Trong cuộc sống, một trong những hạnh phúc lớn nhất của trẻ là được đến trường, được học đọc, học viết. Biết đọc, biết viết là cả một thế giới mở ra trước mắt các em. Một trong những mục tiêu của chương trình Tiếng Việt tiểu học hiện nay là chú trọng nhiệm vụ hình thành và phát triển khả năng sử dụng Tiếng Việt (đọc, nghe, nói, viết). Chữ viết là một trong những mục tiêu có tầm quan trọng đặc biệt ở tiểu học, nhất là lớp 1. Học vần, tập đọc giúp học sinh đọc thông, tập viết giúp các em viết thạo. Đọc thông, viết thạo có quan hệ mật thiết với nhau, cũng như dạy tập viết, học vần tập đọc không thể tách rời nhau. Viết đúng mẫu, rõ ràng và nhanh, học sinh sẽ có điều kiện ghi chép bài học của tất cả các môn học tốt hơn. Nó còn giúp các em không chỉ nắm chắc tri thức Tiếng Việt mà còn sử dụng Tiếng Việt khá thành thạo, góp phần đáng kể trong việc nâng cao chất lượng không chỉ môn Tiếng Việt mà còn cho các môn học khác.
13 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1313 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Biện pháp nâng cao chất lượng chữ viết cho học sinh lớp 1, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
thường xuyên học hỏi đồng nghiệp để trao đổi, tìm ra những biện pháp tối ưu nhất để giúp đỡ học sinh viết, bồi dưỡng cho học sinh một số đức tính và thái độ cần thiết trong việc rèn luyện chữ viết như lòng say mê, ý chí quyết tâm, tính cẩn thận chính xác, có óc thẩm mĩ, lòng tự trọng và tinh thần trách nhiệm cao tạo được hứng thú cho học sinh hăng say tập viết và có ý thức viết đúng, viết đẹp ngay từ đầu. Nếu ở lớp 1 các em đã viết hỏng, viết xấu thì lên các lớp trên khó viết đúng, viết đẹp được.
-Mục đích quan trọng của việc dạy viết là học sinh viết đúng mẫu chữ quy định, có khả năng viết nhanh (đạt và vượt tốc độ yêu cầu đề ra ở mỗi lớp) và biết trình bày một bài viết sạch đẹp (có tính thẩm mĩ). Do vậy khi dạy và luyện chữ cho học sinh, tôi đã chú trọng nhiều về phương pháp luyện tập thực hành, giúp học sinh hình thành và trau dồi kỹ năng chữ viết.
- Trong quá trình rèn luyện chữ viết tôi đã phân loại chữ viết thành các nhóm để việc rèn luyện chữ cho học sinh hiệu quả hơn.
Ví dụ:
+Kiểu chữ thường: Nhóm rèn luyện trọng tâm nét móc: u, ư, n , m ..., nét khuyết: l, b, h, k, y, ...
-Trong giờ tập viết, chính tả tôi đã hướng dẫn học sinh tuân thủ nghiêm ngặt và thực hiện đúng các nguyên tắc về tư thế ngồi viết, cách để tay, cách cầm bút..., bàn viết đảm bảo đủ ánh sáng và thuận chiều, cầm bút xuôi theo chiều ngồi. Khi viết, yêu cầu học sinh đưa bút từ trái sang phải, từ trên xuống dưới, không ấn mạnh ngòi bút vào mặt giấy...
-Ngoài những biện pháp trên tôi còn phối hợp với phụ huynh học sinh giúp cho họ nhận thức được tầm quan trọng của chữ viết đối với con em họ. Nhiều phụ huynh rất chăm lo đến việc học của con em nên giúp cho việc nâng cao chữ viết cho học sinh lớp 1 được thuận lợi hơn.
-Hơn thế nữa, tôi thường xuyên theo dõi chữ viết của từng học sinh để uốn nắn kịp thời, động viên khuyến khích những em viết đẹp và tiến bộ.
Để thực hiện tốt việc dạy chữ cho học sinh trong giờ tập viết tôi đã thực hiện một cách đầy đủ quy trình lên lớp như sau:
1-Kiểm tra bài cũ:
Giáo viên yêu cầu học sinh:
-Viết lại (bảng con, bảng lớn) chữ cái và từ ngữ ứng dụng ngắn gọn (2,3 tiếng) ở bài trước.
Giáo viên hướng dẫn chữa bài trên bảng (dùng phấn màu sửa chữ viết sai hoặc viết chưa đúng mẫu) sau đó gợi ý để học sinh tự sửa chữ đã viết trên bảng con và giơ bảng cho giáo viên kiểm tra, uốn nắn thêm (chú ý động viên kịp thời những học sinh viết chữ đẹp).
Hoặc: Nhận xét bài viết của học sinh ở tiết trước (do giáo viên chấm ở nhà). Giáo viên nêu ưu điểm chung, tuyên dương những học sinh viết tốt, sửa chỗ sai về chữ viết nhiều học sinh mắc, chỉ rõ cách khắc phục để viết đúng, viết đẹp.
2-Bài mới:
2.1. Hoạt động 1: Giới thiệu bài (Nêu nội dung và yêu cầu tiết dạy, ghi bảng tên bài.., nội dung viết).
2.2.Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh viết chữ cái chữ số.
Bước 1: Hướng dẫn học sinh quan sát, nhận xét chữ cái, chữ số.
+Giáo viên giới thiệu khung chữ và cấu tạo nét chữ trên bìa chữ mẫu gợi ý học sinh nhận xét, so sánh: Chữ gì gồm mấy nét? phần nét nào giống nét chữ đã học? phần nào khác?...
+Giáo viên chỉ dẫn cách viết (quy trình viết chữ) trên bìa chữ mẫu.
+Giáo viên viết mẫu trên khung chữ thật thong thả cho học sinh theo dõi.
Bước 2: Hướng dẫn học sinh viết trên bảng con.
Học sinh tập viết 2, 3 lượt, giáo viên nhận xét, uốn nắn và có thể nhắc lại quy trình viết để học sinh viết đúng.
2.3.Hoạt động 3: Hướng dẫn học sinh viết ứng dụng.
Bước 1: Giới thiệu từ và viết ứng dụng.
+Học sinh đọc từ viết ứng dụng trong sách giáo khoa.
+Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát, nhận xét.
Bước 2: Hướng dẫn học sinh quan sát nhận xét
Ví dụ: Độ cao các chữ cái, quy trình viết liền mạch, nối chữ khoảng cách giữa các chữ, cách đặt dấu thanh.
+Giáo viên viết mẫu chữ ghi tiếng đều trong cụm từ ứng dụng.
Bước 3: Hướng dẫn học sinh viết chữ ứng dụng trên bảng
+Học sinh tập viết chữ ứng dụng trên bảng lớp, bảng con 2,3 lượt.
+Giáo viên nhận xét, uốn nắn và có thể nhắc lại quy trình viết để học sinh viết đúng
2.4.Hoạt động 4: Hướng dẫn học sinh viết vào vở tập viết
+Giáo viên nêu nội dung và yêu cầu viết trong vở (số chữ, số dòng tập viết) cần lưu ý về điểm đặt bút, khoảng cách giữa các chữ ra sao, cách đặt dấu thanh như thế nào.
+Học sinh luyện viết vào vở theo yêu cầu.
+Giáo viên theo dõi, uốn nắn giúp đỡ các em yếu kém viết đúng quy trình, hình dáng và nội dung (kết hợp nhắc nhỡ tư thế ngồi viết, cách để vở, càm bút...)
2.5.Hoạt động 5: Chấm bài chữa bài.
Giáo viên chấm khoảng 5 - 7 bài sau đó nhận xét để rút ra kinh nghiệm.
2.6.Cũng cố, dặn giò:
Nhận xét chung về tiết học, khen ngợi những học sinh viết đẹp; dặn học sinh về nhà viết bài ở nhà.
Trên đây là quy trình chung một tiết dạy tập viết. Để thực hiện thành công trong tiết dạy, đòi hỏi người giáo viên Tiểu học nào cũng phải tuân theo các quy trình dạy học đó. Nhưng để có kinh nghiệm rèn cho học sinh có được chữ viết đẹp đòi hỏi người giáo viên phải biết vận dụng các phương pháp một cách linh hoạt, hợp lý.
Ví dụ: Khi hướng dẫn học sinh viết chữ cái b tôi đã tiến hành theo các bước sau:
Bước 1: Hướng dẫn học sinh quan sát và nhận xét chữ mẫu.
-Giới thiệu khung chữ và cấo tạo nét trên bài chữ mẫu.
-Vừa nói vừa viết lên bảng lớn để học sinh quan sát.
+Chữ cái b nằm trong khung chữ cao 5 li nhỏ (học kỳ I) đặt bút từ dòng kẻ thứ 2 tình từ dưới lên, kéo nét khuyết trên cao 3 li sau đó kéo xuống từ li thứ 5 xuống li cuối cùng, kéo nét thắt lên 2 li và chổ thắt nằm ở li thứ 2 (từ dưới lên) chạm với dòng kẻ thứ 3 của li thứ 2 (từ dưới lên).
Bước 2: Hướng dẫn học sinh viết trên không trung.
Bước 3: Hướng dẫn học sinh viết trên bảng con.
-Cho học sinh tập viết 2-3 lượt, sau mỗi lượt giáo viên nhận xét uốn nắn cho học sinh để khắc sâu cho các em nhớ lâu hơn.
Lưu ý: Bảng lớp là công cụ trực quan rất quan trọng và cần thiết trong hoạt động dạy học. Bảng con là công cụ thực hành luyện tập một cách tích cực và có hiệu quả đối với từng học sinh đóng vai trò quan trọng trong hoạt động dạy học của giáo viên. Học sinh dùng bảng con tập bằng phấn nhằm củng cố biểu tượng về chữ viết (hình dạng, cấu tạo nét, quy trình viết), luyện viết tao tác viết và rút kinh nghiệm kịp thời trong quá trình luyện viết... Nhờ quan sát chữ viết trên bảng con, giáo viên năm bắt được những ưu điểm hay hạn chế của học sinh để kịp thời biểu dương hay uốn nắn trong quá trình dạy học. Một số giáo viên hay bỏ qua bước này cho nên việc dạy chữ viết cho học sinh không hiệu quả.
Ví dụ: Khi hướng dẫn học sinh viết từ ứng dụng "sừng hươu"
+Yêu cầu học sinh đọc và phân tích từ.
+Giáo viên giảng nghĩa (Có thể bằng hình ảnh, bằng lời)
+Gợi ý cho học sinh quan sát và nhận xét cách viết, độ cao của chữ cái, quy trình viết liền mạch, nối chữ ghi dấu phụ, đặt dấu thanh.
+Trong từ "sừng hươu" những chữ cái nào cao 1 đơn vị, cao 2 đơn vị, cao 2,5 đơn vị..., cách đặt dấu thanh ở các chữ.
+Hướng dẫn học sinh cách nối giữa các con chữ trong chữ, khoảng cách giữa các con chữ không gần quá hay xa quá nối liền mạch các con chữ trong chữ, khoảng cách giữa chữ với chữ.
+Hướng dẫn học sinh viết trên bảng con.
+Giáo viên nhận xét uốn nắn kịp thời.
e-kết quả sau khi áp dụng
Với những biện pháp cụ thể trên bước đấu tôi đã thu được những kết quả như sau:
Sĩ số lớp 30:
Kết quả
Năm học 2006-2007
Ghi chú
Số học sinh biết viết
100%
Số học sinh viết xấu
10%
Số học sinh viết đẹp
90%
Như vậy qua một năm thực hiện với sự tận tâm, tận lực của mình, tôi đem tất cả những kinh nghiệm hiểu biết của mình truyền thụ kiến thức cho học sinh và kết quả đem lại một cách rất khả quan.
+Đa số học sinh lớp tôi phụ trách chữ viết rõ ràng, đều nét, đúng kích cỡ.
+ Số lượng học sinh viết chữ đẹp cao.
+Đa số các em ý thức được "nét chữ nết người".
G-Bài học kinh nghiệm
Từ những kết quả trên tôi nhận thấy việc nâng cao chất lượng chữ viết cho học sinh là một việc làm rất cần thiết và quan trọng. Qua một năm thực hiện tôi đã có được một số kinh nghiệm sau:
-Rèn luyện học sinh viết đúng và đẹp là cả một quá trình không thể một sớm một chiều mà theo mong muốn được. Vì vậy người giáo viên thực sự phải yêu nghề, mến trẻ. Phải có tâm huyết với nghề. Phải thường xuyên gần gũi giúp đỡ các em, động viên các em vượt qua khó khăn. Từ đó các em có chỗ dựa vững chắc để vươn lên.
-Trong quá trình giảng dạy giáo viên cần động viên nhắc nhở kịp thời để các em cố gắng, khắc phục kịp thời.
-Thường xuyên phải thăm lớp dự giờ học hỏi đồng nghiệp, nâng cao nhận thức về công việc của mình. Cần linh hoạt, sáng tạo trong việc tổ chức các hoạt động dạy học gây hứng thú cho học sinh.
-Phối hợp với cha mẹ học sinh để tìm ra giải pháp phù hợp.
-Tận tâm, tận lực đến từng học sinh để giúp các em từ tin hơn trong học tập.
-Giáo viên là một người mẫu mực trong mọi việc để học sinh noi theo.
Trên đây là một vài suy nghĩ cũng như việc làm mà bản thân tôi đã tiến hành trong quá trình giảng dạy. Thiết nghỉ rằng, chỉ là những việc làm đơn giản nhất những nó hết sức cần thiết nhằm nâng cao chất lượng học sinh ngày một cao hơn. Đây là một số kinh nghiệm của bản thân tôi được đúc rút ra qua quá trình giảng dạy. Tôi mạnh dạn đưa ra và rất mong được sự góp ý chân thành của bạn bè, đồng nghiệp cũng như chuyên môn nhà trường để công tác dạy học của tôi đạt kết quả cao hơn.
ý kiến đề xuất:
-Hàng năm có cuộc thi viết chữ đẹp trong giáo viên và học sinh (cấp trường , huyện,..)
-Triển lãm những bộ vở sạch chữ đẹp để học sinh biết và học tập ở bạn mà những điều mình chưa làm được.
-Quán triệt tất cả giáo viên phải tự trau dồi chữ viết, lúc viết bảng cũng phải theo đúng mẫu chữ đã hướng dẫn học sinh trong giờ tập viết ở tất cả các khối lớp, tuyệt đối không viết tùy tiện theo thói quen của mình. (kể cả việc cho điểm và nhận xét trong tập vở của học sinh).
Trên đây là một số ý kiến và kinh nghiệm của tôi, rất mong sự quan tâm giúp đỡ của Hội đồng khoa học các cấp, các ngành góp ý, bổ sung cho bản thân được nhiều hơn giúp tôi hoàn thành công tác được giao.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Thị trấn Diễn châu, ngày 20 tháng 5 năm 2007
Người viết
Vũ Thị Nhung
File đính kèm:
- SKKN nang cao chat luong chu viet cho hs lop 1.doc