Đề tài Bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên

 Lịch sử tiến hoá của loài người ở mọi thời đại nào đều cũng có những dấu ấn của qúa trình giáo dục. Xã hội càng phát triển thì sự nghiệp giáo dục càng được hoàn thiện để phục vụ lại cho xã hội đó. Muốn phục vụ lại xã hội tốt thì bản thân giáo dục phải thường xuyên cập nhật , thay đổi nội dung , hình thức tổ chức để đối tượng tiếp thu tiếp thu được những kiễn thức và kỹ năng mà xã hội yêu cầu

doc32 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1516 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
phương pháp giảng dạy , vẫn tồn tại một bộ phận giáo viên cong lúng túng chưa cập nhật được yêu cầu giảng dạy theo hướng tích cực hoá.Một số còn nặng hình thức bắt chước máy móc, chưa sáng tạo , tổ chức còn vụng về tản mạn…Song bên cạnh đó , một số yếu tố thuận lợi của nhà trường như : tinh thần đoàn kết , chỉ đạo sát sao thống nhất từ trên xuống dưới.được các cấp đảng uỷ quan tâm , phụ huynh học sinh ủng hộ .. nên đã tạo nên sức mạnh tổng hợp cho sự phát triển chung của nhà trường . Bảng thống kê chất lượng chuyên môn của đội ngũ giáo viên từ nămhọc 2004- 2007 ( không tính cán bộ quản lý) Năm học Tổng số gv GVDG Cấp GVdạy Khá GVdạy TB GVdạy Yếu tỉnh Huyện Trường 2004-2005 21 0 4 2 2 11 2 2005-2006 22 0 4 2 2 13 1 2006-2007 22 0 4 2 5 10 1 Nhìn vào bảng trên ta thấy tỷ lệ giáo viên trung bình chiếm khoảng 50% , do đó muốn đạt được mục tiêu đòi hỏi Người cán bộ quản lí phải biết năng động tìm mọi cách nâng cao chất lượng đội ngũ để nâng cao chất lượng chuyên môn . 3, về học sinh : Tổng số: 362 em được chia thành 13 lớp với 5 khối: + Khối 1: 3 lớp = 83 học sinh + Khối 2: 3 lớp = 72 học sinh + Khối 3: 3 lớp = 72 học sinh + Khối 4: 2 lớp = 70 học sinh + Khối 5: 2 lớp = 65 học sinh * Cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học. Diện tích khuôn viên nhà trường đảm bảo cho 15m2/học sinh đủ điều kiện sân chơi bãi tập, nhiều cây xanh, điểm trường chính nằm ngay giữa trung tâm xã, thoáng mát thuận tiện cho học sinh học tập và rèn luyện, có đủ số phòng đi học 2buổi/ngày , trong đó có 12 phòng học kiên cố, 1 phòng học tạm. Bàn ghế cho mỗi phòng học tuy đảm bảo về số lượng song chất lượng chưa đảm bảo (chưa đúng quy cách). Sách giáo khoa và trang thiết bị dạy học được cấp phát đầy đủ và đưa vào sử dụng thường xuyên - song hiệu quả đạt chưa cao. 4, các đoàn thể nhà trường Luôn đoàn kết thống nhất trong việc xây dựng và thực hiện kế hoạch nhiệm vụ năm học. Tổ chức tương đối thành công và có hiệu quả các hoạt động thi đua trong năm học. Tham mưu với cấp uỷ Đảng, chính quyền địa phương, các ban ngành đoàn thể cùng thực hiện công tác xã hội hoá giáo dục. II. Cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu. Đổi mới giáo dục phổ thông là một thách thức lớn nhưng cũng là cơ hội tạo đà cho sự phát triển giáo dục cũng như đổi mới đất nước. Mỗi một cán bộ quản lý, mỗi một đồng chí giáo viên phải tự mình phấn đấu để đạt được sự đổi mới của chương trình sách giáo khoa. Từ đây làm cho mỗi nhà trường phải tìm ra những biện pháp tốt nhất, hữu ích nhất để nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên của trường mình. - Nghị quyết Trung ương II khoá VIII của Đảng đã chỉ rõ “Đổi mới mạnh mẽ phương pháp đào tạo, khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện thành nếp tư duy sáng tạo của người học, từng bước áp dụng phương pháp tiên tiến hiện đại vào quá trình dạy học. Đảm bảo thời gian tự học, tự nghiên cứu, tự tìm tòi khám phá kiến thức của học sinh. Thực tế các đồng chí giáo viên của nhà trường được đào tạo nhiều hệ khác nhau. Do đó kỹ năng và phương pháp dạy học còn nhiều hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu đổi mới chương trình, sách giáo khoa hiện nay. Vì vậy tôi đã chú trọng đến việc bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên nhà trường. III. Một số biện pháp nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên Trường Tiểu học Thượng Bằng La - Văn Chấn - Yên Bái . Nhằm thực hiện kế hoạch phát triển giáo dục tại địa phương trong các năm học để tạo ra một tập thể sư phạm vững mạnh, hoàn thành tốt mục tiêu nhiệm vụ giáo dục học sinh trong Trường Tiểu học, bản thân tôi mạnh dạn đưa ra một số biện pháp như sau: a. Luôn đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng trong nhà trường, làm tốt công tác xã hội hoá giáo dục tại địa phương, tham mưu với cấp uỷ Đảng, chính quyền địa phương các cấp, các ban ngành đoàn thể, các bậc phụ huynh học sinh giúp đỡ tạo mọi điều kiện cho nhà trường cùng với các đồng chí giáo viên nâng cao chất lượng giảng dạy bằng cách: - Dạy đảm bảo chương trình đúng phương pháp ; trong tiết học có các phần đảm bảo cho mọi đối tượng trong lớp đều được học tập phù hợp với trình đồ nhận thức của học sinh. - Phân công giáo viên nhận lớp năm sau xuống nghiệm thu chất lượng lớp mình sẽ nhận qua các đợt kiểm tra định kỳ. - giáo viên nào có học sinh yếu phải thường xuyên phụ đạo học sinh học kể cả ngày thứ bảy hàng tuần. -cuối năm nhà trường tổ chức bàn giao tay ba giữa giáo viên dạy và giáo viên nhận và BGH nhà trường . - tổ chức các cuộc thi liên quan đến kiến thức đã học để củng cố kiến thức cho học sinh theo phương châm :học mà chơi-chơi mà học” - Tổ chức các cuộc thi giáo viên dạy giỏi, Hỗ trợ kinh phí để làm đồ dùng dạy học làm đồ dùng, phụ vụ cho tiết dạy, môn dạy. - tổ chưc các chuyên đề để giải quyết các yêu cầu về phương pháp giảng dạy trong tổ , nhà trường , thường xuyên dự giờ rút kinh nghiệm cho đồng nghiệp. - tích cực học tập qua sách báo .hướng dẫn để bổ sung kiến thức về công tác chuyên môn . b. Ban giám hiệu nhà trường phối kết hợp với Công đoàn nhà trường chăm lo đời sống cho các đồng chí cán bộ giáo viên - công nhân viên khi ốm đau bệnh tật,… khen thưởng động viên kịp thời đối với các đồng chí đạt giáo viên giỏi và các danh hiệu thi đua khác. c. Dựa vào tình hình thực tế của nhà trường, thực trạng của giáo viên về mọi mặt, dựa vào kết quả của năm học trước là tiền đề cho năm học sau, nhằm phát huy những thuận lợi, khắc phục những khó khăn để xây dựng kế hoạch tốt hơn để thực hiện cho năm học tới, quan trọng nhất là nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên. Do đó cần phải xây dựng tốt tổ chuyên môn nhà trường, tổ chuyên môn gồm có: - Hiệu trưởng. - Phó hiệu trưởng. - Tổ trưởng các tổ chuyên môn. - Các đồng chí giáo viên dạy giỏi. d. Lên kế hoạch hoạt động kiểm tra đánh giá. - Kế hoạch hoạt động tuần. - Kế hoạch hoạt động tháng. - Kế hoạch thăm lớp dự giờ, kiểm tra, thanh tra. Khi kiểm tra cần phải công khai, công bằng đánh giá chung, không thiên vị, động viên kịp thời cho giáo viên có giờ dạy tốt., e. Muốn nâng cao chất lượng giảng dạy cho đội ngũ giáo viên trong nhà trường được tốt, hiệu trưởng cần có kế hoạch phân công giáo viên chủ nhiệm lớp, đúng người, đúng việc, luôn tạo điều kiện giúp đỡ những đồng chí có hoàn cảnh khó khăn, từ đó các đồng chí thấy được ý thức trách nhiệm của người giáo viên, cần phải nhiệt tình với công việc, luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. g. Lên lịch cụ thể để kiểm tra hồ sơ giáo viên 1 lần/ tháng, để uốn nắn, khắc phục kịp thời những sai sót lệch lạc cho giáo viên. - Dựa vào tình hình thực tế giảng dạy của giáo viên, từ đó đề ra các hình thức kiểm tra cho phù hợp và tiến hành kiểm tra theo các hình thức sau: - Kiểm tra có báo trước. - Kiểm tra không báo trước. - Kiểm tra việc thực hiện các chuyên đề… h. Có kế hoạch cử các giáo viên đi học Cao đẳng, Đại học để nâng cao chuyên môn nghiệp vụ. - Thực hiện tốt nhiệm vụ năm học, nội quy, quy chế về chuyên môn đánh giá xếp loại chuyên môn trên cơ sở yêu cầu chung của ngnàh triển khai bàn bạc cụ thể qua các kỳ đại hội ngay từ đầu năm học thống nhất về chỉ tiêu phấn đấu và ký cam kết. Thông qua nghị quyết, tiên chí xếp loại giáo viên, tất cả giáo viên đều được trao đổi bàn bạc một cách dân chủ, thực hiện công bằng, khách quan để mọi thành viên hiểu và thực hiện đúng. Quán triệt ký cam kết thực hiên các cuộc vận động của Bộ Trưởng Bộ Giáo dục - Đào tạo phát động phong trào “hai không” trong giáo dục. 100% giáo viên đều hưởng ứng và ký cam kết thi đua, nêu cao trách nhiệm trong mọi công việc, đoàn kết giúp đỡ nhau để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. VI, kết quả đạt được Sau một năm kiên trì kiểm tra đánh giá thực hiện kế hoạch bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ thì chất lượng giáo dục đã được nâng lên rõ rệt cụ thể qua bảng tổng hợp so sánh số liệu so với năm học 2006-2007 như sau. Năm học TS HS TS GV Kết quả xếp loại giáo viên Kết quả xếp loại học sinh Giỏi Các Cấp Khá Trung Bình Yếu Hạnh kiểm Học sinh giỏi Học sinh tiên tiến CNBH Đ CĐ 06-07 365 22 4 5 12 1 357 8 32 95 198 07-08 362 21 8 8 5 0 360 2 36 124 251 PHần kết luận 1. Kết luận Qua một năm thực hiện tốt kế hoạch và biện pháp hỗ trợ cán bộ giáo viên vượt qua khó khăn về hoàn cảnh gia đình và bản thân, hoàn thành tốt nhiệm vụ để tạo ra một tập thể đội ngũ giáo viên vững mạnh. Trường Tiểu học Thượng Bằng La - Văn Chấn Yên Bái : - Ban giám hiệu là những người quản lý trong nhà trường cần phải có năng lực quản lý, chỉ đạo các hoạt động trong nhà trường đi đúng hướng, đúng mục tiêu giáo dục hiện nay. - Biết xác định mục tiêu chủ yếu, để từ đó xây dựng kế hoạch và đề ra biện pháp thực hiện. - Các chỉ tiêu biện pháp phải dựa trên cơ sở thực tế của nhà trường và địa phương, cùng những diễn biến khách quan có thể sảy ra, tổ chức thực hiện một cách đồng bộ. - Tạo ra nhịp độ quản lý đều và ổn định trong suốt năm học. - Cán bộ quản lý phải giỏi về chuyên môn và biết sử dụng các chuyên gia để hỗ trợ cho mình trong công tác chỉ đạo. - Xây dựng tập thể sư phạm vững mạnh, người hiệu trưởng phải thực sự có tâm huyết với công việc, đi sâu, đi sát đến đời sống của giáo viên, công nhân viên trong trường, vô tư, khách quan nhận xét đánh giá tế nhị, khéo léo, trong những hoàn cảnh cụ thể công việc cụ thể, đời sống cụ thể để có biện pháp và cách giải quyết phù hợp. 2. Kiến nghị. Qua thực tiễn quản lý nhà trường tiểu học thuộc địa bàn miền núi khó khăn về mọi mặt, tôi xin kiến nghị một số điểm sau: - Cần được cấp trên quan tâm hơn và cho các đồng chí giáo viên chưa đạt chuẩn đi học nầng chuẩn. - Có kế hoạch hỗ trợ về xây dựng cơ sở trường, lớp, trang thiết bị dạy học đầy đủ và khang trang hơn. Mục lục Trang Phần mở đầu 1. Lý do chọn đề tài 2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu 3. Đối tượng, phạm vi, phương pháp nghiên cứu Phần nội dung 1. Thực trạng đội ngũ giáo viên nhà trường 2. Cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu 3. Một số biện pháp nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên ở trường tiểu học Thượng Bằng La - Văn Chấn –Yên Bái Phần kết luận chung 1. Kết luận 2. Kiến nghị

File đính kèm:

  • docsang kien nang cao chat luong doi ngu.doc
Giáo án liên quan