm vụ chính trị trọng tâm của trường Trung học phổ thông là giảng dạy và giáo dục học sinh. Chất lượng giáo dục của một nhà trường được phản ánh qua nhiều mặt, nhưng quan trọng nhất là kết quả học tập các môn văn hóa của học sinh, là tỉ lệ học sinh được lên lớp, tỉ lệ học sinh đậu Tốt nghiệp THPT, tỉ lệ học sinh đậu vào các trường Đại học, Cao Đẳng.

doc26 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 2746 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Chỉ đạo việc phát hiện học sinh và bồi dưỡng phụ đạo các môn học cho học sinh có sức học đuối để không còn học sinh yếu - Kém ở trường trung học phổ thông, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tôi có kế hoạch kiểm tra giáo án, kiểm tra việc chấm chữa bài cho học sinh. Sau mỗi tháng, Ban chuyên môn ra đề cho học sinh thi sát hạch, thống kê chất lượng bài kiểm tra để nắm được việc dạy của giáo viên cũng như kết quả học của học sinh. Đặc biệt chúng tôi đặt ra yêu cầu với giáo viên là trong khi soạn bài phải thể hiện rõ được sự đổi mới về phương pháp. Giáo viên phải nắm được các chỗ hổng kiến thức của học sinh để tập trung bù đắp, bổ sung kiến thức. Không tạo không khí căng thẳng, không có lời lẽ nặng nề với các em trong giờ dạy. - Trong một tiết dạy giáo viên phải cho tất cả học sinh hoạt động cho dù là học sinh yếu hay giỏi bằng nhiều cách để các em tham gia vào hoạt động học tránh tình trạng để học sinh ngoài lề. Ví dụ : Trong một tiết học đến phần bài tập giáo viên phân loại từng đối tượng học sinh . Bài tập 1 cho nhóm yếu làm, bài tập 2 cho nhóm trung bình, bài tập 3 cho nhóm khá giỏi như vậy mới hy vọng khắc phục dần tình trạng học sinh yếu. Nếu giáo viên cứ cho học sinh hoạt động bình thường thì học sinh yếu không biết gì và thậm chí bỏ học vì chán nản. - Học sinh hổng kiến thức ở đâu giáo viên phải có kế hoạch ôn tập bổ sung ở đó. - Phân công học sinh khá giỏi giúp đỡ học sinh yếu kém ở trường, lớp. Tạo ra các nhóm học tập trong các nhóm có cả học sinh khá giỏi và học sinh yếu. - Động viên, tuyên dương kịp thời học sinh có tiến bộ. Qua kết quả khảo sát hàng tháng, giáo viên phụ đạo dễ dàng xác định được sự tiến bộ của học sinh trong học tập, phát hiện những yếu kém, tồn tại của học sinh, uốn nắn những sai sót, từ đó định hướng cho việc soạn giảng phụ đạo học sinh yếu kém được hiệu quả hơn. IV. KẾT QUẢ Tiến hành đồng bộ việc tăng tiết dạy bộ môn ngay trong thời khoá biểu học chính khoá của học sinh và thời khoá biểu phụ đạo chéo buổi bắt buộc, có kế hoạch chỉ đạo cụ thể, có kiểm tra, giám sát chặt chẽ, có sự quan tâm của gia đình – nhà trường – xã hội và trên hết là sự nhiệt tâm của Thầy, sự nỗ lực của Trò, kết quả học tập của học sinh được nâng lên rõ rệt. Có thể thấy rõ qua bảng kết quả xếp loại học lực của học sinh trường THPT xxx qua các kỳ trong năm học 2011 – 2012 (sĩ số không đổi do số HS nghỉ học là: 12 HS, bằng số HS chuyển đến ở học kỳ II) Ngoài ra: - Nhờ chất lượng giáo dục đại trà tăng nên tình hình đạo đức học sinh có phần chuyển biến, hiện tượng học sinh cá biệt giảm dần, số học sinh giỏi, học sinh tiên tiến hàng năm được tăng lên. Nề nếp học tập của học sinh được củng cố tốt. Tình trạng học sinh bỏ học giữa chừng vì học kém giảm. - Giảm bớt tình trạng học thêm tràn lan của học sinh ( Qua theo dõi, có một số học sinh có học lực trung bình nghỉ học thêm ở ngoài vì hầu như bài tập ở SGK đã được giáo viên hướng dẫn giải trong các tiết tăng của bộ môn và học sinh còn được củng cố lại kiến thức trong các giờ học phụ đạo ). - Phụ huynh học sinh phấn khởi, tin tưởng vào công tác giáo dục và đào tạo của nhà trường, tích cực đôn đốc, tạo điều kiện thuận lợi, dành thời gian cho con em ôn luyện, học tập. Ngoài ra, nhờ những kết quả của nhà trường đạt được như trên, uy tín của nhà trường đối với Đảng, chính quyền và nhân dân địa phương được nâng lên rõ rệt. Nhân dân địa phương đã tin tưởng vào việc dạy dỗ của các thầy cô giáo ở trường; vào sự tổ chức quản lý của Ban giám hiệu. Phụ huynh học sinh, các vị mạnh thường quân đã có niềm tin vào nhà trường, ủng hộ tích cực vào việc xây dựng cơ sở vật chất, góp phần xây dựng quỹ : “Khuyến học” dùng trong công tác khen thưởng cho những giáo viên và học sinh có thành tích trong dạy và học, cho học sinh yếu kém có sự tiến bộ trong học tập. Các phần thưởng tuy giá trị vật chất chưa cao, nhưng đó là cả một sự động viên cổ vũ lớn cho Thầy và Trò trong nhà trường. V. BÀI HỌC KINH NGHIỆM: Làm thế nào để nâng cao chất lượng giáo dục? là một câu hỏi đặt ra cho những người thầy tận tâm với nghề giáo trong thời điểm hiện nay, khi chúng ta đã áp dụng nhiều biện pháp nhưng vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu của xã hội, của nhà trường, của bộ môn. Để thành công trong công tác phụ đạo học sinh yếu kém, nhà trường phải biết huy động mọi nguồn lực của xã hội để cùng làm cho hiệu quả. Phải xác định: Mỗi thầy cô giáo phải có trách nhiệm giúp đỡ học sinh yếu kém để các em này cải thiện tình hình học tập của mình một cách tốt nhất (Dạy học là dạy cho người chưa biết để họ được biết). Từ kinh nghiệm phụ đạo, giúp đỡ học sinh yếu kém ở đơn vị mình công tác, chúng tôi nhận thấy rằng: Việc tìm rõ nguyên nhân để phụ đạo, giúp đỡ học sinh yếu kém giúp các em sớm lấy lại căn bản, hoà nhập được với tập thể lớp để lĩnh hội tri thức là một vấn đề hết sức quan trọng, là nhu cầu cấp bách của mọi trường học. Trong công cuộc đổi mới đất nước hiện nay, yếu tố con người được đặc biệt coi trọng. Chính vì vậy tiềm năng trí tuệ cũng như sức mạnh tinh thần của con người là vấn đề cấp thiết. Qua thực tế chỉ đạo việc phụ đạo, giúp đỡ học sinh yếu kém ở trường chúng tôi rút ra một số kinh nghiệm đó là: - Trước hết người làm công tác quản lí phải nhận thức sâu sắc về tầm quan trọng và ý nghĩa, tính cấp thiết của vấn đề phụ đạo, giúp đỡ học sinh yếu kém, phải đề ra được biện pháp chỉ đạo đúng đắn, nắm vững thực tế học sinh của đơn vị mình để có kế hoạch tổ chức hiệu quả. - Ban giám hiệu thực sự đoàn kết, nhất trí, gương mẫu, từ đó xây dựng được một tập thể sư phạm đoàn kết, nhất trí cao, tương thân, tương ái, nhiệt tình, tâm huyết với nghề. Có nhận thức đúng đắn về đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước. Biết đặt lợi ích của tập thể, của học sinh lên trên lợi ích cá nhân. - Xây dựng được đội ngũ giáo viên có năng lực vững vàng về chuyên môn, nhận thức chính trị đúng đắn, nhiệt tình gắn bó, có trách nhiệm cao đối với học sinh và nhiệm vụ được giao. - Kế hoạch phụ đạo, giúp đỡ học sinh yếu kém phải được xây dựng sát với tình hình thực tế của đơn vị theo từng năm học. Ban giám hiệu phải biết lựa chọn đội ngũ giáo viên nòng cốt, có kinh nghiệm đảm nhiệm công tác phụ đạo, giúp đỡ học sinh yếu kém, biết động viên khuyến khích để những giáo viên được đảm nhiệm công tác này nhiệt tình, tâm huyết với công việc của mình và làm việc với tinh thần trách nhiệm cao nhất. - Ban giám hiệu phải làm tốt công tác tham mưu với chính quyền địa phương. với phụ huynh học sinh về công tác phụ đạo, giúp đỡ học sinh yếu kém, biết tổ chức, phối kết hợp các lực lượng giáo dục trong xã hội, giúp cho họ hiểu sự nghiệp giáo dục là của toàn Đảng, toàn dân chứ không phải riêng của ngành giáo dục. - Ban giám hiệu và giáo viên phụ đạo học sinh yếu kém phải nắm bắt được nguyện vọng, tâm tư, hoàn cảnh của các em học sinh học lực yếu kém, có như vậy mới tạo được mối liên hệ gắn bó giữa Thầy và Trò, từ đó giáo viên mới tạo được niềm tin cho học sinh, cổ vũ các em phấn đấu vươn lên. VI. KẾT LUẬN: Học sinh yếu kém là một tồn tại khách quan, một phần do giáo viên chưa quan tâm đúng mức, chưa giúp đỡ kịp thời nên các em bị hổng kiến thức cơ bản. Một phần là do các em không thích học, không biết cách học dẫn đến ngày một tụt hậu so với trình độ chung của lớp…. Không kể nguyên nhân do đâu, giúp đỡ học sinh yếu kém là việc làm cần thiết, không nóng vội, phải có lộ trình hợp lý, có biện pháp hiệu quả và kịp thời, phải tìm hiểu nguyên nhân, phân loại và có kế hoạch riêng cho những đối tượng học sinh yếu kém.. Phụ đạo cho học sinh yếu kém trong nhà trường là việc làm hết sức tế nhị và đòi hỏi có nhiều công sức, sự yêu thương tận tụy, sự nỗ lực của thầy và trò. Có thể nói giáo viên là yếu tố quyết định về kết quả phụ đạo học sinh yếu kém. Nếu có được những thầy cô tâm huyết, có kinh nghiệm dạy học sinh yếu kém, tận tụy, yêu thương học sinh thì kết quả mới khả quan được. Trong nhà trường phổ thông, đề ra biện pháp tổ chức và chỉ đạo công tác phụ đạo, giúp đỡ học sinh yếu kém là một trong những việc then chốt trong quản lý hoạt động Dạy và Học. Người Hiệu trưởng có năng lực quản lý bao giờ cũng coi trọng công tác này vì đó là một trong những nhân tố chủ yếu nâng cao chất lượng giáo dục đại trà của nhà trường phổ thông. C. Mác đã định nghĩa quản lý như là : "Lao động để điều khiển lao động". Trong quá trình tổ chức thực hiện, phải đề ra được các chương trình, các kế hoạch phù hợp với điều kiện khách quan cũng như chủ quan của nhà trường, đồng thời phải tham mưu tốt, động viên, khen thưởng kịp thời để mọi người tích cực tham gia, hoàn thành tốt công tác phụ đạo, giúp đỡ học sinh yếu kém. Có thể nói biện pháp tổ chức và chỉ đạo công tác phụ đạo học sinh yếu kém của chúng tôi đã trình bày ở trên trong năm học này góp phần “Tạo dựng môi trường học tập: dân chủ, thân thiện, hợp tác, cộng tác, thuận lợi, an toàn và lành mạnh” ( Tiêu chí 13-Tiêu chẩn 3- Chuẩn Nghề nghiệp giáo viên THCS, THPT ). Trên đây là một số kinh nghiệm nhỏ nhưng rất quí báu trong công tác quản lý chỉ đạo, tổ chức phụ đạo, giúp đỡ học sinh yếu kém ở vùng kinh tế còn khó khăn như trường chúng tôi. Vì thời gian và năng lực có hạn. Nội dung đề tài chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót. Bản thân rất mong được sự bổ sung góp ý kiến của quý cấp lãnh đạo và quý Thầy cô đồng nghiệp. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Hệ thống văn bản pháp luật mới về giáo dục đào tạo dành cho Hiệu trưởng và lãnh đạo trường học. ( Nhà xuất bản Thống kê ) 2. Những bài giảng về quản lý trường học - Tập III. (Hà Sĩ Hồ - Lê Tuấn - Nhà xuất bản Giáo dục 1987 ) 3. Quá trình sư phạm và chất lượng đào tạo.(Giáo sư: Hà Thế Ngữ - Nghiên cứu giáo dục số 5 năm 1985) 4. Văn kiện Hội nghị Trung ương II khoá VIII (Tạp chí) MỤC LỤC Trang I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI. 1 II. THỰC TRẠNG TRƯỚC KHI THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP CỦA ĐỀ TÀI. 3 III. NỘI DUNG ĐỀ TÀI. 5 1. Cơ sở lý luận 5 2. Cơ sở thực tiễn 6 3. Nội dung, biện pháp thực hiện các giải pháp của đề tài 7 3.1. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng học sinh học tập yếu kém 7 3.2. Một số biện pháp để nâng cao chất lượng dạy phụ đạo 3.3. Việc quản lý, kiểm tra, động viên của Ban giám hiệu 9 17 IV. KẾT QUẢ. 18 V. BÀI HỌC KINH NGHIỆM. 20 VI. KẾT LUẬN. 21 TÀI LIỆU THAM KHẢO 23 MỤC LỤC 24

File đính kèm:

  • docSK Cap 2 cdao viec phat hien hs va bduong phu dao cac mon hoc cho hs co suc hoc kem de khong con hs yeukem o truong Cap II.doc