Văn học là nghệ thuật của ngôn ngữ, là sự nhận thức về thế giới cuộc sống con người và xã hội. Tác phẩm văn học dùng phương tiện ngôn từ để sáng tạo nên những hình tượng về cuộc sống con người, quê hương, xử sở và đem lại cho người đọc những rung cảm thực sự trong sáng. Trong nhà trường tiểu học ở Việt Nam đã coi Tiếng Việt là một môn học trung tâm, làm nền móng các môn học khác.
Môn Tiếng Việt ở trường tiểu học có nhiệm vụ vô vùng quan trọng đó là hình thành 4 kỹ năng: Nghe – nói - đọc – viết cho học sinh. Tập đọc là một phân môn của chương trình Tiếng Việt bậc tiểu học. Đây là phân môn có vị trí đặc biệt trong chương trình vì nó đảm nhiệm việc hình thành và phát triển kỹ năng đọc, một kỹ năng quan trọng hàng đầu của học sinh ở bậc tiểu học đầu tiên. Kỹ năng đọc có nhiều mức độ: đọc đúng, đọc nhanh (lưu loát, trôi chảy), đọc có ý thức (thông hiểu được nội dung những điều mình đọc hay còn gọi là đọc hiểu) và đọc diễn cảm. Khi học sinh đọc tốt viết tốt thì các em mới có thể tiếp thu các môn học khác một cách chắc chắn. Từ đó học sinh mới hoàn thành được năng lực giao tiếp của mình. Những kỹ năng này không phải tự nhiên mà có. Nhà trường phải từng bước hình thành và trường tiểu học nhận nhiệm vụ đặt viên gạch đầu tiên. Nên việc dạy học phải có định hướng, có kế hoạch từ lớp 1 đến lớp 5.
32 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1118 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Biện pháp luyện đọc đúng cho học sinh lớp 1 trong các tiết tập đọc, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ô ® Ghi bảng tên đầu bài
2. Hướng dẫn luyện đọc
a. Giáo viên đọc mẫu
- Giọng đọc dịu dàng tình cảm
Học sinh theo dõi bài đọc ở bảng
b. Hướng dẫn học sinh đọc
5’
Giáo viên yêu cầu học sinh tìm những từ (tiếng) có chứa l, s, ch có trong bài ® Giáo viên ghi lên bảng những từ đó:
+ Buổi sáng, chào mẹ, chạy tới, buổi chiều, sà vào lòng mẹ
Cá nhân học sinh tìm từ (tiếng) và đọc theo yêu cầu của giáo viên
- Giáo viên gọi cá nhân học sinh đọc lần lượt từng từ một cho đến hết và kết hợp phân tích những tiếng mà học sinh dễ lẫn khi đọc và viết: buổi, chạy, lặn.
Lưu ý: Tập trung gọi những em còn đọc yếu
Trong khi học sinh đọc, giáo viên kết hợp giải nghĩa từ
Lon ton: dáng đi nhanh nhẹn của em bé
* Luyện đọc câu:
Giáo viên yêu cầu học sinh theo dõi bài viết ở SGK và cho biết xem bài thơ có mấy dòng thơ?
- Giáo viên gọi 1 nhóm đọc nối tiếp nhau từng dòng cho đến hết hài
- Giáo viên hướng dẫn cách ngắt giọng ở từng dòng thơ
7’
Buổi sáng / bé chào mẹ //
Chạy tới / ôm cổ cô //
Buổi chiều / bé chào cô //
Rồi / sà vào lòng mẹ //
Mặt trời mọc / rồi lặn //
Trên đôi chân / lon ton //
Hai chân trời / của con //
Là mẹ / và cô giáo //
Cá nhân học sinh đọc nối tiếp từng dòng cho đến hết bài. Khi bạn đọc những học sinh khác nhận xét bạn đọc đúng hay chưa
* Luyện đọc đoạn:
- Chia bàn làm 2 đoạn, mỗi khổ thơ là 1 đoạn
Cá nhân (nhóm) học sinh đọc nối tiếp đoạn
5’
- Tổ chức cho học sinh đọc theo nhóm hoặc cá nhân, đọc nối tiếp
* Luyện đọc cả bài:
Tổ chức cho học sinh đọc theo cá nhân (nhóm) ® cuối cùng cho cả lớp đọc đồng thanh toàn bài
Cá nhân (nhóm) học sinh đọc toàn bài
® Cả lớp đồng thanh toàn bài
3’
Nghỉ giữa giờ
3. Ôn vần: uôi, ươi
- Yêu cầu học sinh đọc bài tập 1, 2, 3 và giải từng bài
+ Bài 1: Tìm tiếng trong bài có vần uôi
Cá nhân học sinh tìm từng bài
+ Bài 2: Tìm tiéng ngoài bài có vần uôi, ươi
Cá nhân học sinh tìm và ghép trên bộ chữ
+ Bài 3: Nói câu chứa tiếng có vần uôi hoặc ươi
Cá nhân học sinh nói câu, các bạn khác nhận xét
Giáo viên sửa chữa cho học sinh nếu các em nói sai
3’
4. Củng cố: đọc lại bài “Mẹ và Cô”
Thi đọc giữa các tổ
Tiết số 1 - Tuần: 31
Tên bài dạy: Sau cơn mưa
I – Mục tiêu :
Giúp học sinh:
+ Đọc trơn cả bài “Sau cơn mưa”
+ Luyện đọc các từ ngữ “mưa rào, đoá râm bụt, xanh bóng nhởn nhơ, sáng tựa, quay quanh, giội rửa”
+ ôn vần ây, uây
II - Đồ dùng dạy học :
- Giáo viên : Tranh hoa râm bụt và tranh vẽ như SGK
- Học sinh : Sách giáo khoa
III – Hoạt động dạy học chủ yếu:
T.gian dự kiến
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
5’
A. Bài cũ : Bài Luỹ tre
+ Đọc khổ thơ 1 của bài và trả lời câu hỏi: Khổ thơ này tả luỹ tre vào buổi nào? Em thích hình ảnh nào của luỹ tre vào buổi sớm?
+ Đọc khổ thơ 2 của bài và trả lời câu hỏi: Khổ thơ tả luỹ tre vào buổi nào? Em thích hình ảnh nào trong khổ thơ này?
- Mỗi khổ thơ một học sinh đọc và trả lời câu hỏi
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài :
2’
Giáo viên dùng lời:
Mùa hè thường có các trận mưa rất to nhưng mau tạnh, gọi là mưa rào. Hôm nay các em sẽ học một bài văn tả cảnh vật sau một cơn mưa rào ® Giáo viên ghi bảng tên đầu bài.
2. Hướng dẫn luyện đọc
a. Giáo viên đọc mẫu
- Giọng chậm, đều, tươi vui
Học sinh theo dõi bài đọc ở bảng
b. Hướng dẫn học sinh đọc
* Luyện đọc từ ngữ
Giáo viên gọi 1 học sinh giỏi đọc to những từ ngữ mà SGK yêu cầu luyện đọc ® cô ghi bảng các từ đó: mưa rào, đoá râm bụt, xanh bóng nhởn nhơ, sáng rực, mặt trời quây quanh, vườn
5’
- Giáo viên gọi cá nhân học sinh đọc lần lượt từng từ một cho đến hết và kết hợp phân tích những tiếng mà học sinh dễ lẫn khi đọc và viết: rào, đoá, xanh, quây, quanh
Cá nhân học sinh đọc lần lượt từng từ và cho đến hết kết hợp phân tích tiếng theo yêu cầu của giáo viên
- Lưu ý: Tập trung gọi những em đọc còn yếu
- Trong khi học sinh đọc giáo viên kết hợp giải nghĩa từ:
+ Đoá râm bụt: Sử dụng tranh hoa râm bụt
cho học sinh quan sát
+ Nhởn nhơ: Chỉ hoạt động chậm không tập trung
* Luyện đọc câu:
Giáo viên yêu cầu học sinh theo dõi SGK và cho biết xem bài đọc này có mấy câu ?
- Học sinh theo dõi và trả lời bài đọc có 5 câu
5’- 7’
- Giáo viên gọi 1 nhóm 5 em đọc nối tiếp nhau từng câu một cho đến hết bài. Sau đó hỏi học sinh trong lớp xem trong bài này có câu nào dài mà khi đọc các em cần phải ngắt nghỉ hơi cho đúng và gọi các em đọc theo cách của mình.
- 1 nhóm 5 học sinh đọc nối tiếp
- Cá nhân học sinh tìm câu dài và đọc to trước lớp. Các bạn nhận xét
- Tập trung luyện đọc 2 câu sau:
+ Mấy đám mây bông trôi nhởn nhơ / sáng rực lên trong ánh mặt trời.
+ Mẹ gà mừng rỡ / “tục tục” / dắt bầy con quây quanh vũng nước đọng trong vườn
- Nhiều em luyện đọc câu sau khi đã sửa theo hướng dẫn của giáo viên.
- Hình thức đọc: cá nhân nhóm, lớp. Khi bạn đọc, học sinh khác nghe và nhận xét xem bạn đọc đúng hay sai
- Giáo viên giới thiệu câu: “Mẹ gà…” cần ngắt giọng ở sau tiếng “rỡ” và tiếng “tục” để nhấn giọng cho tiếng gà mẹ gọi đàn con.
- Sau khi đã tập trung luyện đọc các câu dài xong, giáo viên lại cho học sinh đọc nối tiếp từng câu cho đến hết bài
- 2 nhóm đọc nối tiếp
6’
* Luyện đọc đoạn
Chia bài làm 2 đoạn:
- Đoạn 1: từ đầu ….. mặt trời
- Đoạn 2: còn lại
- Gọi học sinh đọc nối tiếp đoạn theo nhóm
- 2 nhóm mỗi nhóm 2 em đọc nối tiếp
* Luyện đọc toàn bài
Gọi học sinh đọc
- Học sinh đọc theo, cá nhân, nhóm. Cuối cùng cả lớp đồng thanh đọc
3’
Nghỉ giữa giờ
Hát múa tập thể
3. Ôn vần: ây, uây
- Yêu cầu học sinh đọc to yêu cầu của từng bài tập của SGK và giải từng bài
10’
+ Bài 1: Tìm tiếng trong bài có chứa vần "ây”
- Cá nhân học sinh tìm từ ở SGK và trả lời
+ Bài 2: Tìm tiếng ngoài bài có chứa vần “ây, uây”
Giáo viên nhận xét câu trả lời của học sinh
- Học sinh tìm và ghép trên bộ chữ
4. Củng cố : Ghép từ thành câu
Giáo viên đưa ra các thẻ từ không theo thứ tự:
Sau cơn mưa
mọi vật
đềusáng và tươi
Yêu cầu học sinh ghép thành câu
- Thi ghép theo nhóm đôi
KIỂM TRA LẤY KẾT QUẢ
Sau khi tiến hành dạy thực nghiệm với 2 giáo án trên ở lớp 1A và 1B tôi tiến hành kiểm tra miệng (gọi học sinh đọc cả bài), kết quả thu được như sau:
Lớp
Số học sinh đọc đúng, lưu loát (%)
Số học sinh đọc không đúng (%)
1A
97%
3%
1B
98%
2%
Căn cứ vào những kết quả thu được ở trên tôi nhận thấy việc áp dụng một số biện pháp ở chương 3 vào việc hướng dẫn học sinh luyện đọc đúng thực sự nâng cao hiệu quả của giờ dạy, phát huy được tính chủ động sáng tạo và tạo được sự hứng thú say mê của học sinh.
KẾT LUẬN
Qua quá trình nghiên cứu thực nghiệm để dạy tốt phân môn tập đọc mà nội dung trọng tâm là truyền kỹ năng đọc đúng cho học sinh lớp 1. Tôi thấy rằng đây là một phương pháp và hình thức nhằm tích cực hoá hoạt động của học sinh vì khi thực hiện phương pháp và hình thức này học sinh hoàn toàn chủ động tự giác sáng tạo và tích cực tiếp thu tri thức mới. Đây là mục đích của quá trình dạy học hiện nay và hoàn toàn phù hợp với đặc điểm phát triển sinh lý của học sinh lớp 1.
Để giờ dạy tập đọc đạt kết quả cao giáo viên cần áp dụng linh hoạt các biện pháp trong phần luyện đọc đúng. Tuỳ từng bài giáo viên chọn các biện pháp phù hợp để làm sao đạt kết quả cao nhất trong giờ tập đọc. Muốn vậy người giáo viên phải làm được những công việc sau:
Giáo viên phải có sự chuẩn bị bài trước khi lên lớp, phải dự đoán được tình huống có thể xảy ra trong bài dạy, từ đó có biện pháp thích hợp để giải quyết tình huống đó.
Giáo viên chuẩn bị đủ đồ dùng trực quan trong giờ dạy học. Giáo viên luôn coi học sinh là trung tâm của mọi hoạt động, còn giáo viên chỉ là người tổ chức hướng dẫn học sinh.
Để đạt được các yêu cầu trên đòi hỏi người giáo viên phải có trình độ nhất định về kiến thức, phải linh hoạt sáng tạo trong việc đổi mới phương pháp dạy học. Ngoài ra một điều không thể thiếu đó là lòng nhiệt tình, sự tận tâm với nghề, dức tính chịu khó kiên trì, với đầu tư thích đáng cho việc nghiên cứu tài liệu phục vụ bài dạy của mỗi giáo viên.
Trên đây là những ý kiến nhỏ của bản thân tôi nhằm giúp giáo viên tham khảo khi rèn đọc đúng cho học sinh. Mong thầy cô và các đồng nghiệp góp ý và bổ sung để nâng cao chất lượng giờ dạy tập đọc ở tiểu học.
Xin chân thành cảm ơn!
Tài liệu tham khảo
1. Lê Phương Nga – Nguyễn Trí : Phương pháp dạy học Tiếng Việt ở tiểu học – NXB Đại học Quốc gia Hà Nội - 1999.
2. Lê Phương Nga – Nguyễn Trí: Giáo trình phương pháp dạy học Tiếng Việt 2 – NXB Giáo dục - 2001.
3. Lê Phương Nga: Dạy tập đọc ở tiểu học – NXB Giáo dục.
4. Đặng Thị Lanh – Hoàng Hoà Bình – Nguyễn Thị Hạnh – Lê Thị Tuyết Mai – Nguyễn Trí: Tiếng Việt 1 - tập 2 – sách giáo viên.
5. Đặng Thị Lanh – Hoàng Hoà Bình – Hoàng Cao Cương – Trần Thị Minh Phương – Nguyễn Trí: Tiếng Việt 1 - tập 2
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU
3
I-/ LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
3
II-/ MỤC ĐÍCH NHIỆM VỤ CỦA ĐỀ TÀI
4
III-/ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
4
IV-/ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
4
Chương I - CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG
5
I-/ VỊ TRÍ, NHIỆM VỤ CỦA DẠY ĐỌC Ở TIỂU HỌC
5
1. Vị trí của dạy đọc ở tiểu học
6
2. Nhiệm vụ của dạy đọc ở tiểu học
6
II-/ NHỮNG CƠ SỞ CỦA VIỆC DẠY ĐỌC Ở TIỂU HỌC
7
1. Cơ sở tâm lý, sinh lý của việc dạy đọc
8
2. Cơ sở ngôn ngữ và văn học của việc dạy đọc
9
III-/ TỔ CHỨC DẠY ĐỌC THÀNH TIẾNG Ở TIỂU HỌC
10
1. Chuẩn bị cho việc đọc
10
2. Luyện đọc đúng
11
3. Luyện đọc nhanh
12
IV-/ MỤC ĐÍCH YÊU CẦU CỦA PHÂN MÔN TẬP ĐỌC Ở LỚP 1
12
V-/ VÀI NÉT VỀ PHÂN MÔN TẬP ĐỌC Ở LỚP 1
13
VI-/ NGUYÊN TẮC VÀ PP DẠY HỌC SINH RÈN ĐỌC
13
Chương II - THỰC TRẠNG DẠY HỌC
15
I-/ TÌNH HÌNH GIẢNG DẠY CỦA GIÁO VIÊN
15
1. Quan điểm của giáo viên về giờ tập đọc
15
2. Những phương pháp giáo viên thường sử dụng trong phần rèn đọc
15
3. Đối với học sinh
17
Chương III - ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC
18
1. Đọc mẫu
18
2. Hướng dẫn đọc
18
Chương IV - DẠY THỰC NGHIỆM
25
Tên bài dạy: Mẹ và cô
25
Tên bài dạy: Sau cơn mưa
28
KIỂM TRA LẤY KẾT QUẢ
32
KẾt luẬn
33
TÀI LIỆU THAM KHẢO
34
XÁC NHẬN CỦA
THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
Mỹ Đức, ngày 02 tháng 5 năm 2013
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của tôi viết, không sao chép nội dung của người khác.
Tác giả
Bùi Thị Minh Hương
File đính kèm:
- sang kien kinh nghiem.doc