Đề tài: Bồi dưỡng khả năng tự học cho học sinh THCS

Nhân loại đã bước vào những thập niên đầu của thế kỉ XXI – thế kỉ mà tri thức và kỹ năng của con người được coi là yéu tố quyết định sự phát triển xã hội. Người ta nói nền văn minh của thế kỷ XXI là “ nền văn minh trí tuệ”. Để có nền văn minh trí tuệ thì nền giáo dục phải đào tạo được những con người thông minh, trí tuệ, phát triển, sáng tạo và giàu tính nhân văn cho xã hội. Muốn đáp ứng được mục tiêu đào tạo đó, trong chiến lược giáo dục nhất thiết phải đổi mới phương pháp dạy học để thích ứng với sự bùng nổ tri thức, có tác dụng quyết định đối với tiến trình phát triển của xã hội.

 Nghị quyết TW2 khóa VIII về phương hướng phát triển GD - ĐT nêu rõ: “ Đổi mới nội dung, chương trình, phương pháp giáo dục theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, tăng cường giáo dục tư duy sáng tạo, năng lực tự học, tự tu dưỡng, tự tạo việc làm.”.

 Tự học là một yêu cầu cấp thiết của việc đổi mới phương pháp dạy học. Đổi mới phương pháp dạy học hiện đang là vấn đề thời sự nóng hổi của tất cả các nhà truờng. Định hướng cơ bản trong đổi mới phương pháp dạy học là phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của người học, lấy người học làm trung tâm của quá trình giáo dục. Để thực hiện được định hướng đó, đòi hỏi học sinh phải nghiên cứu trước bài học, đọc thêm các tài liệu có liên quan, đề xuất vấn đề, Hàng loạt công việc độc lập trên chỉ có thể được giải quyết bằng con đường tự học.

 

doc18 trang | Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 408 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài: Bồi dưỡng khả năng tự học cho học sinh THCS, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
một câu văn ngắn gọn? HĐ2. Xác định nhiệm vụ của người học sinh trong học tập, rèn luyện. ? Để đạt được kết quả học tập tốt, là học sinh chúng ta cần làm gì? ? Em đã thực hiện việc tu dưỡng đạo đức như thế nào? ? Để có được kết quả học tập tốt, các em cần học tập như thế nào? ? Em đã tham gia những hoạt động tập thể nào? ? Có ý kiến cho rằng học sinh chỉ cần tu dưỡng đạo đức và học tập tốt là đủ. Em có đồng ý với ý kiến đó không? vì sao? ? Việc kết hợp các yếu tố: tu dưỡng đạo đức, học tập tốt, tích cực tham gia các hoạt động tập thể có tác dụng như thế nào dến sự phát triển nhân cách của mỗi người? ? Từ nhiệm vụ chủ yếu của người học sinh là tu dưỡng đạo đức, học tập tốt giúp em nhớ tới lời dạy nào của Bác Hồ đối với thiếu niên, nhi đồng? ? Vậy kết hợp với nội dung của tiết học trước, em hãy khái quát những nội dung chính của bài 11: Mục đích học tập của học sinh. Chuyển ý: Để củng cố nội dung bài học, ta chuyển sang phần Luyện tập. HĐ3. Củng cố. GV: Chiếu bài tập lên máy chiếu. Chia học sinh thành 3 nhóm thảo luận. GV: Nhận xét và chuẩn kiến thức: “ Học để kiếm được việc làm nhà hạ” là mục đích học tập không đúng. Còn lại là đúng nhưng chưa đủ, vì vậy học tập phải là tổng hợp của nhiều yếu tố, nhưng mục đích sâu sắc nhất là góp phần xây dựng quê hương, đất nước, vì tương lai bản thân, vì danh dự của gia đình, nhà trường. GV: Sử dụng máy chiếu. GV: Sử dụng máy chiếu cho học sinh tự sắp xếp. HV: Phần này giáo viên có thể cho học sinh sắm vai. - Để được tiếng là học sinh trường chuyên. - Suy nghĩ của Hoà về việc học tập như vậy là chưa đúng. - Vì: + Hoà chỉ nghĩ rằng việc được học ở trường chuyên là để ra oai với bạn bè chứ không nghĩ đến việc phấn đấu học tập để đạt kết quả cao. + Hoà cho rằng việc học tập không quan trọng, học không giỏi thì vẫn có tiền tiêu xài. - Kết quả học tập không cao. - Tốn tiền của. - Hình ảnh 3 bạn học sinh lấy lưng trâu làm bảng, đang cùng nhau học bài ngoài cánh đồng. - Các bạn đang vượt mọi khó khăn, học tập ở mọi nơi, mọi lúc và biết giúp đỡ nhau trong học tập. - Tinh thần vượt khó, vươn lên trong học tập. Học ở mọi nơi, mọi lúc. Biết đoàn kết, giúp đỡ nhau trong học tập. - Học sinh trả lời: ( có thể trả lời đã biết giúp nhau hoặc chưa biết giúp nhau). - Học sinh kể tấm gương trong trường hoặc trong lớp. - Học sinh kể những tấm gương sáng trong học tập mà em biết. ( có thể có học sinh kể về tấm gương Nguyễn Ngọc Ký) - Hoàn cảnh gia đình khó khăn. Bản thân bị tật nguyền ( bị liệt hai tay). - Miệt mài tập viết bằng chân, dù rất đau đớn ở 2 bàn chân nhưng vẫn không nản lòng. - Quá trình lâu dài, gian khổ, kiên nhẫn của ý chí vươn lên trong học tập. - Sau này trở thành thầy giáo: Nhà giáo ưu tú Nguyễn Ngọc ký. - Siêng năng, kiên trì, vượt mọi khó khăn - Thầy Nguyễn Ngọc Ký. - Thầy là tấm gương về tinh thần tự học tập và không ngừng học tập - Thầy Nguyễn Ngọc Ký. - Nhóm 1: Thảo luận : Xác định mục đích học tập đúng đắn có ý nghĩa như thế nào đối với bản thân mỗi người. - Nhóm 2: Thảo luận: Xác định mục đích học tập đúng đắn có ý nghĩa như thế nào đối với gia đình. - Nhóm 3: Thảo luận: Xác định mục đích học tập đúng đắn có ý nghĩa như thế nào đối với xã hội. Đại diện các nhóm lên trình bày kết quả thảo luận. - Chỉ có xác định đúng đắn mục đích học tập thì mới có thể học tập tốt. - Tu dưỡng đạo đức - Học tập tốt - Tích cực tham gia các hoạt động tập thể, hoạt động xã hội. - thực hiện nội quy của trường, lớp. Khiêm tốn, thật thà. - Có phương pháp học tập đúng đắn, siêng năng, kiên trì, học đi đôi với hành. - Tập thể dục giữa giờ, văn nghệ chào mừng ngày 20/11, ủng hộ các hoạt động nhân đạo. - Không đồng ý. - Vì: Hạn chế giao tiếp bản thân, không bộc lộ được những khả năng của mình, không học tập được ở bạn bè. - Phát triển toàn diện nhân cách. - Điều 2, điều 5 trong “ 5 điều Bác Hồ dạy thiếu niên, nhi đồng”. ( HS có thể đọc cả 5 điều Bác dạy). - Học sinh thảo luận. - Trình bày kết quả thảo luận. - Học sinh tự do lựa chọn những điều mà mình đã thực hiện được trong mục đích học tập của các em. - Có nhiều giả định về câu trả lời của Tuấn: + Tìm tấm gương tích cực tự giác trong hoạt động tập thể và hoạt động xã hội để chuẩ bị cho nội dung kiểm tra. + Chuẩn bị cho bài học mới “ Mục đích học tập của học sinh”. + Đọc và tự rèn luyện bản thân. 1. Nội dung bài học. a. Mục đích học tập của học sinh. b. ý nghĩa . - Chỉ có có xác định đúng đắn mục đích học tập thì mới có thể học tập tốt. c.Nhiệm vụ chủ yếu của người học sinh. - Tu dưỡng đạo đức - Học tập tốt - Tích cực tham gia các hoạt động tập thể, hoạt động xã hội. Phát triển toàn diện nhân cách. Luyện tập. + Thảo luận nhóm bài tập phần a (SGK/ 27) + Làm bài tập phần c (SGK/ 28) + Trò chơi sắp xếp các từ để thành một câu có nghĩa nói về mục đích học tập của học sinh. + Làm bài tập d (SGK/28) Hoạt động nối tiếp. Học thuộc bài. Sưu tầm thêm những tấm gương có mục đích học tập tốt. Hoàn thiện các bài tập còn lại vào vở bài tập. Thiết kế một kế hoạch học tập nhằm khắc phục một môn học còn yếu, hoặc vạch kế hoạch học tập môn em ưa thích nhất. Ôn tập và chuẩn bị ngoại khoá. V. Kết quả từ một bài dạy cụ thể Trong suy nghĩ của học sinh ( thậm chí trong suy nghĩ của một bộ phận giáo viên không dạy môn GDCD) thì môn GDCD là một môn “phụ”, khô khan, giáo điều, “ không quan trọng ” như các môn học khác. Thực tế, nếu được đào tạo chuyên về dạy bộ môn này và dạy sao cho học sinh thấy yêu thích bộ môn, làm sao để học sinh thấy tầm quan trọng của môn học, có nhu cầu tự học và đưa tầm quan trọng của bộ môn lên ngang tầm các môn học khác thì đây cũng là môn không dễ dạy chút nào, nó không đơn giản như người ta tưởng. Môn học này được đổi mới trong chương trình thay sách giáo khoa theo hướng đồng tâm và phát triển. Đặc điểm của bộ môn là “học đi đôi với hành”, áp dụng những điều đã học trên lớp vào ngay thực tiễn cuộc sống. Nếu học trên lớp mà không thực hành ngay trong thực tiẽn thì kết quả học tập chỉ là con số “0”. Có nhiều hình thức để nâng cao chât lượng dạy học bộ môn, song khuyến khích khả năng “ tự học” của học sinh ngay trên lớp để thấy được ý thức học tập, rèn luyện của các em là hình thức hữu hiệu nhất. Trong bài soạn trên, tôi có cho học sinh được tự làm việc theo nhóm 2 lần. Giao nhiệm vụ cho 2 nhóm xong tôi quan sát và tới từng nhóm kiểm tra sát sao, giúp đỡ các em những khó khăn trong quá trình thảo luận nhóm. Tất cả các em trong nhóm đều làm việc rất tích cực. Nhóm trưởng triển khai nội dung và điều hành việc thảo luận. Yêu cầu tất cả các bạn trong nhóm đều phải có ý kiến của mình cho câu hỏi thảo luận. Có nhiều ý kiến thảo luận trái ngược nhau về cùng một vấn đề thì cuộc tranh luận càng sôi nổi, nó lôi cuốn cả những em nhút nhát, rụt rè, ít giao tiếp vào cuộc. Và như vậy thì có nghĩa là dù ý kiến đúng hay chưa đúng của các em về vấn đề thảo luận thì thành công của tôi là đã hướng các em đến khả năng tự học, dần dần bồi dưỡng cho các em khả năng tự học ( tự học trên lớp, tự học ở mọi lúc, mọi nơi). Trong phần “ hoạt động nối tiếp” ( phần cuối của bài), tôi cũng đã giao nhiệm vụ về nhà rất rõ ràng để các em tự học tại nhà. áp dụng những điều được học vào việc làm bài tập; áp dụng vào chính khả năng làm việc của mình. Sau khi giao nhiệm vụ về nhà cho học sinh, tôi sẽ có kế hoạch kiểm tra việc tự học của các em. Điều đó buộc cá nhân mỗi học sinh cần cố gắng nêu cao tinh thần tự học tập, tự rèn luyện, kích thích khả năng sáng tạo, độc lập suy nghĩ của mỗi học sinh. Trong tiết học lần sau, tôi kiểm tra việc học bài cũ, làm bài tập và thực hiện các nhiệm vụ khác mà phần hướng dẫn về nhà lần trước tôi đã yêu cầu. Kết quả là 95% học sinh thực hiện tốt yêu cầu: làm bài tập đầy đủ; học thuộc nội dung bài cũ; mỗi học sinh đã thiết kế được cho mình kế hoạch học tập môn học còn yếu kém (hoặc môn yêu thích nhất) C. Kết luận Tóm lại, bồi dưỡng khả năng tự học cho học sinh Trung học sơ cở là một đòi hỏi cấp thiết, đáp ứng yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học nói riêng và nâng cao chất lượng của bậc học nói chung. Khó khăn còn nhiều trên con đường vận dụng phương pháp dạy học mới vào thực tiễn, song có thể nói thành công của việc bồi dưỡng khả năng tự học cho học sinh sẽ là tiền đề tạo ra khả năng phát triển tư duy sáng tạo ở học sinh, tạo ra những “nhà nghiên cứu khoa học” cho tương lai, phù hợp với yêu cầu đào tạo con người mới trong thời đại Internet hiện nay. Thiết kế bài giảng hợp lí sao cho phần học sinh tự nghiên cứu được nhiều và hiệu quả cũng giúp cho người giáo viên chủ động và có thể thay đổi, nâng dần việc tự học, tự lĩnh hội tri thức của học sinh từ dễ đến khó, chuyển loại phù hợp với đối tượng học sinh. D. Kiến nghị - Các cấp, các ngành cần qua tâm, thường xuyên mở các lớp bồi dưỡng về chuyên môn cho giáo viên bậc THCS. - Trong các trường học cần phải có phòng thư viện, phòng đọc sách với những đầu sách tham khảo phong phú cho học sinh được lên đọc tại phòng hoặc mượn sách về tự nghiên cứu, phục vụ cho việc tự học. - Hệ thống các trường THCS nên đồng bộ mua báo Đội cho học sinh đọc, phát động mạnh mẽ phòng trào “ Học và làm theo báo Đội”. Hoạt động có hiệu quả các chương ttrình hoạt động ngoại khóa Trên đây là một vài suy nghĩ bước đầu của bản thân tôi, bài viết chắc không tránh khỏi những thiếu sót, kính mong các thầy giáo, cô giáo, các bạn đồng nghiệp góp ý kiến để bài viết hoàn chỉnh, khả thi. Thanh Lương, ngày 3 tháng 2 năm 2009 Người viết Trần Thị Lệ Thủy Tôi xin chân thành cảm ơn. Mục lục. Trang Mục 1 A. Đặt vấn đề. I. Lí do về tính cấp thiết 2 II. Mục đích nghiên cứu III. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3 B. Nội dung I. Cơ sở lí luận 4 II. ở thực tiễn 5 III. Những giải pháp bồi dưỡng khả năng tự học cho học sinh THCS 7 Bài soạn minh họa 15 C. Kết luận D. Kiến nghị Tài liệu nghiên cứu: 1.Nghiên cứu tài liệu: Một số vấn đề về đổi mới phương pháp dạy học các môn: Giáo dục công dân Địa lí. Ngữ văn. 2.Tài liệu của đồng nghiệp : Thạc sĩ Võ Hoàng Ngọc ( Vinh- Nghệ An) trên Tạp chí Giáo dục số 56 tháng 4/2003

File đính kèm:

  • docBoi duong kha nang tu hoc cua hoc sinh.doc
Giáo án liên quan