Đề tài Các biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh lớp 5

Bậc học tiểu học là bậc học nền tảng trong quá trình học tập của học sinh. Giáo dục tiểu học nhằm giúp học sinh hình thành cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ và các kĩ năng cơ bản để học sinh tiếp tục học lên các lớp trên. Đặc biệt trong bối cảnh hiện nay Đảng, Nhà nước và nhân dân ta rất quan tâm và tạo điều kiện cho công cuộc đổi mới chương trinh giáo dục phổ thông

doc9 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 7737 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Các biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh lớp 5, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
y đổi chỗ ngồi cho phù hợp với các em. Ngoài ra để giúp đỡ nhau trong học tập tôi đã phân chia tổ nhóm theo địa bàn dân cư, thành lập ‘Đôi bạn cùng tiến”. Các nhóm này hoạt động ở lớp củng như ở nhà dưới sự hướng dẫn của nhóm trưởng. * Phát động phong trào thi đua xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực ngay từ đầu năm học.Những em có gia đình khó khăn như: Em Hiền, em Nhi, đã được các bạn trong lớp ủng hộ thêm sách vở và đồ dùng học tập. Các em có ý thức thi đua trang trí lớp học, tạo đựoc không gian lớp học thoải mái, môi trường học tập thân thiện Mặt khác, tôi đã chú trọng đến việc rèn chữ viết và giữ gìn sách vở đẹp bằng cách tuyên dương những em chữ viết đẹp, có những bộ sách vở và đồ dùng học tập tốt. * Xây dựng 15 phút đầu giờ để kiểm tra việc học bài ở nhà của các em công việc này tôi giao cho em phụ trách học tập và em nhóm trưởng. Đồng thời tôi có biện pháp thường xuyên theo dõi những em có tiến bộ trong việc học bài, làm bài ở nhà. Tuyên dương những em có ý thức xây dựng bài tốt trong mỗi buổi học. * Tôi tập trung xây dựng nề nếp học tập từng bộ môn theo hệ thống ký hiệu từng môn học. Điều quan trọng là tôi xây dựng cho các em cách học phù hợp cho từng bộ môn. Theo tôi nghĩ đây là điều cơ bản của giáo viên tiểu học. * Lứa tuổi tiểu học là lứa tuổi hiếu động nên tôi đã có nhiều hình thức động viên tuyên dương kịp thời những cố gắng của học sinh trong học tập của từng em, từng nhóm, từng tổ. Mặt khác, để các em thi đua nhau tôi đã tổ chức bằng nhiều hình thức: Như”Cắm cờ thi đua”, tổ chức” Giờ học hay”, “Ngày học tốt”. Qua các hình thức này, tôi thấy các em có lòng say mê và hứng thú trong học tập và em nào cũng muốn được cô gọi trả lời bài cũ, lên làm bài tập hoặc tự giác phát biểu xây dựng bài học mới để cùng được nắm cờ thi đua với các bạn khác, tổ khác. 2, Các hoạt động ngoài giờ lên lớp: Các hoạt động ngoài giờ lên lớp: Có tác động qua lại với việc học tập trên lớp. Có tham gia tốt hoạt động ngoài giờ lên lớp mới thúc đẩy tốt cho việc học tập. Bởi vậy trong quá trình thực hiện tôi đã hướng dẫn học sinh thực hiện tốt theo từng đợt thi đua do nhà trường, Đoàn, Đội phát động. Cụ thể là: Muốn có phong trào học tập sôi nổi giành nhiều kết quả cao tôi đã phát động học sinh theo từng chủ đề: “Chào mừng ngày nhà giáo Việt Nam 20-11”, ngày “Quốc tế phụ nữ 8-3”, ngày “Thành lập quân dội nhân dân Việt Nam 22-12”... đã dấy lên phong trào cho các em, em nào đạt được nhiều điểm giỏi đó chính là những bông hoa dâng lên ngày hội. Học sinh giỏi tiểu học là phải rèn luyện tốt cả kĩ năng nghe, nói, đọc, viết và tính toán nhanh- cùng với nhà trưòng liên đội tôi đã phát động đợt thi đua”Giữ vở sạch viết chữ đẹp”. Qua phong trào đó tôi nhận thấy nhiều em đã biết cách trình bày và giữ gìn sách vở tốt như em: Lưu Thị Dung, Hoàng Thi Mai, Mai Thị Thanh Huyền v.v. . . Để thúc đẩy việc rèn chữ viết tôi thường xuyên chú trọng bằng cách chấm vở sạch chữ đẹp, chấm vở luyện chữ vào hàng tuần. Biểu dương những em rèn chữ viết có tiến bộ. Để phong trào học tập được tốt, cứ hàng tháng, từng đợt thi đua tôi đã cùng ban chỉ huy liên đội, ban cán sự lớp tổ chức các hội thi nhỏ vào các giờ sinh hoạt lớp như: Hội thi “Đọc diễn cảm”, hội thi” Làm toán nhanh’.hội thi”Kể chuyện hay”. Qua các hoạt động đó tôi thấy các em tiến bộ hơn so với đầu năm. 3, Tổ chức tốt việc học ở nhà: Tổ chức tốt việc học ở nhà nhằm củng cố và mở rộng thêm kiến thức đã học trên lớp và rèn luyện cho các em các kĩ năng: Nói, viết, tính toán và giáo dục cho các em biết tự giác trong học tập. Muốn làm tốt việc này tôi đã giao nhiệm vụ cụ thể cho các em học tập ở nhà. Để kiểm tra học sinh học ở nhà có đầy đủ hay không- tôi đã thường xuyên kiểm tra bài cũ, kiểm tra việc làm bài tập của học sinh. Một điều đáng chú ý để thúc đẩy việc học tập đạt kết quả tốt, tôi đã kết hợp chặt chẽ, thường xuyên với phụ huynh, với phương châm” Mỗi gia đình là một trường học “ Ở nhà có nhiều thời gian học bài và làm bài dưới sự nhắc nhở kiểm tra của những người lớn trong gia đình. Kết hợp với phụ huynh xây dựng cho các em có góc học tập ở nhà. Hàng tháng, tôi lập kế hoạch kiểm tra việc học ở nhà của học sinh theo quy định từ 19 giờ đến 21 giờ. Bản thân tôi đã có nhiều thuận lợi trong việc này vì nhà tôi cùng địa bàn với học sinh trong lớp. Từ đầu năm học cho đến nay tôi đã kiểm tra đột xuất việc học ở nhà của các em đựoc 15 em đạt tỷ lệ 50,0% Một biện pháp quan trọng để thúc đẩy việc học tập tốt của học sinh là tôi đã thường xuyên thông báo kịp thời những diễn biến về học lực và hạnh kiểm qua số liên lạc, qua họp phụ huynh để phụ huynh nắm được quá trình diễn biến học tập của các em cũng như các hoạt động khác để cùng phối hợp giáo dục học sinh rèn luyện tốt. 4, Hoạt động giáo dục đạo đức: Giáo dục đạo đức cho học sinh là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của nhà trừờng nói riêng của gia đình và xã hội nói chung có nhiệm vụ đạo đức tốt mới thúc đẩy được hoạt động học tập. Vì vậy tôi đã chú trọng giáo dục cho học sinh thông qua môn dạy đạo đức, các hành vi đạo đức để giáo dục học sinh. Chú ý đên quyền và bổn phận của học sinh trong chương trình đạo đức mới đặc biệt quan tâm. Thông qua các buổi sinh hoạt tập thể, sinh hoạt lớp, đội, hội khoẻ để uốn nắn giáo dục. Tổ chức thi đua học tập, rèn luyện học sinh có kiểm tra đánh giá, tuyên dương khen thưởng cá nhân, nhóm, tổ hàng tuần, hàng tháng, học kì để học sinh có ý thức thi đua rèn luyện tốt. Song song với việc làm trên tôi đã quan tâm thường xuyên đến các hoạt động văn thể mĩ: * Hoạt động văn nghệ: Khuyến khích các em tham gia các phong trào văn hoá văn nghệ sôi nổi thúc đẩy niềm đam mê hứng thú học tập- giúp cho những em chậm chạp, nhút nhát, thiếu lịnh hoạtdần trở thành những em nhanh nhẹn, năng động hoà nhập với tập thể. * Hoạt đông thể dục thể thao: Thông qua các giờ học thể dục chính khoá, thể dục giữa giờ, tôi đã động viên khích lệ học sinh, tập cho các em có một tác phong nhanh nhẹn hứng thú say mê tập luyện. Nhằm phát triển thể lực cho các em- tạo điều kiện tốt trong việc tiếp thu lĩnh hội các môn học khác. * Hoạt động lao động: Tôi đã thường xuyên quan tâm, giám sát các em các hoạt động: Lao động vệ sinh lớp học, vệ sinh sân trường, chăm sóc cây, hoa của lớp- tôi đã phân công công việc phù hợp và kiểm tra kết quả làm việc của các em, động viên kịp thời những em làm tốt. Hướng dẫn cho các tổ tự kiểm tra vệ sinh cá nhân của tổ mình vào 15 phút đàu giờ. Hàng tuần tôi trực tiếp kiểm tra việc cắt móng tay, móng chân, tắm gội. Những em thực hiện chưa tốt tôi đã hướng dẫn các em làm ngay tại lớp và tiếp tục thực hiện công việc này ở nhà. * Xây dựng nề nếp tự quản: Giáo viên chủ nhiệm lớp cần bồi dưỡng cho các em về nhận thức ( ý thức được vị trí, vai trò, nhiệm vụ của từng em trong tập thể). Phát huy năng lực tự quản tính sáng tạo của các em. Xây dựng được nề nếp tự quản tốt- giúp các em có ý thức tự giác học bài. Hoàn thành các công việc giáo viên chủ nhiệm đã giao. Để làm tốt công việc này, tôi đã xây dựng một đôi ngũ cán bộ lớp có năng lực để điều hành tốt mọi hoạt động của tập thể. Những em đó trước hết là những em có ý thức cao, năng động, linh hoạt, học tập tốt, có uy tín với tập thể. Mỗi em được phân công theo từng mảng công việc, nắm bắt được tình hình tự quản của lớp. Qua cá hoạt động: Học bài cũ, nề nếp, văn nghệ thể dục thể thao...kịp thời tuyên dương những bạn làm tốt, nhắc nhở những bạn làm chưa tốt, cần cố gắng hơn- báo cáo kết quả với giáo viên chủ nhiệm lớp để giáo viên có kế hoạch điều chỉnh. Mặt khác, tôi đặc biệt quan tâm nâng cao chất lượng giờ sinh hoạt cuối tuần- thông qua giờ sinh hoạt, đội ngũ cán bộ tổ thể hiện hết vai trò trách nhiệm của mình; tự đánh giá, nhận xét những mặt đạt được, những mặt còn hạn chế của từng cá nhân trong tổ, lớp- đề ra kế hoạch cho tuần tới. IV. KẾT QUẢ: Qua một năm học, với những giải phù hợp và sự nỗ lực phấn đấu của giáo viên và tập thể lớp, chất lượng giáo dục của lớp 5A đã đạt được kết quả như sau: * Văn hoá: GIỎI KHÁ TRUNG BÌNH YẾU SL % SL % SL % SL % 8 26,7 10 33,3 12 40,0 0 0 * Hạnh kiểm: ĐẦY ĐỦ CHƯA ĐẦY ĐỦ SL % SL % 30 100,0 0 0 * Văn nghệ: Tham gia phong trào văn nghệ sôi nổi: có tiết mục chào mừng ngày 20/11 xếp loại A * Phong trào vở sạch chữ đẹp: Xếp loại A * Đạt giải cao trong phong trào thi đua chào mừng ngày nhà giáo Việt Nam 20/11. * Tham gia tốt phong trào mua báo Đội-lớp đã có 100% em tham gia mua, đọc và làm theo báo đội. Là lớp có số lượng mua báo nhiều nhất trong toàn trường. * Lớp xếp loại: Tiên tiến xuất sắc. * Học sinh hoàn thành chương trình bậc tiểu học: Đạt 100% * Có 2 học sinh đạt học sinh giỏi cấp thị. V. BÀI HỌC KINH NGHIỆM: Từ những kết quả đạt được như trên-bản thân tôi nhận thấy:“ Muốn nâng cao chất lượng giáo dục cho học sinh lớp 5” thì giáo viên chủ nhiệm lớp phải làm tốt những vấn đề như sau: Giáo viên phải nắm vững những kế hoạch của nhà trường hàng tháng, hàng tuần. Triển khai cụ thể các kế hoạch đến với lớp, đến từng cá nhân. Biết vận dụng sáng tạo kế hoạch của nhà trường vào tình hình thực tế của lớp. Tiếp thu-vận dụng linh hoạt những vấn đề đổi mới chương trình tiểu học vào điều kiện cụ thể của lớp. Làm tốt công tác xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực. Biết phối hợp với các đoàn thể trong nhà trường, đặc biệt là Đội TNTPHCM. Kết hợp chặt chẽ với phụ huynh học sinh, với ban cán sự của khu phố nơi có học sinh lớp mình ở. Luôn xây dựng nề nếp lớp học, xây dựng cho các em ý thức tự giác, tạo hứng thú say mê trong học tập và các hoạt động khác. Đặc biệt người giáo viên chủ nhiệm lớp phải luôn ân cần, gần gũi yêu thương học sinh. Đánh giá học sinh một cách công bằng, động viên học sinh kịp thời vì lứa tuổi học sinh tiểu học thích khen hơn chê. Trên đây là một vài kinh nghiệm nhỏ của bản thân tôi được rút ra trong quá trình làm công tác chủ nhiệm lớp. Rất mong sự góp ý chân thành của các bạn đồng nghiệp. Xin chân thành cảm ơn ! Phường 5, ngày 14 tháng 5 năm 2009 Người viết : Lê Thị Thạo

File đính kèm:

  • docsang kien kinh nghiem(11).doc