Đổi mới phương pháp dạy học là một vấn đề đã và đangđược thực hiện ở hầu hết tất cả các trường tiểu học hiện nay. Môn Tiếng Việt là một trong những môn học có nhiềuđổi mới cả về nội dung và phương pháp dạy học nhằm thực hiện mục tiêuphát triển kỹ năng sử dụng Tiếng Việt cho học sinh tiểu học, giúp các em làm chủ được công cụ ngôn ngữ học tập, trong nhà trường và giao tiếp một cách đúng đắn, mạch lạc, tư nhiên trong môi trường xã hội.
11 trang |
Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1292 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Biện pháp khai thác và sử dụng hợp lý hệ thống câu hỏi trong giảng dạy phân môn tập đọc sách Tiếng Việt 5, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ại sao bé Thu thích ra ban công?)
Đối với câu hỏi 2, đây là một câu hỏi khái quát với nội dung khá dài do đó để giúp học sinh nắm rõ được đặc điểm của từng loài cây ở đây, giáo viên có thể chẻ nhỏ thành các câu hỏi như:
-Lá của cây Quỳnh có đặc điểm gì? (Lá của cây Quỳnh dày, giữ được nước).
-Cây hoa Ti gôn có đặc điểm gì? thân của nó thuộc loại thân gì ? (cây hoa Ti gôn thích leo trèo, có những cái râu thò ra ngọ nguậy như những cái vòi voi bé síu, một cành của nó quấn chặt vào cây hoa giấy. Thân của nó thuộc loại thân leo ).
- Búp của cây đa ấn Độ có đặc điểm gì ? (Búp của cây đa ấn độ đỏ hồng nhọn hoắt và khi đủ lớn thì xòe thành chiếc lá nâu rõ to, ở trong lại hiện ra cái búp mới ...).
Nếu không chẻ nhỏ như trên thì học sinh khó có thể phân tích được đặc điểm nổi bật của từng loại cây ở đây.
Đối với câu 3, đây là một câu hỏi tương đối khó với học sinh. Để tìm ra được nội dung câu trả lời học sinh phải hiểu được điều Thu chưa vui là do cái Hằng ở nhà dưới cứ bảo ban công nhà Thu không phải là vườn vì vậy khi thấy chim về đậu ở ban công Thu phải báo ngay cho Hằng để chứng minh cho Hằng biết khu vườn nhà Thu đúng là vườn. Theo Thu thì “ Ban công có chim về đậu tức là vườn rồi “. Việc làm đó quả thật rất khó đối với học sinh, thay cho câu trả lời đúng chắc chắn sẽ có nhiều học sinh đọc lại toàn bộ “Một sớm chủ nhật ... tức là vườn rồi!” mà bỏ quyên mất điều cần nêu cho câu hỏi đó là “ Có điều Thu chưa vui ...Không phải là vườn!”.Vì vậy khi dậy giáo viên có thể biến đổi câu hỏi đó thành các câu hỏi khác như sau:
Thu đã phát hiện ra điều gì khác tại ban công nhà mình ? (Thu đã phát hiện ra chú chim lông xanh biếc xà xuống cành Lựu ...).
Điều đó đã giúp Thu chứng minh cho Hằng biết điều gì? (điều đó đã giúp THu chứng minh cho Hằng biết ban công nhà Thu cũng là vườn bởi vì có chim về đậu).
Theo em thì Thu nói có đúng không, tại sao? (Đối với câu hỏi này giúp các em liên hệ thực tế, sẽ có nhiều đáp án khác nhau tùy theo cách hiểu của mỗi học sin, giáo viên nên giúp học sinh hiểu thế nào là vườn và cho các em biết ban công nhà Thu cũng là một khu vườn nhỏ).
Đối với câu hỏi 4, việc giúp học sinh hiểu được nội dung câu thành ngữ đó không khó nhưng để các em liên hệ được rằng ban công nhà Thu là một khu vườn tuyệt vời thì là một việc không đễ chút nào,do đó sau khi học sinh trả lời câu hỏi giáo viên cần bổ sung thêm câu hỏi có nội dung sau: “Em có nhận xét gì về câu nói của ông Thu.” Hoặc “ Câu nói của ông Thu cho em biết ban công nhà Thu là một nơi như thế nào? “(Ban công của nhà Thu là một nơi rất đẹp, rất tuyệt vời ...)
Ví dụ 2: Bài : Đất nước ( Tiết 2- Tuần 27)
Nội dung của bài đọc nổi lên niềm vui, niềm tự hào về đất nước tự do và tình yêu tha thiết của tác giả đối với đất nước, đối với truyền thống bất khuất của dân tộc. Hệ thống câu hỏi trong sách giáo khoa được đưa ra như sau:
Câu 1: “ Những ngày thu đã xa” được tả trong hai khổ thơ đầu đẹp mà buồn. Em hãy tìm những từ ngữ nói lên điều đó.
Câu 2: Cảnh đất nước trong mùa thu mới được tả trong khổ thơ thứ ba đẹp như thế nào?
Câu 3: Lòng tự hào về đất nước tự do và về truyền thông bất khuất của dân tộc được thể hiện qua những từ ngữ, hình ảnh nào trong hai khổ thơ cuối?
Câu 4: Học thuộc lòng bài thơ.
Cũng như ở ví dụ 1, nhìn chung hệ thống câu hỏi đưa ra ở đây tương đối hoàn chỉnh và phù hợp với trình độ học sinh. Tuy nhiên đây là một bài thơ hay nên nếu chỉ dừng lại ở nội dung các câu hỏi trên thì có thể học sinh vẫn chưa cảm nhận được vẻ đẹp của đất nước với những truyền thống vẻ vang của đất nước.
ở câu1, trong câu hỏi đã nêu rõ “ Những ngày thu đã xa” Được tả trong hai khổ thơ đầu đẹp mà buồn, do đó học sinh phải nêu rõ được những hình ảnh đẹp và những hình ảnh buồn. Nếu không có thêm câu hỏi phụ, sẽ rất ít học sinh phân được điều đó ngược lại nếu giáo cho học sinh trả lời tiếp các câu hỏi: Hình ảnh của “Những ngày thu đã xa “ Đẹp như thế nào? và hình ảnh của “ Những ngày thu đã xa “ Buồn như thế nào ? sẽ giúp các em hiểu sâu sắc hơn nội dung của hai khổ thơ với những hình ảnh “Sáng mát trong,gió thổi mùa thu, hương cốm mới,” Thật là đẹp của mùa thu Hà Nội những năm kháng chiến, nhưng “ Những ngày thu ấy” cũng thật buồn bởi đất nước vẫn còn chiến tranh và hình ảnh “ Sáng chớm lạnh, những phố dài xao xác hơi may, thềm nắng lá rơi đầy, người ra đi đầu không ngoảnh lại” sẽ giúp học sinh liên tưởng được nét buồn sâu lắng nhưng rất đỗi tự hào của dân tộc ta những năm kháng chiến.
ở câu 2, tương tự như vậy để học sinh hiểu rõ hơn cảnh đẹp của đất nước trong mùa thu mới giáo viên cần cho học sinh nắm được biện pháp tu từ mà tác giả đã sử dụnh trong khổ thơ nhằm nói lên niềm vui phơi phới, rộn ràng của thiên nhiên đất nước trong mùa thu thắng lợi. Do đó cần đưa ra câu hỏi bổ sung; tác giả đã sử dung biện pháp tu từ gì để tả cảnh đẹp của thiên nhiên, đất nước trong mùa thu mới đó?( Đó là biện pháp tu từ nhân hóa “Rừng tre phấp phới : “ Trời thu thay áo mới “: “Trong biếc nói cười thiết tha” )
ở câu 3, đây là một câu hỏi khá dài đối với học sinh và các em sẽ dễ đưa ra câu trả lời bằng cách đọc lại toàn bộ cả hai khổ thơ. Để gíup học sinh hiểu một cách sâu sắc khi dạy giáo viên cần tách thành các câu hỏi nhỏ như sau :
Trong khổ thơ thứ 3, những từ ngữ, hình ảnh nào nói lên lòng tự hào về đất nước tự do của dân tộc ta ?
( Trời xanh đây, núi rừng đây, là của chúng ta, những cánh đồng thơm mát ...)
Cụm từ “ Là của chúng ta” Lặp lại nhằm mục dích gì? (nhấn mạnh niềm tự hào và hạnh phúc của đất nước khi đã được độc lập tự do).
Lòng tự hào về truyền thống bất khuất của dân tộc được thể hiện qua những từ ngữ nào trong khổ thơ cuối? ( Những người chưa bao giờ khuất, đêm đêm, rì rầm trong tiếng đất, ngày xưa vọng nói về ).
Kết quả của việc thực hiện
Sau khi thực hiện biện pháp trên vào việc dạy phân môn tập dọc lớp 5 tôi thấy về mặc chuyên môn tôi hiểu biết thêm nhiều và tự tin không còn lo học sinh mình “yếu quá “ Không hiểu nội dung bài tập đọc như trước nữa. Tôi càng vui hơn khi thấy học sinh của mình tiến bộ nhiều, nội dung kiến thức các bài văn bài thơ dã học các em nắm rất chắc: và đọc diễn cảm tốt các bài văn bài thơ đó
Qua khảo sát kết quả cuối năm học 2006- 2007 của lớp tôi dạy đã thu được kết quả như sau :
Sĩ số
HS hiểu, nắm chắc nội dung bài.
Đọc diễn cảm tốt
HS hiểu bài
Chưa hiểu bài
Số lượng
%
Số lượng
%
Số lượng
%
30
22
73%
8
27%
0
0
Điều đó chứng tỏ biện pháp khai thác và sử dụng hợp lý hệ thống câu hỏi trong bài tập đọc lớp 5 của tôi đã có hiệu quả cao
Phần III; Kết luận và bài học kinh nghệm .
1. Kết luận :
Câu hỏi trong bài tập đọc thường được đặt ra trên cơ sở gắn với nhân vật tình tiết, hình ảnh, ngôn ngữ, ý nghĩa ... của văn học, là cư sử quan trọng định hướng suy nghĩ, tìm tòi giúp học sinh dễ dàng tiếp cận bài đọc có kết quả. Không có hệ thống câu hỏi hợp lý học sinh không có chỗ dựa để hiểu biết đầy đủ từng bộ phận, từng nội dung văn bản đọc. Câu hỏi có ý nghĩa giúp học sinh định hướng đúng quá trình tìm hiểu văn bản đọc. Câu hỏi giúp học sinh phát triển được tư duy sáng tạo, độc lập từ thấp lên cao theo định hướng mục tiêu giáo dục.
Do đó bồi dưỡng kỹ năng sử dụng câu hỏi trong dạy học Tiếng Việt nói chung và phân môn tập đọc nói riêng là một việc làm hết sức cần thiết và có ý nghĩa đối với mỗi giáo viên tiếu học. Khai thác và hệ thống sử dụng câu hỏi trong sách giáo khoa hợp lý và hiệu quả giáo viên sẽ giúp học sinh hiếu bài một cách sâu sắc và có hứng thú hơn trong học tập. để làm được điều đó đòi hỏi ở mỗi giáo viên sự linh hoạt và sáng tạo trong mõi tiết dạy.
2. Bài học kinh nghiệm :
*Đối với giáo viên .
_Muốn khai thác và sử dụng hệ thống câu hỏi trong sách giáo khoa hợp lý và hiệu quả thì điều trước tiên giáo viên phải đọc và hiểu rõ nội dung bài tập đọc từ đó lập kế hoạch cho bài gảng ( Khi soạn giáo viên cần soạn chi tiết phần tìm hiểu bài trong giao án )
-Để giúp học sinh trả lời các câu hỏi trong bài tập đọc giáo viên nhất thiết phải hướng dẫn các em nắm vững đặc trưng hệ thống câu hỏi trong từng loại văn bản khác nhau trước khi yêu cầu các em trả lời. Nếu học sinh chưa nắm chắc được sự khác biệt giữa các lọai bài đọc thì chất lượng trả lời sẽ không đạt yêu cầu mong muốn .
- Giáo viên cần bố trí thời gian phù hợp để các em đọc, hiểu văn bản, hiểu đầy đủ yêu cầu của các câu hỏi. Giáo viên có thể nêu hoặc để học sinh xác định yêu cầu cụ thể của mỗi câu hỏi học sinh mới có thể trả lời chính xác được. Giáo viên không nhất thiết nóng vội chạy theo thời gian cho xong nội dung cần dạy. Chỉ có trên cơ sở học sinh nắm được câu hỏi và trả lời câu hỏi thì kết quả đọc của học sinh mới đạt kết quả.
- Giáo viên thường xuyên dự giờ, học hỏi kinh nghiệm, nghiên cứu tài liệu, sách tham khảo để trau dồi thêm kiến thức và phương pháp dạy học.
- Giáo viên luôn tạo hứng thú học tập và bồi dưỡng cảm thụ văn học cho học sinh.
*Đối với học sinh:
- Các em phải có ý thức tự học, tự rèn luyện, tự suy nghĩ và chăm chú nghe thầy cô giảng và ý kến phát biểu của các bạn.
- Đăc biệt các em phải có lòng say mê học tập và yêu thích văn học
Phần IV
Những ý kiến đề xuất.
1/ Đề nghị với tổ chuyên môn và nhà trường
- Tổ trưởng chuyên môn phải nghiên cứu, nắm chắc các phương pháp giảng dạy của chương trình môn Tiếng Việt để bồi dưỡng chuyên môn cho đồng nghiệp và thống nhất cách dạy từng phân môn trong tổ khối.
- Nhà trường quán triệt tinh thần trách nhiệm và lương tâm nhề nghiệp của giáo viên trong dạy học.
2/ Đề xuất với phòng Giáo Dục:
- Đối với những sáng kiến của giáo viên trong ngành có giá trị áp dụng trong giảng dạy, phòng Giáo dục cần in thành tập san để các trường học tập những kinh nghiệm quý báu áp dụng vào giảng dạy.
- Có sự khuyến khích và động viên những sáng kiến hay
Trên đây là suy nghĩ của cá nhân tôi về kinh nghiệm: “Biện pháp khai thác và sử dụng hợp lý hệ thống câu hỏi trong giảng dạy phân môn tập đọc sách Tiếng Việt 5”. Viết sáng kiến này tôi muốn trao đổi và xin ý kiến góp ý chân thành của các bạn đồng nghiệp.
Rất mong sự giúp đỡ của các đồng chí !
Ngày 19 tháng 11 năm 2007
File đính kèm:
- SKKN day tap doc lop 5.doc