Đề tài Các giải pháp chỉ đạo của hiệu trưởng để thực hiện đổi mới phương pháp dạy học trên địa bàn xã mường nọc nhằm nâng cao chất lượng giáo dục các lớp thay sách

- Căn cứ nghị quyết 40/200 – QH 10 ngày 9 tháng12 năm 2000 của Quốc hội về đổi mới chương trình giáo dục phổ thông.

- Căn cứ chỉ thị số 14/2001 – CT – TTg ngày 11 tháng 6 năm 2001 của Thủ tướng chính phủ về việc đổi mới chương trìnhgiáo dục phổ thông. Thực hiện nghị quyết 40/2000 – QH10.

 

doc6 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1188 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Các giải pháp chỉ đạo của hiệu trưởng để thực hiện đổi mới phương pháp dạy học trên địa bàn xã mường nọc nhằm nâng cao chất lượng giáo dục các lớp thay sách, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ực hiện Quyết định của Chính phủ V/V tách xã Mường nọc và Quế sơn. Tổng diện tích tự nhiên xã Mường nọc còn lại là: Tổng dân số toàn xã là: Có 1 trường THCS gồm:25 lớp – 1019 học sinh 1 Trường tiểu học gồm 16 lớp – 351 học sinh. 1 Trường Mầm non – 14 nhóm lớp – 275 cháu Gồm: 9 Cná bộ quản lý. 86 Giáo viên 8 Cán bộ phục vụ. 2. Thực trạng của trường Tiểu học Mường nọc. Năm học 2004 – 2005 là năm đầu tiên thực hiện quyết định Số: 1046/2004-QĐUB V/V Sát nhập trường tiểu học. Trường Tiểu học Mường Nọc 2 và Trường Mường nọc 3 được sát nhập lại, nhiều điểm trường lẻ cách sông suối xa trường chính, đi lại khó khăn làm ảnh hưởng không nhỏ đến việc học tập, giao lưu văn hoá. Cơ sở vật chất còn thiếu thốn chưa phù hợp với phương pháp dạy học hiện nay, một số phụ huynh chưa quan tâm đến việc học hành của con em, coi việc học hành của con em là trách nhiệm riêng của trường, tư tưởng trông chờ vào sự đầu tư của cấp trên còn lớn không tạo điều kiện cho con em học tăng buổi, nẳy sinh tư tươngr “Phó mặc” cho nhà trường. Thực hiện đổi mới chương trình năm học 2002 – 2003 tất cả cán bộ quản lý và đa số giáo viên được tiếp thu chuyên đề thay sách 1 – 2 – 3 – 4. Học sinh đều được tăng buổi cụ thể: 7 buổi/tuần chất lượng được nâng lên rõ rệt. Giảm tỷ lễ học sinh lưu ban, tằng học sinh khá, giỏi. Cụ thể: Năm học 1999 – 2000 Tỷ lệ học sinh yếu là: 20,3% Năm học 2000 – 2001 Tỷ lệ học sinh yếu là: 20,3% Năm học 2001 – 2002 Tỷ lệ học sinh yếu là: 20,3% Năm học 2002 – 2003 Tỷ lệ học sinh yếu là: 20,3% Tỷ lệ học sinh khá giỏi năm học 2002 – 2003 là: 21,3% Tỷ lệ học sinh khá giỏi năm học 2003 – 2004 là: 21,3% Tỷ lệ học sinh khá giỏi năm học 2004 – 2005 là: 21,3% Tháng 6 năm 2005 Trường tiểu học Mường nọc đạt chuẩn phổ cập đúng độ tuổi. *. Cơ sở vật chất. Tổng số phòng học: 22 (Có 4 khu vực) Trong đod phòng kiên cố: 10 phòng. Còn lại là phòng tạm, Bàn ghề 127 bộ (87 bộ đúng quy cách). Phòng học, bàn ghế đảm bảo cho học sinh học một ca. Các phòng chức năng chưa có, khuôn viên tại khu vực trường chính chưa ổn định, công tác giải toả của chính quyền địa phương chưa dứt điểm chưa có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất làm ảnh hưởng rất lớn đến các hoạt động dạy và học của nhà trường. *. Cán bộ quản lý: Có 3 đồng chí. Trình độ đào tạo: Cao đẳng tiểu học 3. Hầu hết cán bộ quản lý đều nhiệt tình, bán sát các mục tiêu nhiệm vụ, cũng như các văn bản chỉ đạo của cấp trên, có nhiều kinh nghiệm trong công tác chuyên môn. Giáo viên: 19. Trình độ đào tạo: - Đại học: 1 - Cao đẳng tiểu học: 4 - 10 + 2 và 12 + 2: 5 - THHC: 6 - 7+ 3: 3 Cán bộ phục vụ: 3 Trình độ: - Trung cấp: 1 - Sơ cấp: 2 (1 đồng chí hợp đồng dài hạn). *. Chất lượng đội ngũ. Giáo viên đủ số lượng nhưng chất lượng chưa cao. Đa dạng về laọi hình đào tạo, tuổi đời bình quân khá cao. Không còn nhãy bén trong công tác chuyên môn nên việc tiếp thu các chuyên đề còn gặp nhiều bất cập. Phương pháp và hình thức dạy học “Giáo viên làm trung tâm” đã ăn sâu vào tiềm thức của một số giáo viên. Số giáo viên là Đảng viên còn ít, trình độ lý luận chính trị của đội ngũ hiện nay còn thấp chủ yếu là qua lớp sơ cấp chính trị từ xa. Mức vận dụng kiến thức được tiếp thu vào thực tế chưa nhiều, hiệu quả chưa cao. Đội ngụ giáo viên trong trường không ổn định, hàng năn phải luân chuyển theo kế hoạch của phòng nên việc bố trí giáo viên đứng lớp và tham gia chuyên đề đều bị đảo lộn. Trình độ dạy toàn cấp của một số giáo viên không đáp ứng uêy cầu nhiệm vụ. 3. Công tác chỉ đạo của hiệu trưởng. Vận dụng và phát huy chính sách của đảng và nhà nước về giáo dục. Có kế hoạch chỉ đạo cụ thể nhiệm vụ năm học. Nắm vững lịch bồi dưỡng giáo viên của sở, của phòng cử giáo viên tham gia học tập, tạo điều kiện tối đa về cơ sở vật chất và tinh thần cho giáo viên cử giáo viên theo học các lớp nâng cao để nâng cao trình độ trên chuẩn của đội nhũ giáo viên. Tổ chức hội thảo chuyên đề cấp trường đối với tất cả các môn học của các lớp thay sách, 100% giáo viên được tham gia gia thảo luận và xem băng hình thể nghiệm. Tổ chức cho giáo viên dự giờ, học tập kinh nghiệm ở trường trọng điểm (Thị trấn kim sơn). Bố trí giáo viên giảng dạy các lớp thay sách tương đối phù hợp, có kế hoạch kiểm tra dự giờ chi tíêt, cụ thể. Tiếp thu đầy đủ các chuyên đề của sở Giáo dục - Đào tạo, của phòng Giáo dục, góp ý chỉ đạo về phương pháp dạy học, hình thức dạy phù hợp với điều kiện thực tế, phù hợp học sinh. *. Việc thực hiện thay sách của trường. Có sự chỉ đạo trực tiếp thực hiện thay sách của phòng giáo dục. Là xã tthuộc chương trình 135 nên Học sinh và giáo viên có đầy đủ sách giáo khoa, sachhs giáo viên. Thiệt bị phục vụ cho dạy và học các lớp thay sách tương đối đầy đủ, nhưng trong thực tế giảng dạy sách giáo khoa mới một số giáo viên còn rập khuôn, máy móc. Sử dụng khai thác đồ dùng dạy học còn lúng túng, chưa thực sự đỏi mới phương pháp dạy học, chưa tác động tích cực đến đối tương học sinh yếu, học sinh trung bình. Sự sắp xếp phân bố thời gian một số tiết chưa hợp lý. Hình thức dạy học còn nghèo nàn, đơn điệu không có giáo viên chuyên các môn năng khiếu nên hiệu quả giờ dạy các môn này còn thấp. Hầu hết học sinh là con em dân tọc ít người, vốn ngôn ngữ tiếng việt còn nghèo nàn, việc học sinh chủ động tích cực tham gia vào các hoạt động học tập để tự phát hiện, chiếm lĩnh trí thức và tự thực hành để cũng cố kiến thức còn nhiều hạn chế. Đồ dùng học tập còn thiếu thốn, ngoài những bộ đồ dùng được cấp và nhà trường mua thêm học sinh không có đầy đủ nên ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng của các lớp thay sách. Học sinh chưa xác định đúng động cơ học tập, phần lớn phụ huynh chưa tạo điều kiện cho con em nên việc thực hiện học tăng buổi học sinh không tham gia đầy đủ. Cơ sở vật chất của trường chưa đảm bảo không đủ tiềm lực để xây dựng trường lớp khang trang, mua sắm trang thiết bị phục vụ dạy và học đáp ứng yêu cầu giáo dục nhất là trong việc thực hiện đổi mới chương trình và sách giáo khoa hiện nay. Địa bàn phức tạp, nhiều điểm trường lẻ, nên việc quản lý chỉ đạo, kiểm tra của hiệu vụ nhà trường còn hạn chế, thiếu kịp thời. * Đánh giá chung về chất lượng. Nội dung chương trìnhphù hợp với đối tượng học sinh, nội dung chủ yếu là thực hành nên học sinh học tập chủ động hơn, sáng tạo hơn, xoá bỏ lối truyền thụ một chiều, chuyển sang cách dạy gợi mở để tát cả học sinh chủ động tham gia các hoạt động từ đó phát huy tính sáng tạo, trí thông minh tạo cơ hội cho học sinh phát triển toàn diện, bộc lộ phẩm chất và năng lực cá nhân. Thiết bị phục vụ cho các lớp thay sách khá đầy đủ giúp cho học sinh gắn bó với thực hành nên học sinh dễ hiểu, nhớ lâu và hứng thú học tập hơn. III. Mục tiêu và giải pháp chỉ đạo – Thực hiện. 1. Mục tiêu chung. Chỉ đạo thực hiện tốt dạy và học các lớp thay sách dể nâng cao chất lượng Giáo dục toàn diện. Thực hiện có hiệu quả thay sáchlớp 4 năm học 2005 – 2006 và lớp 5 năm học 2006 – 2007. Toàn bộ giáo viên, cán bộ quản lý tham gia học tập bồi dưỡng thương fxuyên chu kỳ III. Tiếp thu và thực hiện các chỉ thị, nghị quyết của Đảng, nhà nước về giáo dục, tích cực tự bồi dưỡng để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của sự nghiệp giáo dục. Trong quá trình thực hiện chương trình phải vận dụng các phương pháp, hình thức giảng dạy để phù hợp với đặc điểm tình hình của địa phương, tâm sinh lý học sinh. 2. Mục tiêu cụ thể. Năm học 2006 – 2007 tất cả cán bộ quản lý, giáo viên chưa dự thi chuyên đề thay sách lớp 1- 2 – 3 – 4 được tiếp thu chuyên đề lớp 5. Cũng cố vững chắc kết quả chất lượng dạy và học các lớp 1- 2 – 3 – 4, phân công giáo viên có đủ năng lực, phẩm chất, sức khoẻ giảng dạy các lớp từ 1- 5. Bố trí giáo viên nòng cốt cắm tại các diểm lẻ, triển khai chuyên đề thay sách tại trường đạt hiệu quả. IV. Giải pháp chỉ đạo. Tham mưu cho chính quyền địa phương giải toả dứt điểm khuôn viên điểm trường chính, xây dựng cơ sở vật chất trang thiết bị đảm bảo nhu cầu tối thiểu cho việc dạy và học các lớp thay sách. Đẩy mạnh công tác xã hội hoá giáo dục để đạt được bề rộng lẫn chiều sâu tạo môi trường và điều kiện cho học sinh học tập tốt, tuyên truyền sâu rộng trong quần chúngnhân dân tạo điều kiện cho con em được học tăng buổi. Đề xuất, kiến nghị với phòng giáo dụcổn định đội ngũ giáo viên để bố trí giảng dạy các lớp thay sách. Đầu tư giáo viên dạy các môn năng khiếu để nâng cao chất lương môn học. Mua sắm thêm thiết bị, tài liệu tham khảo cho giáo viên và học sinh. Tạo điều kiện cho đội ngũ giáo viên học các lớp nâng cao như Cao đẳng, Đại học để trang bị vững vàng về nghiệp vụ chuyên môn. Tăng cường công tác kiểm tra, dự giờ, thăm lớp bố trí để tất cả giáo viên được dạy các lớp từ 1- 5. Tổ chức tốt hội thảo cấp trường các lớp thay sách, dạy thể nghiệm. Chọn cử giáo viên tham gia các kỳ thi giáo viên dạy giỏi của các cấp. Phát động phong trào làm đồ dùng dạy học, viết sáng kiến kinh nghiệm trong trường. Chỉ đạo để thực hiện tốt các hoạt động ngoài giờ lên lớp tạo không khí vui tươi thu hút học sinh đến trường kết hợp giáo dục đạo đức cho học sinh thông qua hoạt động này. Thực hiện công tác thanh kiểm trachuyên môn, đánh giá xếp loại giáo viên theo QĐ 109 của UBND Tỉnh, chỉ đạo thực hiện nghiêm túc các văn bản hướng dẫn đánh giá xếp loại học sinh các lớp thay sách. Làm tốt công tác thi đua, khen thưởng tạo phong trào thi đua dạy tốt – học tốt trong giáo viên và học sinh. Chỉ đạo thực hiện nghiêm túc kế hoạch dạy tập nói Tiếng việt cho học sinh lớp 1. V. Tổ chức thực hiện Quán triệt đến tất cả cán bộ, giáo viên công nhân viên trong nhà trường tinh thần đề án nâng cao chất lượng các lớp thay sách. Hàng năm nhà trường lập kế hoạch bổ sung về việc xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học để chính quyền địa phương và phòng Giáo dục có kế hoạch chỉ đạo. Tiếp tục dạy và học có chất lượng các lớp thay sách 1- 2 – 3 – 4 chỉ đạo và thực hiện tốt kế hoạch thay sách lớp 5 vào tháng 7 năm 2006. Tổ chức học tập có chất lượng chương trình bồi dưỡng thường xuyên chu kỳ III, đánh giá xếp loại theo định kỳ.

File đính kèm:

  • docSKKN Quan ly truong Tieu hoc.doc
Giáo án liên quan