Đề tài Các bước hướng dẫn học sinh giải toán có lời văn ở Tiểu học

Dạy học môn Toán ở tiểu học nhằm giúp học sinh có những kiến thức cơ bản ban đầu về số học, các đại lượng thông dụng, một số yếu tố hình học và thống kê đơn giản; hình thành các kĩ năng thực hành, đo lường, giải bài toán có nhiều ứng dụng thiết thực trong đời sống, góp phần bước đầu phát triển năng lực tư duy, khả năng suy luận hợp lí và diễn đạt đúng. Nội dung cơ bản môn toán ở Tiểu học bao gồm 5 tuyến kiến thức chính: Số học, Đại lượng và đo đại lượng, Hình học, Thống kê mô tả, giải toán có lời văn. Trong đó tuyến kiến thức giải toán có lời văn là nội dung cơ bản, chủ yếu của chương trình môn Toán ở Tiểu học, Toán có lời văn có vị trí rất quan trọng trong chương trình toán ở trường phổ thông được thể hiện rõ ở 4 chức năng: Giáo dục toàn diện – Phát triển tư duy trí tuệ - Kiểm tra đánh giá – Dạy học. Dạy học giải giải toán có lời văn có ý nghĩa to lớn nhằm giúp HS củng cố lý thuyết vận dụng vào giải bài tập, vận dụng vào đời sống; Rèn các kĩ năng; Phát triển tư duy như tư duy độc lập, sáng tạo, lôgic, suy luận, phán đoán; Rèn cho HS thái độ học tập như tính đam mê, cẩn thận, chính xác, tự giác, tích cực, sáng tạo, tự tin, trong học tập, cụ thể:

doc22 trang | Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 66392 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Các bước hướng dẫn học sinh giải toán có lời văn ở Tiểu học, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n có lời văn một cách toàn diện hơn và đã thu được kết quả đáng khích lệ. So với những năm học trước, nhiều em học sinh đã biết vận dụng các bước giải toán vào việc giải các bài toán, xác định được dạng dạng bài toán và nắm được cách giải, biết đặt lời giải và phép tính tương ứng phù hợp, trình bày bài giả khá rõ ràng đẹp mắt. Kết quả học tập của các em cũng được nâng cao hơn, tự tin hơn trong giao tiếp. Các bài tập tôi đã sử dụng để khảo sát kết quả của học sinh trước và sau thời gian hướng dân giải toán cho các em là: **Lớp 2A1: Bài kiểm tra lần 1 (Trước tác động): *Bài 1/ 28 – Toán 2: Một đội trồng rừng có 27 nữ và 18 nam. Hỏi đội đó có bao nhiêu người? *Bài 2/30 – Toán 2: Vườn nhà Mai có 17 cây cam, vườn nhà Hoa có ít hơn vườn nhà Mai 7 cây cam. Hỏi vườn nhà Hoa có mấy cây cam? a/ Kết quả giải toán (trước tác động) của học sinh lớp 2A1: Giỏi Khá Trung bình Yếu 2 2 3 4 18,1% 18,1% 27,3% 36,5% Bài kiểm tra lần 2 (Sau tác động): *Bài 1/88 – Toán 2: Một cửa hàng buổi sáng bán được 48l dầu, buổi chiều bán được 37l dâu. Hỏi cả hai buổi cửa hàng đó bán được bao nhiêu lít dầu? *Bài 2/88 – Toán 2: Bình cân nặng 32kg, An nhẹ hơn Bình 6kg. Hỏi An cân nặng bao nhiêu ki-lô-gam? b/ Kết quả giải toán (sau tác động) của học sinh lớp 2A1: Giỏi Khá Trung bình Yếu 7 2 0 1 63,7% 18,2% 0% 9,1% Biểu đồ so sánh kết quả trước tác động với kết quả sau tác động của lớp 2A1: **Lớp 4A1 Bài kiểm tra lần 1 (Trước tác động): *Bài 1: Có 4 gói bánh, mỗi gói cân nặng 150g. Có 2 gói kẹo, mỗi gói cân nặng 200g. Hỏi có tất cả mấy ki-lô-gam bánh và kẹo? *Bài 2: Một cửa hàng ngày đầu bán được 120m vải, ngày thứ hai bán được bằng ½ số vái bán trong ngày đầu, ngày thứ ba bán gấp đôi ngày đầu. Hỏi trung bình mỗi ngày cửa hàng bán được bao nhiêu mét vải? a/ Kết quả giải toán (trước tác động) của học sinh lớp 4A1: Giỏi Khá Trung bình Yếu 1 3 6 5 6.7% 20% 40% 33,3% Bài kiểm tra số 2 (Sau tác động): *Bài 1/89– Toán 4: Một sân bóng đá hình chữ nhật có diện tích là 7140m2, chiều dài 105m. Tìm chiều rộng sân bóng đá; Tính chu vi sân bóng đá. *Bài 2/93– Toán 4: Một trường tiểu học có 672 học sinh, số học sinh nữ nhiều hơn số học sinh nam là 92 em. Hỏi trường tiểu học đó có bao nhiêu học sinh nữ, bao nhiêu học sinh nam? b/ Kết quả giải toán (sau tác động) của học sinh lớp 4A1: Giỏi Khá Trung bình Yếu 4 5 4 2 26.7% 33.3% 26,7% 13.3% Biểu đồ so sánh kết quả trước tác động với kết quả sau tác động của lớp 4A1: Qua biểu đồ so sánh kết quả trước tác động và sau tác động của hai lớp 2A1 và 4A1 cho thấy sự chênh lệch rõ rệt về kết quả giải toán có lời văn của học sinh. Kĩ năng giải và trình bày bài giải của các em đã tiến bộ rõ rệt. Điều đó chứng tỏ biện pháp này đã có ảnh hưởng rất lớn tới việc giải toán của học sinh. IV. Bài học kinh nghiệm: Qua quá trình giảng dạy, trao đổi kinh nghiệm, nghiên cứu lý luận và tìm hiểu thực tiễn. Tôi đã đề xuất một số biện pháp phù hợp với đặc điểm nhận thức của học sinh Tiểu học để các em nắm chắc các bước giải toán có lời văn, hình thành kỹ năng giải toán có lời văn góp phần nâng cao chất lượng môn Toán. Trên cơ sở những kinh nghiệm đã áp dụng và kết quả thu được tôi rút ra bài học kinh nghiệm sau: - Cải tiến phương pháp giải toán cho học sinh. Đây là khâu then chốt quyết định chất lượng dạy và học trong nhà trường. Cần kết hợp tốt giữa dạy Toán với các phân môn Tiếng Việt và môn học khác. Đổi mới hình thức tổ chức hoạt động trong giờ học, chú trọng đến việc gợi nhu cầu nhận thức cho học sinh trong quá trình dạy học. Thường xuyên nhắc nhở các em vận dụng các quy tắc, thực hiện đầy đủ các bước khi giải toán có lời văn. - Dạy 2 buổi trên ngày. - Tìm hiểu những sai lầm của học sinh trong việc giải toán có lời văn. - Vận dụng tốt các phương tiện dạy học (SGK, vở thực hành, đồ dùng học tập, phiếu học tập...) để thực hiện tốt mục tiêu, kết hợp tổ chức các trò chơi, đố vui, kể chuyện toán học, để giờ học nhẹ nhàng sinh động, học sinh học thoải mái, tránh áp đặt câu hỏi. - Trong mỗi tiết học cần tổ chức nhiều hoạt động hấp dẫn phù hợp với đặc trưng môn học như: quan sát, thảo luận, thực hành, chơi trò chơi, … nhằm phát huy tính tự chủ tron học tập (Vận dụng linh hoạt các phương pháp dạy học). Đặc biệt là chú trọng phương pháp thực hành – luyện tập trong việc giải toán. Cần nêu vấn đề để phát huy năng lực cá nhân, tạo lập mối quan hệ hợp tác giữa giáo viên và học sinh, giữa học sinh và học sinh, giữa học sinh- giáo viên và cộng đồng. - Đối với học sinh lớp 1 kĩ năng viết của các em còn chậm nên việc yêu cầu học sinh lập sơ đồ cách giải vào giấy là rất khó khăn do đó giáo viên cần hướng dẫn cho các em diễn đạt bằng lời để nêu các bước giải cho bài toán. Ở giai đoạn đầu giáo viên nên hướng dẫn và tập cho học sinh nhìn hình vẽ và nêu thành bài toán đầy đủ, ví dụ: “Trên cành có 8 quả cam. Mẹ đã hái đem biếu bà 2 quả cam. Hỏi trên cành còn lại mấy quả cam?”. Khi học sinh đã viết được phép tính đúng theo yêu cầu của bài tập thì giáo viên cho học sinh nêu kết quả của bài toán thành câu rõ ý. Ví dụ: “Trên cành còn lại 6 quả cam.”. Làm như vậy nhằm tạo cơ sở để sau này giúp các em khỏi bỡ ngỡ khi bước vào học “Bài toán có lời văn” và cũng nhờ vậy mà khi giáo viên hướng dẫn giải toán các em sẽ nhanh chóng biết cách đặt lời giải. Ban đầu giáo viên có thể hướng dẫn các em đặt lời giải dựa vào câu hỏi của bài toán, ví dụ: “Hỏi trên cành còn lại mấy quả cam?”; giáo viên hương dẫn các em bỏ chữ “Hỏi”, thay chữ “mấy” thành chữ “số”, thay dấu chấm hỏi thành chữ “là” viết thêm dấu hai chấm ta được lời giải: “Trên cành còn số quả cam là:” hay “Còn lại số quả cam là:”. Vậy, giáo viên có thể vận dụng những kinh nghiệm trên để rèn kĩ năng giải toán có lời văn cho học sinh các khối lớp 1, 2, 3, 4, 5. PHẦN III: KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ I. KẾT LUẬN: Muốn giúp học sinh có kĩ năng giải toán có lời văn cần: *Đối với giáo viên: - Chú trọng việc dạy học giải toán có lời văn. - Nắm vững quy trình giải toán có văn. - Chuẩn bị tốt nội dung, hệ thống câu hỏi đưa ra khai thác. - Quan tâm đến từng đối tượng học sinh, quan tâm đến việc hướng dẫn học sinh theo 4 bước, giáo viên cần làm mẫu cho học sinh theo trình tự các bước 1 - 2 lần để học sinh nắm bắt cách làm. - Kịp thời uốn nắn sửa sai cách làm bài, trình bày bài làm của học sinh. - Tăng cường sử dụng phương pháp, hình thức tổ chức dạy học phát huy tính tích cực của học sinh. - Giáo viên thể hiện tính kiên trì, bền bỉ, nhiệt tình, hết lòng vì học sinh. Trong quá trình giảng dạy thường xuyên nhắc nhở học sinh phải thực hiện đầy đủ các bước khi tiến hành giải bài toán có lời văn. - Chú trọng tổ chức cho học sinh luyện tập thực hành nhiều để trau dồi kĩ năng giải toán cho các em. - Thường xuyên kiểm tra đánh giá để có biện pháp giúp đỡ học sinh kịp thời. *Đối với học sinh: - Tăng cường học tập toán, đặc biệt là giải toán. - Tập trung nghe giảng, có tinh thần tự học tự rèn, tự giác học tập. - Nắm chắc tất cả quy tắc, công thức, cách giải toán theo từng dạng. - Nắm được quy trình giải toán có văn. - Tham khảo nhiều sách, tìm hiểu các đề toán hay. II. KIẾN NGHỊ * Trong dạy học môn toán người giáo viên: - Cần coi trọng việc hướng dẫn học sinh giải toán có lời văn theo 4 bước. - Cần phải coi trọng phương pháp thực hành – luyện tập trong dạy học môn toán. - Cần đặc biệt quan tâm đến việc thường xuyên ôn tập, củng cố và hệ thống hóa các kiến thức đã học và kỹ năng trong dạy học môn toán. - Cần phải kết hợp chặt chẽ việc dạy học tuyến kiến thức giải toán có lời văn với dạy học các tuyến kiến thức khác. III. TÀI LIỆU THAM KHẢO: 1/ Pôlya: Tâm lý học – NXB giáo dục, 1990 (Bản dịch Tiếng Việt) 2/ Phương pháp dạy học môn học Toán ở tiểu học – NXB GD 2008. 3/ Những sai lấm (lỗi) khi giải toán ở Tiểu học – NXB GD 2010. 4/ Hương dẫn giải toán – NXB GD 5/ Chuyên đề Giáo dục Tiểu học – Tập 49/2011 6/ Phương pháp giải bài toán ở Tiểu học - Lê Công Hạnh. 7/ Phương pháp viết nghiên cứu khoa học ứng dụng sư phạm. 8/ Nội dung sách giáo khoa toán lớp 1, 2, 3, 4, 5. 9/ Sách Giáo viên và Sách thiết kế môn Toán lớp 1, 2, 3, 4, 5. IV. LỜI CẢM ƠN: Trên đây là 1 số kinh nghiệm của bản thân trong việc hình thành “Các bước hướng dẫn học sinh giải toán có lời văn” Mặc dù tôi đã có nhiều cố gắng song do khả năng và thời gian nghiên cứu có hạn, kinh nghiệm trong nghiên cứu khoa học còn ít do đó những thiếu sót trong đề tài là không tránh khỏi. Tôi rất mong được sự đóng góp, chỉ bảo tận tình của Ban lãnh đạo các cấp, các thầy cô và bạn bè đồng nghiệp để đề tài này ngày càng hoàn thiện hơn góp phần nâng cao chất lượng học tập cho HS. Cuối cùng tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu nhà trường, tập thể giáo viên và học sinh lớp 2A1 và 4A1 đã tạo điều kiện cho tôi khảo sát chất lượng, hoàn thành sáng kiến kinh nghiệm này. Ea ngai, ngày 18 tháng 2 năm 2014. Người thực hiện: Hoàng Thị Mẫn MỤC LỤC PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ I. Lý do chọn đề tài 1 2 II. Mục đích nghiên cứu 3 III. Nhiệm vụ nghiên cứu 3 IV. Đối tượng và thời gian nghiên cứu 3 V. Phương pháp nghiên cứu 3 VI. Cơ sở nghiên cứu 3 PHẦN II: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ I.Thực trạng ban đầu 3 1. Khái quát tình hình học sinh 3 2. Thực trạng dạy học giải toán có lời văn 4 3. Nguyên nhân dẫn đến thực trạng trên 4 4. Kết quả thống kê lỗi 5 II. Những biện pháp tác động 5 1. Gợi nhu cầu nhận thức cho học sinh 5 2. Cá biệt hoá từng cá nhân 6 3. Xác định vai trò của dạy học giải toán 6 4. Xác định cách tổ chức dạy học giải toán ở Tiểu học 6 7 8 9 5. Xác định dạng toán, phân loại kiểu bài để xây dựng cách giải 9 10 11 12 13 14 6. Làm tốt công tác phối hợp với phụ huynh học sinh 15 7. Tìm hiểu một số sai lầm của học sinh khi giải toán 15 III. Kết qủa trước và sau khi áp dụng các biện pháp 15 16 17 IV. Bài học kinh nghiệm 18 PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ I. Kết luận 19 II. Kiến nghị 19 III. Tài liệu tham khảo 19 IV. Lời cảm ơn 20

File đính kèm:

  • doc_sang kien cac buoc hd hs giai toan o TH 2013-2014(MAN).doc
Giáo án liên quan