Đề tài Ca dao - Tục ngữ với địa lí

Theo quan điểm giáo giục: “Học đi đôi với hành, nhà trường gắn liền với xã hội”. Trong công tác dạy học Địa lí thì việc gắn lý thuyết với thực tiễn cuộc sống là hết sức cần thiết. Nước ta là một nước nông nghiệp, trước khi khoa học khí tượng ra đời và phát triển ở Việt Nam, nhân dân lao động Việt Nam trong qúa trình lao động sản xuất đã quan sát tự nhiên và đúc kết nhiều kinh nghiệm qúi báu về dự báo thời tiết khí hậu và lưu truyền trong dân gian qua các câu ca dao, tục ngữ. Đề tài “Ca dao - Tục ngữ với Địa lí” trong dạy học góp phần giúp học sinh học địa lí hiểu rõ được cơ sở khoa học của các câu ca dao tục ngữ với các hiện tượng tự nhiên được lưu truyền trong dân gian, đồng thời qua đó đối chứng kiểm nghiệm kiến thức đã học trong sách vở với thực tế cuộc sống, từ đó giúp học sinh hứng thú say mê với môn học Địa lí, đồng thời lưu giữ những giá trị truyền thống của ông cha ta đã dày công đúc kết để lại cho con cháu đời sau những câu ca dao, tục ngữ. Với đề tài này huy vọng góp phần nâng cao chất lượng môn học Địa lí, trong quá trình viết không khỏi thiếu xót rất mong sự góp ý của qúy đồng nghiệp.

 

 

doc11 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 7316 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Ca dao - Tục ngữ với địa lí, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
a hoàn lưu ưu thế trong năm là hướng đông hay đông bắc, nên trong mùa hè khi thấy hướng đông có sấm chớp, tức bầu trời đang xuất hiện các đám mây đối lưu và như vậy ắt sẽ có mưa giông nên mới có các câu tục ngữ: - Thâm đông thì mưa. - Chớp đông mưa giônmg tốt mạ. - Chớp đằng đông nước đồng tràn ngập. - Chớp đông nhay nháy, gà gáy thì mưa. - Chiều chiều mây phủ Sơn Trà Sóng xô cửa Đại trời đà chuyển mưa. Lại có những câu: - Mây kéo xuống biển thì nắng chang chang Mây kéo lên ngàn thì mưa như trút. Hay: - Mây kéo xuôi tìm gàu mà tát Mây kéo ngược tìm cuốc phá bờ. Vì ở nước ta trong các thời kì khác nhau và trong các địa phương khác nhau, mùa mưa và nguyên nhân gây mưa cũng khác nhau. Đặc biệt là khu vực Trung Bộ có mùa mưa lệch pha so với cả nước do sự tác động của hoàn lưu gió mùa và địa hình dãy Trường Sơn. Trong thời kì hoạ đọng của gió mùa đông bắc và hoạt động của nhiễu động nhiệt đới trên Biển Đông, nhất là vào thu đông đem đến những trận mưa như trút nước. Vì vậy khi thấy đường di chuyển của mây từ biển vào là dự báo có mưa to, gây ngập lụt nên phải có biện pháp chống úng lụt. Còn thời kì hoạt động của gió Tây Nam do hiệu ứng phơn gây nên một mùa khô nắng nóng, tạo ra tình trạng thiếu nước nghiêm trọng nên khi thấy mây di chuyển theo hướng ra biển thì đấy là hướng của gió Tây Nam cần phải chống hạn. Có câu: Mây xanh thì nắng mây trắng thì mưa. Mây xanh là trời trong xanh không một bóng mây, bầu trời xanh thẳm do không khí ít hơi nước, ít bụi tia bức xạ Mặt Trời có bước sóng ngắn như xanh, lam, tím dễ bị tán xạ ra xung quanh làm cho bầu trời có màu xanh. Khi trời đầy mây sự tán xạ trên bầu trời chủ yếu do các hạt nước trong mây. Sự tán xạ đều như nhau đối với tất cả các bước sóng, bầu trời có màu trắng đục do tổng hợp của toàn bộ quang phổ ánh sáng trắng nên “mây xanh trời nắng, mây trắng trời mưa”. Như vậy mây đen, mây trắng đều có thể cho mưa. Ngoài quan sát màu sắc của bầu trời, các hiện tượng quang học xảy ra trong khí quyển để dự báo thời tiết mưa – bão. Nhân dân ta còn dựa vào đặc điểm của các tinh tú tren bầu trời để dự báo thời tiết: - Sao dày thì nắng, vắng sao thì mưa. - Đêm nào sao sáng xanh trời Đó là nắng ráo yên vui suốt ngày. Ban đêm trời nhiều sao hay ít sao, sao sáng hay mờ đều liên quan chặt chẽ tới tình hình bầu trời lúc đó. Khi trời nhiều mây, sao thường bị mây che khuất, mặt khác ánh sáng của sao chiếu qua các giọt nước cũng bị hấp thập một phần độ sáng, vì thế từ dưới đất nhìn lên là thấy bầu trời rất ít sao, sáng sáng của sao cũng ít hơn và ít sao, vắng sao là lúc thời tiết không tốt. Khi trời quang mây, hơi nước trong không khí tương đối ít, từ dưới đất nhìn lên ta thấy bầu trời nhiều sao, các ngôi sao cũng sáng hơn, trường hợp này thường thấy vào mùa hè tại những khu vực chịu ảnh hưởng của hệ thống cao áp nhiệt đới thống trị, không khí thường vận động đi xuống, nhiệt đọ tăng, độ ẩm tương đối giảm, không khí trở nên ổn định nên bầu trời xanh ngắt không mây. Ban đêm nguồn bức xạ nhiệt của Mặt Trời cung cấp không có, nhiệt độ mặt đất giảm nhanh chóng, tốc độ bốc hơi giảm, nhiệt độ không khí tầng bên dưới giảm thấp hình thành nên lớp nghịch nhiệt, không khí càng trở nên ổn định hơn, ta thấy được nhiều sao trên trời và sao sáng hơn. Vì vậy nên ban đêm ta thấy trời nhiều sao và sao sáng, như vậy ta có thể đoán được địa phương mình đang chịu ảnh hưởng của cao áp nhiệt đới, trời tạnh ráo, ít mây, nắng to. Lại có hiện tượng: Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng Ngày tháng mười chưa cười đã tối. Câu tục ngữ này phản ánh thời gian chiếu sáng trong hai mùa, mùa hè thời gian được Mạt Trời chiếu sáng nhiều hơn mùa đông (mùa hè ngày dài, mùa đông ngày ngắn), hiện tượng này là hệ qủa đặc điểm chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời. Quỹ đạo vận động của Trái Đất quanh Mặt Trời là hình gần tròn, trong quá trình vận động trục của nó luôn luôn nghiêng một góc 66033’ và độ nghiêng này hầu như không thay đổi. Vào giữa mùa hạ (22/6), Trái Đất đến đầu mút của quỹ đạo, lúc này nửa cầu Bắc hướng về phía Mặt Trời, thời gian được chiếu sáng nhiều hơn thời gian khuất trong bóng tối, nên thời kì nay nửa cầu bắc có ngày dài hơn đêm (đêm tháng năm chưa nằm đã sáng). Tháng năm đây là tháng năm âm lịch tương đương tháng 6 dương lịch. Voà giữa mùa đông 22/12 Trái Đất đến đầu mút bên kia của hoàng đạo, nửa càu nam ngã về phía Mặt Trời nên nửa cầu bắc thời gian được chiếu sáng ít hơn thời gian khuất trong bóng tối, co đem dài hơn ngày “ngày tháng mười chơa cười đã tối”. Tháng mười ở đây là tháng âm lịch tương đương tháng 12 dương lịch. Nước ta nằm trong vĩ độ nhiệt đới của nửa ccàu bắc nên mùa hạ (tháng 6) ngày dài đêm ngắn mùa đông (tháng 12) ngày ngắn đem dài. Có câu: Nắng chóng trưa mưa chóng tối. Vì trời nóng cường độ bức xạ Mặt Trời trực tiếp cung cấp cho mặt đất lớn, vì bầu trời không mây nên ta cảm thấy ngày dài ra, ánh sáng Mặt Trời chói chang hơn, còn bầu trời mưa thì âm u, nhiều mây, lượng bức xạ Mặt Trời cung cấp cho mặt đất giảm và chủ yếu là bức xạ khuếch tán, nên ta cảm thấy thời gian được chiếu sáng hầu như ngắn lại (mưa chóng tối). * Nói về sản xuất nông nghiệp, ông cha ta có câu: Lúa chiêm lấp ló đầu bờ Hễ nghe tiếng sấm phất cờ mà lên. Lúa chiêm tức lúa sản xuất vụ chiêm ở miền bắc (từ tháng 2 đến tháng 6) lấp ló đầu bờ là lúa ở thời kì đẻ nhánh và làm đòng, sấm thường được hình thành vào mùa hè trong các đám mây dông, khi điện trường giữa vùng điện tích dương và vùng tích điện âm đạt đến mức độ nhất định thì sẽ xảy ra hiện tượng trung hòa điện tích, đồng thời phát ra tia lửa điện, hiện tượng phóng xạ tia lửa điện tao ra những luồng ánh sáng cực mạnh, đồng thời trên đường đi của ánh sáng sinh ra nhiệt độ rất cao khiến không khí cũng như hạt mây bị nung nóng và dãn nở đột ngột, từ đó phát ra âm thanh nổ rất lớn đó chính là sấm. Do trong quá trình phát ra tia lửa điện nung nóng không khí, nit[ tự do trong khí quyển được tổng hợp tạo ra muối nitơ, theo mưa dông rơi xuống, cung cấp một nguồn đạm của khí trời cho cây trồng, nên khi lúa đang đẻ nhánh và làm đồng nếu gặp những đợt mưa dông thì lúa sẽ phát triển tốt, khả năng cho một mùa bội thu. KẾT LUẬN Kinh nghiệm dự báo thời tiết của nhân dân ta được lưu truyền trong dân gian qua kho tàng ca dao và tục ngữ Việt Nam rất phong phú. Thiên nhiên Việt Nam có sự phân hóa đa dạng và phức tạp theo không gian và thời gian, phân hóa theo hướng đông tây , bắc nam và theo mùa. Thời tiết thực tế xảy ra do những biến đổi vật lí của các quá trình thay đổi trong khí quyển mang tính đại phương rõ rệt, tùy theo từng thời gian trong năm và từng địa phương nhất định mà thời tiết diễn biến khác nhau, có khi cùng một hiện tượng nhưng biểu hiện thời tiết mỗi nơi mỗi khác. Vì vậy các câu ca dao tục ngữ nói lên sự dự báo thời tiết chỉ thích hợp với địa phương này mà không thích hợp với địa phương khác. Mặc khác quy luật phân bố các đặc trưng của các yếu tố thời tiết – khí hậu được phản ánh trong các câu ca dao tục ngữ có tính chất trung bình, do đó không nên cứng nhắc áp dụng đẻ dự báo mà cần phải dựa trên quan sát thực tế kết hợp với việc thường xuyên theo dõi tin dự báo thời tiết của Cục khí tượng thuỷ văn quốc gia, khu vực và địa phương trên các phương tiện thông tin đại chúng, vì đây là dự báo thời tiết dựa trên các phương tện kỹ thuật chính xác đáng tin cậy. An Phöôùc, ngaøy 01 thaùng 02 naêm 2009 DUYEÄT CUÛA BGH GIAÙO VIEÂN THÖÏC HIEÄN Nguyeãn Maïnh Haûi CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh Phúc --__________________________________________________________________ BẢNG THUYẾT MINH 1) Tên thiết bị tự làm: Biểu đồ hình tròn thể hiện cơ cấu 2) Họ và tên: Nguyễn Mạnh Hải 3) Đơn vị công tác: Trường THCS Nguyễn Quang Diêu 4) Số điện thoại cá nhân: 0988393229 NỘI DUNG THUYẾT MINH A. Nguyên vật liệu thực hiện thiết bị dạy học: - Giấy decal. - Giấy cactong. - Nam châm. - Thanh nhôm mỏng. Tất cả những vật liệu này phần lớn là vật liệu tận dụng và phần còn lại cũng dễ mua nên thiết bị có giá thành thấp. B. Qui trình sử dụng: Đây là một thiết bị có kích thước thích hợp với bài dạy trên lớp. Giáo viên điều chỉnh các thanh phân chia theo tỉ lệ % thích hợp với bài dạy hoặc bài tập. Tùy theo các thành phần của biểu đồ mà dùng các thanh nhiều hay ít theo yêu cầu của bài. Dùng bút lông xóa được làm kí hiệu. Các kí hiệu và tên biểu đồ giáo viên có thể ghi trên bản sẽ thuận tiện hơn. Phía sau biểu đồ hình tròn có các thanh phụ kiện dùng để thêm vào nếu biểu đồ có nhiều thành phần, tâm đường tròn phía sau gắn một nam châm để có thể cố định trên bản. Các thanh có thể dùng tay tháo rời ra hoặc lắp ghép một cách dễ dàng. Khi chuyển qua bài khác. Giáo viên có thể chủng bị biểu đồ này trong thời gian rất ngắn, khi lên lớp có thể điều chỉnh biểu đồ này chưa đến một phút rất tiện lợi và dạy được nhiều bài liên quan đến biểu đồ về cơ cấu từ lớp 7, 8, 9. Các thao tác thực hiện của giáo viên giúp học sinh dễ nắm được kĩ năng vẽ biểu đồ hơn, học sinh cũng có thể thực hiện được. Điều tiện lợi nữa là khi học sinh làm chưa chính xác giáo viên có thể điều chỉnh ngay một cách dễ dàng và điều đó giúp học sinh rèn luyện tốt hơn kĩ năng vẽ biểu đồ cơ cấu hình tròn hơn. C. Giảng dạy môn Địa lí: 1. Địa lí 7: - Bài tập 3 trang 96. - Bài 61 : Thực hành (Phần vẽ biểu đồ cơ cấu kinh tế) 2. Địa lí 8: - Bài tập 2 trang 80. - Bài tập 2 trang 129. - Bài tập 3 trang 135. 3. Địa lí 9: - Bài 1 : Cộng đồng các dân tộc Việt Nam. - Bài 4 : Lao động và việc làm. Chất lượng cuộc sống. - Bài tập 2 trang 23. - Bài 10 : Thực hành (Phần bài 1) - Bài 12 : Sự phát triển và phân bố công nghiệp. - Bài 13 : Vai trò, đặc điểm phất triển và phân bố của dịch vụ. - Bài 15 : Thương mại và du lịch (Mục 2: Ngoại thương) - Bài 21 : Vùng Đồng bằng sông Hồng . - Bài 23 : Vùng Bắc Trung Bộ. - Bài tập 3 trang 120. - Bài 33: Vùng Đông Nam Bộ. - Bìa 37: Thực hành. - Bài tập 3 trang 147. - Bài tập 2 trang 149. An Phước, ngày 01 tháng 03 năm 2010 Xác nhận của đơn vị Trường THCS Nguyễn Quang Diêu Tác giả HIỆU TRƯỞNG Nguễn Mạnh Hải

File đính kèm:

  • docTu lieu Dia li.doc
Giáo án liên quan