Luật phổ cập giáo dục Tiểu học có ghi “Giáo dục Tiểu học là bậc học nền tảng của hệ thống giáo dục quốc dân có nhiệm vụ xây dựng và phát triển tình cảm, đạo đức, trí tuệ, thẩm mĩ và thể chất của trẻ em nhằm hình thành cơ sở ban đầu cho sự phát triển toàn diện nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa”
18 trang |
Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 10526 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Biện pháp giúp học sinh học tốt môn Toán lớp 5, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
viên nhận xét ý kiến trình bày của học sinh – kết luận xác định đúng sai.
c. Dạy học cả lớp:
Cần chú ý cách đặt câu hỏi cho phù hợp: việc thiết kế hệ thống câu hỏi trong dạy toán là rất quan trọng. Câu hỏi có thể được dùng trong đàm thoại, khi vấn đáp phát hiện vấn đề có tính chất toán học, khuyến khích học sinh suy nghĩ , tìm tòi, khám phá, sáng tạo…
Tránh dùng những câu hỏi đúng có dạng câu trả lời là đúng hoặc sai (có hoặc không…), VD: “35 chia cho 5 bằng mấy?”.
Nên dùng những câu hỏi mở, học sinh có thể đưa ra nhiều câu trả lời và câu trả lời chi tiết hơn, VD: “Có bao nhiêu bạn được nhận 3 cái kẹo từ gói kẹo này?”; Đặt câu hỏi có vấn đề tạo tình huống toán học cho học sinh phải suy nghĩ; Câu hỏi để gợi ý cho học sinh dự đoán nhờ nhận xét trực quan và thực nghiệm; lật ngược vấn đề; xem xét tương tự; khái quát hoá; phát hiện nguyên nhân và cách sửa sai…
*Tóm lại: Đổi mới phương pháp dạy học là thiết kế hệ thống làm việc của học sinh thay cho lời nói của thầy. Trong thiết kế đó, lôgic kiến thức là nhân tố khách quan tạo ra sự thống nhất chung cho mọi người, sự sáng tạo của giáo viên cũng phải tuân theo lôgic khách quan đó.
Đổi mới phương pháp dạy học Toán phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, như là: Cơ sở vật chất (phòng học, bàn ghế, thư viện – Thiết bị dạy học…), trình độ nhận thức của học sinh. Ngoài những yếu tố trên thì giáo viên vẫn là yếu tố quan trọng nhất quyết định yếu tố dạy học.
3. Hiệu quả khi áp dụng:
Thực tế chương trình toán là chương trình đa dạng hoá các bài tập, các dạng bài hết sức phong phú. Ở đây mà tôi chỉ nêu một số bài toán có tính chất minh hoạ cho quá trình hướng dẫn bồi dưỡng học sinh giải toán khó ở lớp 5C. Kết quả đó được thể hiện trong năm học qua đợt kiểm tra khảo sát học sinh cuối năm học 2012 – 2013 như sau:
Tổng số học sinh
Điểm giỏi
Điểm khá
Điểm TB
Điểm yếu
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
31
9
29,2
15
48,3
7
22,5
0
0
* Kết quả khảo sát cho thấy chất lượng của học sinh đó được nâng lên rõ rệt. Cụ thể trong bài làm của học sinh, các em đã hiểu được đề, bản chất của bài toán và phân biệt được dạng toán và các kiến thức có liên quan.
* Kết quả trên đã chứng minh được chuyên đề của tôi đã có hiệu quả đi đúng theo sự chỉ đạo của nhà trường và của ngành đề ra.
4. Những bài học kinh nghiệm:
Để đảm bảo thành công của quá trình dạy học toán, giáo viên cần đổi mới phương pháp dạy học. Giáo viên căn cứ vào chuẩn kiến thức kĩ năng của bài học để thiết kế các hoạt động nhằm tồ chức cho học sinh tham gia nhiệm vụ học tập, giúp các em hình thành kiến thức qua các hoạt động đó. Tổ chức sao cho mọi học sinh cùng tham gia hoạt động học, sao cho học sinh thấy mình tự phát hiện, tìm ra kiến thức chứ không phải nhìn vào sách giáo khoa hay nghe giáo viên thông báo kết quả có sẵn trong sách giáo khoa. Giáo viên hướng dẫn học sinh sử dụng vốn hiểu biết của mình để hình thành kiến thức mới một cách nhẹ nhàng, động viên học sinh tập suy nghĩ, quan sát, diễn đạt, thực hiện hoạt động học tập theo cách riêng của mình.
Trong giờ học toán, giáo viên nên tạo không khí thoải mái, xây dựng môi trường toán học tự nhiên, gắn liền với thực tế, gần gũi với cuộc sống thực, với đời sống hằng ngày của học sinh. Các câu chuyện toán học, các trò chơi toán học sẽ giúp cho các em học thoải mái nhẹ nhàng hơn, gây hứng thú học tập cho học sinh.
Giáo viên phải phân loại các đối tượng học sinh trong lớp, đặc biệt quan tâm tới học sinh yếu kém, phải làm cho học sinh trong lớp đạt chuẩn về kiến thức, kĩ năng cơ bản đồng thới chú ý đến đối tượng học sinh khá, giỏi để các em không thấy nhàm chán vì bài học quá dễ.
Để có giờ dạy tốt, giáo viên phải xác định rõ: Dạy cái gì? Dạy ai? Dạy nội dung này để làm gì? Dạy như thế nào? Muốn dạy hay, trước hết giáo viên phải nắm chắc nội dung cần dạy, nắm vững kiến thức, hiểu được ý đồ Sách giáo khoa. Giáo viên có nắm vững kiến thức, hiểu đối tượng học sinh thì mới có thể đưa ra phương pháp thích hợp và chuẩn bị tổ chức cho học sinh học tập hiệu quả.
Trong giảng dạy giáo viên cần chú ý phát triển tư duy, khả năng phân tích, tổng hợp, khả năng suy luận lôgic, giúp các em nắm chắc kiến thức cụ thể. Không nên dừng lại ở kết quả ban đầu (giải đúng bài toán) mà nên có yêu cầu cao hơn đối với học sinh. Như yêu cầu một học sinh ra một đề toán tương tự hoặc tìm nhiều lời giải khác nhau…
5. Kiến nghị, đề xuất:
Trên thực tế dạy học ở trường Tiểu học C Mỹ Đức, tôi có một số đề xuất sau:
- Tạo điều kiện cho giáo viên được tham gia giao lưu học tập, tập huấn về đổi mới phương pháp dạy học, bố trí nhiều tiết dạy mẫu (thao giảng, hội giảng)… để giáo viên vận dụng một cách linh hoạt trong việc giảng dạy với từng đối tượng học sinh.
- Tăng cường khuyến khích viết đề xuất sáng kiến kinh nghiệm cấp trường, cấp huyện triển khai vào thực tế dạy học.
- Các cấp quản lí giáo dục cần tạo cơ hội và động viên kịp thời giáo viên thực hiện đổi mới phương pháp dạy học dù là nhỏ nhất.
PHẦN III: KẾT LUẬN
Học sinh Tiểu học hiện nay có trí thông minh khá nhạy bén, có óc tưởng tượng phong phú, đó là tiền đề tốt cho việc phát triển nâng cao tư duy toán học nhưng cũng rất dễ bị phân tán, rối trí nếu bị áp đặt căng thẳng, quá tải. Chính vì thế, nội dung chương trình, phương pháp giảng dạy, hình thức chuyển tải truyền đạt… làm thế nào cho phù hợp với tâm sinh lí lứa tuổi là điều kiện không thể xem nhẹ.
Muốn cho việc giải toán có hiệu quả thì người giáo viên phải biết vận dụng các kĩ năng, nghệ thuật giải toán để tạo ra sự hứng thú cho các em, gợi mở kiến thức bằng các câu hỏi nêu vấn đề phù hợp với từng đối tượng học sinh để các em tự giải quyết các vấn đề đó. Đồng thời giáo viên phải hiểu rõ bản chất của dạng toán đó cũng như thực sự tìm tòi, trao đổi nghề nghiệp thể hiện tình thương, trách nhiệm và lòng yêu nghề mến trẻ.
Các nhà nghiên cứu giáo dục, các nhà sư phạm trên toàn thế giới cũng thống nhất quan điểm: “Kích thích hứng thú tư duy cho học sinh là khâu trọng yếu nhất trong quá trình truyền thụ tiếp thu kiến thức cũng như rèn luyện kĩ năng”. Riêng đối với môn toán, môn học từ xưa đến nay được xem là khó khăn, là môn học khó đối với học sinh. Làm thế nào để kích thích hứng thú, tư duy cho học sinh nhất là học sinh còn nhỏ tuổi. Tôi hi vọng sẽ có nhiều thầy cô quan tâm việc nâng cao chất lượng học toán cho học sinh tiểu học.
Qua quá trình nghiên cứu, thực nghiệm kết quả cho thấy việc giúp học sinh học tốt môn Toán là rất quan trọng mang lại hiệu quả cao và hoàn toàn phù hợp với đặc điểm tâm sinh lí của các em.
Trên đây là một vài kinh nghiệm về một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy học môn Toán lớp 5. Rất mong Hội đồng khoa học giáo dục các cấp góp ý, giúp đỡ , để đề tài của tôi được hoàn thiện và mang lại kết quả tốt nhất.
Tôi xin chân thành cám ơn!
Thực hiện
Lâm Thanh Phong
Nhận xét của HĐKH nhà trường.
...............................................................................................................
...............................................................................................................
...............................................................................................................
...............................................................................................................
...............................................................................................................
...............................................................................................................
Nhận xét của HĐKH Phòng GD-ĐT Châu Phú.
...............................................................................................................
...............................................................................................................
...............................................................................................................
...............................................................................................................
..............................................................................................................
...............................................................................................................
Nhận xét của HĐKH Sở GD-ĐT An Giang.
...............................................................................................................
...............................................................................................................
...............................................................................................................
...............................................................................................................
...............................................................................................................
...............................................................................................................
File đính kèm:
- SANG KIEN KINH NGHIEM(1).doc