Trong chương trình tiểu học, môn tiếng Việt chiếm một thời lượng khá lớn về nội dung - kiến thức nhằm giúp học sinh hình thành và phát triển các kĩ năng sử dụng tiếng Việt (nghe, nói, đọc, viết, .) để học tập và giao tiếp trong các môi trường hoạt động của lứa tuổi, muốn học sinh lĩnh hội những nội dung – kiến thức nêu trên đòi hỏi người giáo viên phải thật sự kiên trì, phải có tâm huyết với nghề mới tìm ra được những giải pháp khắc phục những sai lầm, yếu kém của học sinh. Đặc biệt khi dạy phần từ láy trong phân môn luyện từ và câu. Qua quá trình học sinh làm bài, kiểm tra, đánh giá, .
11 trang |
Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 4038 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Biện pháp khắc phục sai lầm mà học sinh thường mắc phải khi học phần từ láy lớp 4 - 5, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g từ chủ yếu là quan hệ về nghĩa (nghĩa tổng hợp), các từ này có hình thức âm thanh ngẫu nhiên giống từ láy.
1.3. Giải pháp 3: Đối với loại bài ta thường gọi là từ láy đặc biệt.
*Ví dụ: Cho các từ:
a. Ấm áp; im ắng; ít ỏi; óng ả; ép uổng, êm ái; ế ẩm; o ép; ...
b. Ấp úng; oái oăm; óc ách; õng ẹo; ỏn ẻn; ỡm ờ; i eo; ...
c. Cập kênh; cồng kềnh, cũ kỹ, kém cỏi, quanh co, cong queo; ...
Các từ trên có phải là từ láy không?
Qua bài làm của học sinh cho thấy: Đa số cho rằng không phải là từ láy.
*Nguyên nhân làm sai:
Trường hợp (a) và (b).
- Các em cho rằng do các từ trên không có bộ phận nào giống nhau.
- Không thấy đặc trưng ngữ nghĩa của những từ này cũng gần giống với đặc trưng ngữ nghĩa nói chung của từ láy.
Trường hợp (c): Học sinh không biết phụ âm “cờ” được lặp lại, láy lại, được ghi bằng chữ cái khác nhau “c”, “k”, “q”.
* Hướng giải quyết của giáo viên đối với học sinh.
- Gặp trường hợp (a) và (b) giáo viên nên cho học sinh thấy rằng các từ trên đều giống nhau về hình thức ngữ âm, ở các tiếng trong từ cùng vắng khuyết phụ âm đầu. Bên cạnh đó đặc trưng ngữ nghĩa của những từ này cũng gần giống với đặc trưng ngữ nghĩa nói chung của từ láy. Mặt khác, về các tiếng (âm tiết) được biểu hiện trên chữ viết không có phụ âm đầu trong các từ trên vì ở vị trí đầu mỗi tiếng tồn tại một phụ âm tắc – thanh hầu ( phương thức phát âm phụ âm này là phương thức tắc: bộ phận tham gia cấu âm là thanh hầu), nhưng phụ âm đó không được biểu hiện trên chữ viết (giống như trong 6 thanh điệu tiếng Việt có một thanh không dấu, gọi là thanh ngang). Vì vậy, cho học sinh biết rằng những từ trên đều là từ láy.
- Ngoài ra, giáo viên cần giúp cho học sinh hiểu: Không để hình thức chữ viết của từ đánh lừa.
- Gặp trường hợp (c) cập kênh, cồng kềnh, cũ kỹ, kém cỏi, quanh co, … là những từ láy âm. (Vì phụ âm đầu “cờ” được lặp lại, láy lại, được ghi bằng những chữ cái khác nhau – chữ cái “c”, “k”, “q” ).
Mặt khác, ta biết phụ âm đầu “cờ” trong tiếng Việt được ghi bằng 3 chữ cái: “c”, “k”, “q” (Các tiếng trong từ nói trên mở đầu bằng “c”, “k”, “q”. Như vậy có thể kết luận: Đây là từ láy phụ âm đầu “cờ”(từ láy âm).
1.4. Giải pháp 4: Đối với loại bài phân biệt từ láy với tổ hợp từ đơn.
* Ví dụ :
Cho các từ: Sáng sớm, bế bé, lên lớp, học đọc, ...Các từ trên là từ láy hay từ ghép?
Qua kiểm tra cho thấy các em đều cho là láy phụ âm đầu.
* Nguyên nhân làm sai:
+ Vì theo định nghĩa về từ láy học sinh thấy các từ trên đều giống nhau về âm đầu (bị hình thức đánh lừa)
+ Không hiểu và không nắm được về kết cấu nghĩa, về mặt nghĩa của các từ trên.
*Hướng giải quyết của giáo viên đối với học sinh:
- Giáo viên nên cho học sinh xem xét về hai phương diện:
+ Về kết cấu nghĩa:
Cụ thể: Về mặt kết cấu nếu quan hệ giữa các yếu tố trong tổ hợp mà lỏng lẻo, dễ tách rời, có thể chêm xen một yếu tố khác từ bên ngoài vào mà nghĩa của tổ hợp về cơ bản không thay đổi thì tổ hợp ấy là hai từ đơn. Ví dụ như các từ trên: sáng sớm, bế bé, lên lớp, ...đều là tổ hợp từ đơn.( nếu cho học sinh xét theo định nghĩa về từ đơn trong SGK: “Từ chỉ gồm một tiếng gọi là từ đơn” không đúng với yêu cầu của bài nêu trên.( theo sách tiếng Việt 4 – T1- hiện hành).
Ngược lại, nếu mối quan hệ giữa các yếu tố trong tổ hợp chặt chẽ, khó có thể tách rời, tạo thành một khối vững chắc, mang tính cố định, ổn định thì đó là tổ hợp từ ghép.
+ Về mặt nghĩa:
Nếu tổ hợp đó gọi tên, định danh một sự vật, hiện tượng trong thế giới khách quan, biểu đạt một khái niệm ( về sự vật hiện tượng), ... thì tổ hợp ấy là một từ ghép.
Ngược lại, nếu tổ hợp ấy gọi tên, định danh 2 hay nhiều sự vật, hiện tượng, biểu đạt nhiều khái niệm ( về sự vật hiện tượng) thì tổ hợp ấy là sự kết hợp của 2 hay nhiều từ đơn.
Theo những giải pháp trên ta có thể kết luận những từ trên không phải là từ láy mà cũng chẳng phải là từ ghép, mà là tổ hợp từ đơn.
1.5. Giải pháp 5: Đối với loại bài tìm từ láy và đặt câu với từ tìm được:
Nhìn chung trong chương trình tiếng Việt 4 bài tập về sử dụng từ láy chủ yếu là tìm các từ láy có tiếng chứa âm đầu, chứa vần hay tiếng có chứa thanh điệu và đặt câu với từ tìm được.
* Ví dụ: Tìm từ các từ láy và đặt câu với từ tìm được.
Có tiếng chứa thanh hỏi / thanh ngã.
Có tiếng bắt đầu bằng th.
- Nhiều học sinh tìm được các từ có chứa thanh ngã ( giã giò, vỡ bờ ), có tiếng bắt đầu là th ( thân thiện )
*Nguyên nhân làm sai:
- Chưa nắm được phương thức cấu tạo từ láy.
*Hướng giải quyết của giáo viên đối với học sinh:
Với dạng bài tập trên, sau khi tìm được từ các em cần xem xét về kết cấu nghĩa của từ và lưu ý láy là một phương thức cấu tạo từ do đó nhiều nhất chỉ có một yếu tố có nghĩa, có thể cả hai yếu tố đều không mang nghĩa nếu hai âm tiết giống nhau về phụ âm đầu, giống nhau về phần vần nhưng cả hai âm tiết đều có nghĩa thì đó không phải là từ láy. Vì vậy từ giã giò, vỡ bờ, thân thiện mà các em vừa tìm không phải là từ láy.
Sau khi tìm được từ chính xác, các em sẽ tiến hành đặt câu .Ví dụ từ nhễ nhại các em lựa chọn các kiểu câu phù hợp với nghĩa của từ láy vừa tìm. Ví dụ : Bác đưa thư mồ hôi nhễ nhại.
1.6. Giải pháp 6: Cần cho học sinh nhận dạng tạo từ từ một tiếng gốc cho sẵn.
Ví dụ: Điền tiếng vào chỗ trống để có:
a. Các từ ghép b. Các từ láy
- Mềm mỏng - Mềm mại
-Xanh tươi - Xanh xao
- Khỏe mạnh - Khỏe khoắn
- Lạnh ngắt - Lạnh lẽo
- Vui tươi - Vui vẻ
Vậy dựa vào kiến thức từ ghép, học sinh khắc sâu thêm về kiến thức từ láy đó là:
- Ghép các tiếng có nghĩa lại với nhau đó là từ ghép.
- Phối hợp các tiếng có âm đầu hay vần ( hoặc cả âm đầu và vần) giống nhau đó là từ láy.
Song trong quá trình giảng dạy giáo viên cần chú ý trường hợp đặc biệt đó là: Những từ đơn đa âm tiết như: chôm chôm, đu đủ, cào cào, châu chấu…, để đơn giản hơn cho học sinh tiểu học, “tạm thời” xếp chúng vào nhóm từ láy.
1.7. Giải pháp 7: Khi dạy từ láy cần lưu ý đến tính gợi hình, gợi âm thanh.
Một đặc điểm của từ láy đó là có tính gợi hình ản và âm thanh rất cao. Giáo viên cần đưa ra một số bài tập vận dụng viết câu văn hoặc đoạn văn nhằm giúp học sinh học tốt tập làm văn để câu văn trong bài làm văn có sức gợi tả, gợi cảm mãnh liệt hơn.
Ví dụ: Chọn từ láy điền vào chỗ trống để câu văn diễn tả cụ thể, sinh động:
a. Trên cành cây, tiếng chim hót ríu rít.
b. Đàn cò bay rập rờn trên cánh đồng rộng mênh mông.
c. Ngọn núi cao chót vót nổi bật giữa bầu trời xanh thăm thẳm.
Hướng giải quyết:
- Thêm các từ láy gợi hình ảnh, âm thanh vào sau các tính từ, động từ.
- Giáo viên có thể cung cấp cho học sinh ghi vào sổ tay của mình một số từ láy nhằm thêm vốn từ cho học sinh để các em học tốt môn tập làm văn.
1.8. Giải pháp 8: Vận dụng bài tập tổng hợp để chốt kiến thức của các giải pháp:
Sau khi học sinh đã nắm kỹ khái niệm từ láy qua các bài tập ở các giải pháp nhằm giúp các em phân biệt rõ ràng hai kiến thức từ láy và từ ghép:
Ví dụ: Xếp các từ: châm chọc, chậm chạp, mê mẫn, mong ngóng, nhỏ nhẹ, mong mỏi, tươi tốt, phương hướng, vương vấn, tươi tắn, vào 2 cột ở bảng
Từ láy
Từ ghép
Chậm chạp, mê mẩn, mong mỏi, tươi tắn, vương vấn
Châm chọc, mong ngóng, nhỏ nhẹ, tươi tốt, phương hướng
Từ đó rút ra một số kinh nghiệm khi làm bài tập: từ láy là từ nhiều tiếng ( giống từ ghép) nhưng nhiều nhất là một tiếng tự thân có nghĩa( đẹp đẽ, lác đác…) do đó có thể có những từ nhiều tiếng, các tiếng có hình thức ngữ âm giống nhau nhưng các tiếng trong từ đều có nghĩa thì ta xếp vào từ ghép(chua chát, học hỏi, tươi cười…)
2. Khả năng áp dụng
2.1. Thời gian áp dụng hoặc thử nghiệm có hiệu quả.
Bản thân tôi đã áp dụng trong 3 năm học liền từ 2011-2012 , 2012-2013 và 2013-2014 ở tại lớp tôi đang giảng dạy và trong tổ chuyên môn.
2.2. Có khả năng thay thế giải pháp hiện có.
Qua đề tài này nhằm mở rộng và nâng cao hơn, cụ thể hóa hơn ở từng loại kiến thức làm cho các em dễ hiểu, dễ nhận dạng hơn và thực hành tốt bài tập đã học.
2.3. Khả năng áp dụng ở đơn vị hoặc trong ngành.
Trong những năm qua bản thân tôi đã áp dụng cho lớp tôi đang giảng dạy và trong tổ chuyên môn nhìn chung có hiệu quả tương đối tốt, nhất là các em học sinh khá giỏi. Do đó bản thân tôi nhận thấy khả năng áp dụng rỗng rãi là có thể được góp phần nâng cao chất lượng học tập ở loại kiến thức này.
3. Lợi ích kinh tế xã hội.
3.1. Lợi ích về mặt giáo dục:
Học sinh nắm vững về từ láy, nhận biết và vận dụng tốt từ láy vào các phân môn luyện từ và câu, tập làm văn và các môn học khác.
3.2. Chất lượng, hiệu quả của đề tài:
Qua đề tài đã nghiên cứ và áp dụng nhiều năm qua thể hiện rõ chất lượng, hiệu quả sử dụng đạt tốt. Kết quả cụ thể:
Năm học
Tổng số học sinh
Xếp loại điểm kiểm tra môn tiếng Việt
Giỏi
Khá
Trung bình
SL
%
SL
%
SL
%
2011-2012
28
9
32,1
12
42,7
7
25
2012-2013
29
9
31
12
41,4
8
27,6
2013-2014
HK I
29
10
34,5
12
41,4
7
24,1
3.3. Tác động tích cực:
Học sinh tự chiếm lĩnh kiến thức và phát triển kĩ năng sử dụng tiếng Việt dưới sự hướng dẫn của thầy, cô giáo. Đồng thời góp phần thúc đẩy việc nâng cao chất lượng học tập cho học sinh toàn trường.
C. KẾT LUẬN
1. Những điều kiện, kinh nghiệm áp dụng, sử dụng giải pháp.
Trong điều kiện giảng dạy thực tế hiện nay của từng nhà trường, với điều kiện cơ sở vật chất, thiết bị hiện có. Trình độ năng lực giáo viên được đào tạo chuẩn thì sử dụng giải pháp nêu trên có hiệu quả nhất định. Song đòi hỏi người giáo viên cần có sự học hỏi và đầu tư, nghiên cứu thêm về loại kiến thức này để vận dụng vào thực tiễn giảng dạy ở trường mình, lớp mình có hiệu quả cao nhất.
2. Những triển vọng trong việc vận dụng và phát triển giải pháp.
Với việc thực hiện chương trình tiếng việt nói chung và các bài luyện từ và câu nói triêng trong chương trình thì với các giải pháp này có thể áp dụng tốt trong tương lai ở đơn vị cũng như trong ngành.
3. Đề xuất, kiến nghị.
Với đề tài mà bản thân tôi đã nghiên cứu vận dụng vào quá trình giảng dạy ở lớp, ở tổ chuyên môn xét thấy đem lại kết quả khả quan mong nhà trường triển khai rộng rãi để thực hiện. Đồng thời cần tạo điều kiện cho giáo viên có thời gian nghiên cứu học hỏi để nâng cao tay nghề./.
File đính kèm:
- SKKN LOP 4-5 LINH.doc