Đề tài Các quy luật tác động đến phân hóa lãnh thổ tự nhiên Việt Nam

Đất nước Việt Nam tuy có diện tích không rộng (329.414,5 km2) nhưng thiên

nhiên lại rất phong phú và đa dạng. Thiên nhiên thay đổi rõ rệt từBắc vào Nam, từ

Đông sang Tây, từthấp lên cao hình thành nên nhiều đơn vị địa lý tựnhiên các

cấp. Các tổng thểlãnh thổtựnhiên đó không phải được hình thành một cách ngẫu

nhiên mà là kết quảcủa sựphân hóa khách quan của các quy luật tựnhiên.

pdf14 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 4300 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Các quy luật tác động đến phân hóa lãnh thổ tự nhiên Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n ra một số đơn vị như địa máng Tây Bắc mà ranh giới phía Nam là đứt gãy sông Mã, địa máng Sầm Nưa – Sông Cả mà ranh giới phía Nam là đứt gãy sông Cả, địa máng Trường Sơn và địa khối KonTum. Cũng phải nói thêm rằng, Việt Nam cũng là nơi gặp gỡ của nhiều địa cấu trúc, vì thế ngoài hai đơn vị lớn của nền Hoa Nam – Bắc Việt Nam và địa máng Đông Dương, địa máng Miến – Thái – Mã Lai cũng chạy qua lãnh thổ Việt Nam ở phía Tây đường đứt gãy Điện Biên – Lai Châu và ở phía Nam Hậu Giang. Vì thế, nếu việc phân chia ra các đơn vị nhỏ thì tương đối dễ đồng nhất, nhưng khi gộp các đơn vị ấy thành hệ thống kiến tạo lớn hơn thì gặp nhiều khó khăn. 4. Quy luật phân hóa theo đai cao Do lịch sử phát triển địa chất – kiến tạo, nhất là ảnh hưởng của vận động nâng lên tân kiến tạo, 3/4 lãnh thổ Việt Nam là đồi núi chia cắt sâu và dày, trong đó đến hơn một nửa cao trên 500m, quy luật phân hóa theo đai cao đã phát huy tác dụng mạnh mẽ. Có thể nói ở Việt Nam, quy luật đai cao phản ảnh một cách cụ thể tác động tương hỗ giữa quy luật phân hóa không gian như quy luật địa đới, quy luật địa ô, quy luật kiến tạo – địa mạo. Có thể nói, mỗi khối núi có một hệ thống Nhóm 1: Các quy luật tác động đến phân hóa lãnh thổ tự nhiên Việt Nam - 9 - đai cao riêng, tùy thuộc vào độ cao tuyệt đối, vào vị trí của khối núi trong một đới, á đới, một địa ô, á địa ô nào đó, vào lịch sử phát triển của khối núi và vào đặc điểm hình thái của nó. Đai cao địa lý là một địa tổng thể, trong đó các thành phần khí hậu, thổ nhưỡng, sinh vật và các thành phần khác của tự nhiên đều có mối quan hệ chặt chẽ, nhưng có ý nghĩa quyết đinh nhất vẫn là các điều kiện nhiệt – ẩm. Tuy nhiên nguyên nhân hình thành các điều kiện nhiệt - ẩm của các đai cao có khác so với các đới ngang cùng tên. Sự giảm cân bằng bức xạ khi lên cao chủ yếu do sự gia tăng của phát xạ sóng dài của mặt đất, khác hẳn với sự giảm cân bằng bức xạ theo vĩ độ, chủ yếu do giảm sút của bức xạ sóng ngắn của Mặt trời. Sự tăng ẩm khi lên núi một mặt do tác dụng bức chắn gây mưa của địa hình, một mặt do sự áp thấp của nhiệt độ làm hơi nước dễ ngưng tụ trong khi đó sự tăng ẩm ở các vĩ độ thấp chủ yếu do mưa đối lưu nhiệt. Việc xác định số lượng, tính chất và giới hạn của các đai cao đều phải dựa vào điều kiện nhiệt - ẩm thông qua các chỉ số nhiệt ẩm, các kiểu thảm thực vật - thổ nhưỡng. Nên việc khử mùa đông và lấy đặc điểm khí hậu mùa hạ (là mùa dài nhất) có ý nghĩa quyết định nhất đến sự phát sinh và phát triển của các điều kiện địa lý tự nhiên Việt Nam, đồng thời cũng là mùa mà sự phân hóa đai cao là đồng nhất trên khắp đất nước. Lấy đặc điểm mùa hạ để xác định ranh giới, ta có thể có một ranh giới chung, thống nhất cho các đai cao trên toàn bộ các khối núi. Còn tác động của mùa đông thì liên quan nhiệt độ trung bình năm cũng sẽ được xét ở cấp thấp hơn cấp á đai. Tóm lại, ta sẽ có một hệ thống đao cao thống nhất cho toàn quốc, chỉ đến hệ thống á đai, ta mới có sự phân hóa cụ thể cho từng đới, từng khu địa lý tự nhiên. Với quan điểm như trên có thể phân ra ở Việt Nam ba đai cao với nhiều á đai là: - Đai nội chí tuyến chân núi từ 0 đến 600m. - Đai á nhiệt đới trên núi, từ 600 đến 2600m. - Đai ôn đới trên núi từ 2600 trở lên. - Đai nội chí tuyến khô đến ẩm ướt chân núi từ 0 đến 600m: Có đặc điểm là mùa hạ nóng, với nhiệt độ trung bình tháng trên 25oC, thỏa mãn yêu cầu về nhiệt cao của các loài cây nhiệt đới và xích đạo. Ta có thể lấy 300m làm ranh giới á đai, vì chỉ dưới độ cao đó mới không có mùa đông rét (có nhiệt độ trung bình tháng Nhóm 1: Các quy luật tác động đến phân hóa lãnh thổ tự nhiên Việt Nam - 10 - xuống dưới 150C) tai hại cho cây nhiệt đới. Như thế đai nội chí tuyến chân núi có thể chia nhỏ thành 3 á đai: • Á đai 0 - 10m: - Miền Bắc cũng không có mùa đông rét. - Miền Nam nóng quanh năm • Á đai 100 - 300m : - Miền Bắc có nơi đã có mùa đông rét. - Miền Nam mùa nóng đã giảm sút. • Á đai 300 - 600m: - Miền Bắc nhiều nơi có mùa đông rét. - Miền Nam mùa nóng giảm đến một nửa. - Đai á nhiệt đới hơi ẩm ướt trên núi từ 600-2600m: Với cách xác định như trên cũng có đặc tính thống nhất chung là có mùa hạ mát dưới 250C. Ngoài ra đai á nhiệt đới cũng ít có sự biến động địa phương hơn là đại nội chí tuyến chân núi, không có tương quan nhiệt - ẩm kiểu khô hoặc hơi khô. Từ 1600m trở lên cũng ít có sự phân hoá sâu sắc theo vĩ độ. Sở dĩ như vậy là vì bề dày của luồng gió mùa Đông Bắc trung bình chỉ khoảng 1500m, bên trên thường lại có các luồng gió nhiệt đới trên cao. Đai á nhiệt đới trên núi có thể phân nhỏ thành một số á đai: + Á đai 600m - 1000m: Tại miền Nam, á đai này còn mang nhiều tính chất chuyển tiếp, do số tháng trên 200C chiếm đa số tuyệt đối, còn tại miền Bắc, tính chất chuyển tiếp vẫn còn thể hiện ở nhiệt độ mùa đông cao hơn ở vòng á nhiệt đới ngang (thí dụ: Tại Aten, vĩ độ 37058’B mùa đông xuống dưới 100C). Các loài cây nhiệt đới dễ tính cũng như đất feralit đỏ vàng còn có thể xuất hiện trong á đai này. + Á đai 1000m - 1600m: Ở miền Bắc đây là á đai nhiệt đới điển hình, còn ở miền Nam quanh năm nhiệt độ xấp xỉ nhiệt độ các mùa xuân thu ở vòng á nhiệt đới. Trong á đai thực bì và thổ nhưỡng mang sắc thái á nhiệt đới rõ rệt, các loài Dẻ, Re chiếm ưu thế tuyệt đối trên đất vàng á nhiệt đới nhiều mùn. + Á đai 1600m - 2600m: Á đai này có tính chất chuyển tiếp lên đai ôn đới do không còn tháng nào trên 200C, tháng nóng nhất cũng xấp xỉ nhiệt độ mùa hạ ôn đới. Tuy nhiên mùa đông vẫn chưa lạnh bằng mùa đông ôn đới. Đây là á đai rừng rêu trên đất mùn alit và khí hậu lạnh và ẩm ướt quanh năm. - Đai ôn đới hơi ẩm ướt trên núi từ 2600m trở lên: Đai này chỉ phát triển hạn chế tại một số núi cao trên dưới 3000m ở miền Bắc Việt Nam (Pusilung, Hoàng Liên Sơn), vì ở miền Nam, đỉnh cao nhất vẫn đến 2600m ( Ngọc Lĩnh: Nhóm 1: Các quy luật tác động đến phân hóa lãnh thổ tự nhiên Việt Nam - 11 - 2598m). Quanh năm rét dưới 150C, mùa đông xuống dưới 100C. Thực vật ôn đới chiếm đa số tuyệt đối. Cây lá rộng có các loài Đỗ Quyên, cây lá kim có 2 loài đặc biệt chỉ xuất hiện 2600m trở lên như Thiết Sam, Lãnh Sam. Đặc biệt từ 2800m họ tre trúc lùn chiếm ưu thế, có nơi tạo thành một thảm thấp 20 - 30cm dày đặc. Những á đai nếu có không phụ thuộc vào nhiệt độ mà chủ yếu do địa hình và thổ nhưỡng quyết định. Thông thường trên đường đỉnh hẹp, dốc, đất mỏng trơ đá gốc, gió mạnh, quang mây sẽ có thực bì cằn cỗi, phổ biến là họ tre, trúc lùn. Trên các sườn ẩm hơn, đất dày hơn, có ưu thế gặp các thực bì hỗn giao lá rộng - lá kim với họ Đỗ Quyên chiếm ưu thế. 5. Quan hệ giữa các quy luật phân hóa Qua việc phân tích các quy luật phân hóa của tự nhiên Việt Nam, các quy luật đó không tác động riêng lẻ mà chúng tác động đồng thời và tương hỗ. Tuy mỗi quy luật đều có nguyên nhân phát sinh riêng và có tính chất độc lập tương đối, luôn có mặt ở mọi nơi, nhưng trong mối quan hệ tương hỗ, tùy lúc tùy nơi vẫn nổi lên những vai trò chủ yếu, chi phối mạnh mẽ dến chiều hướng phát triển của tự nhiên mà trong nghiên cứu tìm hiểu sự phân hóa lãnh thổ cần phân tích kỹ. Trong sự phân hóa theo vĩ độ, tuy khoảng cách giữa 2 lần mặt trời lên thiên đỉnh và sự chênh lệch độ dài của ngày giũa các mùa đã làm cho miền bắc có tính chất chí tuyến và miền nam có tính chất xích đạo nhưng xét về mặt nhiệt độ thì sự phân hóa Bắc – Nam vẫn không mạnh, đã hình thành nên tính thống nhất nội chí tuyến và chế độ ngày ngắn và tổng xạ lớn. Sự phân hóa Bắc – Nam mạnh mẽ chính là do chế độ gió mùa Đông Bắc đã hình thành một mùa đông bất thường ở phía bắc Đèo Ngang. Như thế cả hai quy luật địa đới và địa ô đều tham gia vào sự phân hóa theo vĩ độ. Ngoài ra, tương quan nhiệt - ẩm, nguồn gốc tạo nên các đới tự nhiên cũng do gió mùa quyết định. Nếu không có lượng ẩm dồi dào của gió mùa hải dương trong mùa hạ thì làm gì có các đới rừng liên tục từ bắc chí nam như hiện nay mà do vị trí chí tuyến, thường là các đới bán hoang mạc và xavan. Sự hình thành tương quan nhiệt - ẩm như thế cũng tác động đến sự phân bố nhiệt khiến cho ở Việt Nam càng về phía xích đạo tổng xạ càng lớn, trái với quy luật chung và lượng nhiệt tối đa thường nằm trong các vĩ độ cận chí tuyến. Trong sự phân hóa theo kinh độ, ta lại thấy địa hình là nhân tố phân hóa chính. Ngược lại các điều kiện địa mạo và đai cao đều chịu tác động của quy luật địa đới và địa ô. Về căn bản các quá trình hình thành địa hình là các quá trình của Nhóm 1: Các quy luật tác động đến phân hóa lãnh thổ tự nhiên Việt Nam - 12 - khu vực gió mùa nội chí tuyến và các đai cao của các khối núi nằm trong khu vực gió mùa nội chí tuyến. Cuối cùng trong một đất nước mà địa hình đồi núi chiếm ¾ diện tích thì chính các đai cao lại tổng hòa tất cả các mối quan hệ và là kết quả cụ thể của tác động đồng thời và tương hỗ giữa các quy luật phân hóa của tự nhiên ở Việt Nam. Nhóm 1: Các quy luật tác động đến phân hóa lãnh thổ tự nhiên Việt Nam - 13 - Tài liệu tham khảo 1. Vũ Tự Lập, Địa lý tự nhiên Việt Nam - Phần khu vực 2. PGS.TS Hoàng Đức Triêm, Bài giảng địa lý tự nhiên Việt Nam Nhóm 1: Các quy luật tác động đến phân hóa lãnh thổ tự nhiên Việt Nam - 14 - MỤC LỤC Mở đầu............................................................................................................1 1. Tác động của quy luật địa đới đến phân hóa lãnh thổ Việt Nam..................2 2. Quy luật phân hóa theo kinh độ ...................................................................4 3. Quy luật phân hóa theo các điều kiện kiến tạo - địa mạo.............................7 4. Quy luật phân hóa theo đai cao....................................................................8 5. Quan hệ giữa các quy luật phân hóa .......................................................... 11 Tài liệu tham khảo........................................................................................................13

File đính kèm:

  • pdfCac quy luat tac dong den phan hoa lanh tho tu nhienViet Nam.pdf
Giáo án liên quan