Qua thực tế, việc học tập môn Địa lí lớp 6 trong nhà trường, phần tính khoảng cách trên bản đồ so với khoảng cách ngoài thực địa. Bản thân chúng em và các bạn học sinh trong lớp 6a đã gặp rất nhiều khó khăn ,lúng túng trong cách quy đổi độ dài, kể cả các bạn là học sinh khá, giỏi. Ở các bài tập về kiến thức đổi đơn vị đo độ dài, chúng em còn rất hay nhầm lẫn nhất là kiến thức chuyển đổi từ 2 đơn vị đo chuyển sang 1 đơn vị đo. Nên bài làm chưa đạt kết quả cao.
Từ thực tiễn trên, bản thân chúng em đã cố gắng tìm ra một số biện pháp kết hợp giữa 2 môn Toán học - Điạ lí để giúp các bạn học sinh lớp 6A hạn chế những sai sót khi thực hành các bài tập về đổi các đơn vị đo độ dài trong chương trình học nhằm đạt hiệu quả cao, giúp các bạn thành thạo kĩ năng chuyển đổi các đơn vị đo độ dài.
5 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 3068 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Cách chuyển đổi đơn vị đo độ dài trong việc giải bài tập địa lí lớp 6, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BẮC GIANG
Phòng giáo dục và đào tạo: Lạng Giang
Trường : THCS Đại Lâm
Địa chỉ : Trường THCS Đại Lâm - Lạng Giang - Bắc Giang
Điện thoại : 02403836007
Email : c2dailamlg.bacgiang@moet.edu.vn
Họ tên nhóm học sinh :
1. Giáp Thị Yến - Trưởng nhóm
2. Nguyễn Thị Huyền Trang - Thành viên
3. Nguyễn Thị Thu Phương - Thành viên
1/Tên tình huống dự thi:
“CÁCH CHUYỂN ĐỔI ĐƠN VỊ ĐO ĐỘ DÀI
TRONG VIỆC GIẢI BÀI TẬP ĐỊA LÍ LỚP 6”
2/Mục tiêu giải quyết tình huống:
Qua thực tế, việc học tập môn Địa lí lớp 6 trong nhà trường, phần tính khoảng cách trên bản đồ so với khoảng cách ngoài thực địa. Bản thân chúng em và các bạn học sinh trong lớp 6a đã gặp rất nhiều khó khăn ,lúng túng trong cách quy đổi độ dài, kể cả các bạn là học sinh khá, giỏi. Ở các bài tập về kiến thức đổi đơn vị đo độ dài, chúng em còn rất hay nhầm lẫn nhất là kiến thức chuyển đổi từ 2 đơn vị đo chuyển sang 1 đơn vị đo. Nên bài làm chưa đạt kết quả cao.
Từ thực tiễn trên, bản thân chúng em đã cố gắng tìm ra một số biện pháp kết hợp giữa 2 môn Toán học - Điạ lí để giúp các bạn học sinh lớp 6A hạn chế những sai sót khi thực hành các bài tập về đổi các đơn vị đo độ dài trong chương trình học nhằm đạt hiệu quả cao, giúp các bạn thành thạo kĩ năng chuyển đổi các đơn vị đo độ dài.
3/Tổng quan về các nghiên cứu liên quan đến việc giải quyết tình huống:
Tính cần thiết giải quyết tình huống:
Khi học đến tiết 3, tiết 20 môn địa lí 6 Thầy giáo yêu cầu làm bài tập về tính khoảng cách trên bản đồ so với khoảng cách ngoài thực địa đã có rất nhiều bạn xung phong lên làm nhưng kết quả là chỉ có 2 bạn trong lớp làm được vì các bạn còn lại chưa biết cách chuyển đổi độ dài.
-Trong phạm vi của tình huống này e chỉ xin đưa ra cách chuyển đổi đơn vị đo độ dài ứng dụng trong việc chuyển đổi khoảng cách từ bản đồ sang khoảng cách ngoài thực địa và ngược lại
- Dựa trên cơ sở tính toáậícc bạn học sinh sẽ rèn luyện khả năng tư duy tính toán, thành thạo các kỹ năng chuyển đổi.
4/ Giải pháp giải quyết tình huống:
Nhóm chúng em tự nghiên cứu sách giáo khoa, xem lại các kiến thức đã học. Đặc biệt là kiến thức Toán học lớp 5, sưu tầm kiến thức trong sách, báo, mạng internet…
Nhờ trợ giúp từ các thày cô giáo đặc biệt là thày cô bộ môn địa lí và toán học.
Đưa tình huống ra trước lớp nhờ các bạn trợ giúp.
5/ Thuyết minh tiến trình giải quyết tình huống:
Đối với loại bài tập đo và chuyển đổi độ dài này, chúng ta nhớ lại bảng đơn vị đo độ dài mối quan hệ giữa 2 đơn vị đo liền kề các bạn có thể nhớ lại quan hệ giữa 2 đơn vị đo cách nhau 1 đơn vị ( gấp kém nhau 100lần); 2 đơn vị đo cách nhau 2đơn vị ( gấp kém nhau 1000 lần). Các bài tập này chúng ta phải thực hành theo 2 dạng sau:
Dạng 1: Đổi từ đơn vị lớn ra đơn vị bé
(Trường hợp này áp dụng cho các bài tập yêu cầu đổi từ khoảng cách trên thực địa sang khoảng cách trên bản đồ).
- Có 2 trường hợp chuyển đổi:
TH1: - Số đo phải chuyển đổi là số tự nhiên
Ví dụ : 135m = …cm ; 15km = …cm
TH 2 : - Số đo phải chuyển đổi là số thập phân
Ví dụ: 3,5 km = …cm; 0,15m = ... cm
Ở các trường hợp này các bạn cần nắm vững quan hệ giữa 2 đơn vị chuyển đổi rồi vận dụng các kiến thức về nhân nhẩm một số tự nhiên với 10,100,1000,…đã học ở môn Toán để tìm kết quả.
Như vậy các bạn muốn thành thạo cách chuyển đổi các đơn vị đo độ dài thì luôn phải củng cố các quy tắc nhân nhẩm đã học. chú ý các kiến thức nhân 1 số thập phân với 10,100,1000,…
Dạng 2: Đổi từ đơn vị bé sang đơn vị lớn
(Trường hợp này áp dụng cho việc làm các bài tập đổi từ khoảng cách trên bản đồ sang khoảng cách ngoài thực địa).
Đối với dạng này học sinh phải nắm vững mối quan hệ giữa các đơn vị đo trong bảng và đồng thời các em cần phải nắm vững kiến thức đã học( SGK Toán 5 trang 44,45)
- Đổi từ danh số đơn sang danh số đơn:
Ví dụ : 31cm = … km
Cách 1; 31 cm = km = 0,00031 km (vì 1cm = km)
Cách 2: Chuyển dấu phẩy sang trái 31 cm = … km
Ta thấy 1cm= 0,0001km nên 31cm= 31x 0,0001= 0,0031km ( quy tắc nhân 1 số TP với 0,1, 0,01, 0,001,… )
Cách 3 : Dùng bảng
31cm = ? km
km
hm
dam
m
Kết quả đổi
0
0
3
1
0,0031 km
Đối với việc dùng bảng các bạn cần:
+ Xác định khung các đơn vị đổi của toàn bộ bài tập
+ Xác định yêu cầu bài tập cần đổi ra đơn vị nào ( mỗi đơn vị ứng với một hàng, cứ mỗi chữ số hàng tiếp theo gắn 1 đơn vị liền trước nó, nếu thiếu chữ số thì tiếp tục viết chữ số 0 cho đến đơn vị cần đổi).
Bên cạnh những biện pháp thực hiện như trên, các bạn cần có sự say mê hứng thú trong học địa lí và toán. Để tạo sự hứng thú, say mê trong học tập, chúng em còn tổ chức thi làm bài nhanh và đúng trong các tiết học theo cá nhân, theo tổ nhóm. Nhờ thày giáo dạy bộ môn địa lí chấm bài những bạn làm nhanh, đúng tuyên dương trước lớp để kích thích các bạn trong học tập, góp phần nâng cao chất lượng bộ môn.
6. Ý nghĩa của việc giải quyết tình huống:
Trong quá thực nghiệm, bản thân chúng em đã vận dụng linh hoạt các biện pháp trên trong việc làm các bài tập địa lí ở lớp 6A trường THCS Đại Lâm và đã đạt được một số kết quả như sau:
-Những bài tập tính khoảng cách ở các bài số 3, bài số 6, bài số 13, bài số 16, bài số 17.3/4 các bạn trong lớp đã làm được trong đó có 5 bạn làm rất tốt.
Kết quả học tập môn Địa lí lớp 6A
Tổng số HS
Đầu kỳ I
Cuối kỳ I
27
số hs biết đổi độ dài
số hs chưa biết đổi độ dài
số hs biết đổi độ dài
số hs chưa biết đổi độ dài
2
25
20
5
Qua đây chúng em thấy việc áp dụng rộng rãi các phương pháp chuyển đổi
độ dài trên cho việc học tập môn địa lí lớp 6 là cần thiết.
Trên đây là tình huống nhỏ mà bản thân chúng em đã vận dụng kiến thức liên môn Địa lí – Toán học vào giải quyết và đem lại hiệu quả rõ rệt.
Trong việc vận dụng và trình bày còn nhiều thiếu sót, thiếu các cơ sở khoa học, Vậy chúng em rất mong được sự góp ý của các thày cô giáo, của các anh,chị và các bạn học sinh nhằm để việc giải quyết tình huống này được hiệu quả hơn .
Thay mặt nhóm em xin chân thành cảm các ý kiến đóng của các thày cô và các bạn./.
Trưởng nhóm : Giáp Thị Yến
File đính kèm:
- KIEN THUC LIEN MON DIA TOAN.doc