Đề tài Biện pháp gì để nâng cao việc dạy và học môn Lịch sử ở trường tiểu học hiện nay

 Ở trường PT học sinh học tất cả các môn học được quy định cho các cấp học của BGD ban hành. Nhìn chung trình độ nhận thức của HS được nâng cao rõ rệt, qua thực tế cuộc sống cho thấy xã hội đã tiêp nhận những sản phẩm con người của GD năng động,nhạy bén, hội nhập với trào lưu công nghiệp hoá, hiện đại hoá góp phần xây dựng đất nước phát triển giàu mạnh. Những thành tựu của đất nước hôm nay, chúng ta cũng thấy được cả một quá trình kế thừa và phát huy truyền thống quý báu của dân tộc, một dân tộc anh hùng, chịu đựng gian khổ, với lòng nồng nàn yêu nước vượt qua bao đau thương mất mát, bao tấm gương anh dũng đã hy sinh vì nền độc lập của đân tộc, vì hạnh phúc của mọi người dân Việt Nam hôm nay.

 

doc6 trang | Chia sẻ: badger15 | Lượt xem: 976 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Biện pháp gì để nâng cao việc dạy và học môn Lịch sử ở trường tiểu học hiện nay, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng hạn nhà trường chưa có phòng truyền thống,chưa có máy chiếu hiện đại, di tích bài học liên quan thì ở xa. -Thời lượng giảng dạy môn lịch sử trên lớp còn ít (một tuần/1 tiết). -Nội dung kiến thức thì khá nhiều. III/-Các giải pháp thực thi: 1/-Xác định mục tiêu nhiệm vụ bài học là then chốt: -Bài học Lịch sử trong một tiết dạy luôn luôn phải xác định nhiệm vụ học tập, để khi học xong bài học HS có thể hiểu được nội dung bài học, sự kiện, nhân vật nổi bật và những điều học tập được về ý nghĩa giáo dục của bài học. -Xác định mục tiêu bài học chính xác giúp cho GV chủ động từng bước khai thác nọi dung bài học mà không sợ chệch hướng,lạc đề hoặc lan man với những nội dung không trọng tâm làm chiếm mất thời gian của tiết học. -Mục tiêu học tập cũng để cho HS có thói quen hệ thống bài học, và khi tham khảo thêm sách truyện một cách khoa học có hệ thống. *Chẳng hạn như bài: “Bác Hồ đọc tuyên ngôn độc lập”. -Xác định nhiệm vụ học tập cho HS: +Biết tường thật diễn biến buổi lễ Tuyên ngôn độc lập. +Trình bày những nọi dung của TNĐL. +Nêu ý nghĩa lịch sử của ngày 2-9-1945. *Hoặc bài: “Nhà máy hiện đại đầu tiên của nước ta” -Xác định nhiệm vụ bài học: +Tại sao Đảng và chính phủ ta quyết định xây dựng nhà máy cơ khí Hà Nội. +Thời gian khởi công, địa điểm xây dựng và thời gian khánh thành nhà máy cơ khí Hà Nội. Sự ra đời của nhà máy Cơ khí Hà Nội có ý nghĩa như thế nào? +Thành tích tiêu biểu của nhà máy cơ khí Hà Nội. -Từ kiến thức cơ bản thiết thực về các sự kiện, nhân vật lịch sử tiêu biểu, để hình thành một số kĩ năng quan sát sự vật, hiện tượng. Thu thập, tìm kiếm tư liệu lịch sử, địa lí từ sách giáo khoa, trong cuộc sống gần gũi với HS. -Vận dụng các kiến thức đã học vào thực tiễn đời sống. -Yêu thiên nhiên, con người, đất nước. -Tôn trọng, bảo vệ cảnh quan thiên nhiên và di tích lịch sử, văn hoá của quê hương, đất nước. 2/-Chuẩn bị phương tiện dạy học lịch sử cũng tạo niềm hứng thú cho HS: -Bước chuẩn bị cho một tiết dạy học LS rất quan trọng, GV phải đầu tư vào việc chuẩn bị các phương tiện dạy học trong một bài học để nhằm thu hút sự theo dõi, hứng thú của HS đối với sự kiện, nhân vật. Lịch sử là quá khứ đã qua chỉ còn đọng lại ở văn bản cụ thể, muốn cho HS hình dung bằng hình ảnh trực quan sẽ tạo cho các em một trí nhớ sâu đậm hơn. -Tổ chức cho HS sưu tầm tranh ảnh liên quan đến nội dung bài học, góp phần tạo sự chủ động học tập của HS. -Muốn dạy tốt, khắc sâu hơn hình ảnh một sự kiện, một nhân vật, khi dạy GV cố gắng sưu tầm được một số phim sinh động và những câu chuyện có liên quan đến bài học. *Chẳng hạn như bài: “Bác Hồ đọc Tuyên ngôn Độc lập” GV đưa bức tranh Bác Hồ trên lễ đài đọc Tuyên ngôn còn toàn dân đang chăm chú lắng nghe.Hoặc có đoạn phim sinh động về cảnh ấy thì chắc chắn là HS khắc sâu hơn về sụ kiện đó. *Hay là như bài :”Chiến thắng “Điện Biên Phủ trên không”. Nếu ta chuẩn bị dược những đoạn phim, ảnh động về sự rải bom của máy bay B 52 xuống Hà Nội, hoặc những cảnh chiến đấu của quân dân ta cũng như cảnh hoang tàn sau những trận bom, thì sẽ gây cho các em những cảm xúc thật sự khi được xem và điều đó sẽ đem đến kết quả là các em sẽ nhớ hiểu sự kiện lâu hơn. -Cho nên việc chuẩn bị phương tiện dạy học sinh động cũng góp phần rất nhiều vào việc tạo hứng thú, yêu thích học môn LS. 3/-Tổ chức hoạt động học tập là khâu then chốt tạo hứng thú,yêu thích khi học môn LS ở Tiểu học: -HS tiểu học có tâm sinh lí năng động nhưng dễ nhàm chán, nếu sự việc cứ đơn điệu tiếp diễn đều đặn.Vì vậy thay đổi hình thức dạy học phương pháp dạy học trong một tiết học tạo cho các em những hưng phấn đam mê, ham tìm tòi hiểu biết. a/- Đọc sách GK để tìm hiểu nội dung, diễn biến, sự kiện: - Khâu đọc sách GK không thể thiếu đựoc vì nội dung sách GK là nội dung cơ bản xuyên suốt trong quá trình dạy học. GV muốn cung cấp thêm kiến thức mới thì cũng liên hệ xung quanh ý của nội dung bài học SGK. -Đọc sách GK cũng một phần kết hợp rèn đọc hiểu cho HS tiểu học để trả lời được những câu hỏi về nội dung đoạn đọc, hoặc là một nội dung của nhiệm vụ yêu cầu bài học. * Chẳng hạn như bài: “Nước nhà bị chia cắt” + HS đọc đoạn SGK khi đó mới có thể nêu được một số dẫn chứng về việc Mĩ-Diệm tàn sát đồng bào ta dă man như thế nào. - Ngoài ra SGK cung cấp những kinh hình cụ thể minh hoạ sự kiện, diễn biến của bài học LS. Những nhân vật liên quan đến sự kiện, những di tích liên quan đến nội dung bài học. Nếu GV biết khai thác triệt để các hình tượng đó sẽ đem đến cho HS một nhận thức đúng đán về nhân vật gắn liền với sự kiện. Mọt ý liên tưởng đến diễn biến giúp các em có sự so sánh và từ đó ghi nhận vào tiềm thức lâu dài những hình ảnh, những kiến thức đã được thu nhận. b/- Đọc sách truyện và tập kể những mẫu chuyện LS cũng góp phần vào việc giúp HS yêu thích môn LS: - Truyện kể LS ở nước ta có nhiều nội dung phong phú. nên GV làm thế nào cho HS thích đọc những truyện LS bằng tranh, bằng lời văn, để các em thâm nhập được cốt truyện. Từ đó các thấy đam mê khi học một bài Ls mà có nhân vật em đã được đọc. -Trong cuộc sóng cũng như vậy, đối với người lớn mà nghe qua câu chuyện đã được đọc hoặc nghe trên thông tin đại chúng nhiều chiều thì khả năng tin vào câu chuyện ấy sát xuất sẽ cao hơn. Huống gì ở lứa tuổi các em đang còn là HS tiẻu học. -Vì vậy việc nghe thông tin báo, đài, truyền hình cũng là nguồn thực tế phong phú, vì hằng năm những ngày lễ, giỗ, kỉ niệm thì thông tin đại chúng sẽ thông báo rộng rãi. Có chương trình kỉ niệm lớn hơn sẽ giới thiệu cả nội dung và diễn biến của sự kiện. -Chúng ta thấy việc gì được lặp đi lặp lại sẽ trở thành thói quen,một sự kiện, một sự việc, một ngày kỉ niệm cụ thể được nhắc đi nhắc lại sẽ tạo một dấu ấn trong tiềm thức của HS lâu hơn. Từ đó tạo mối dây liên kết cho các em học tiếp những chuổi thời gian tiếp theo với những sự kiện tiếp nối được hệ thống dễ nhớ. * Chẳng hạn bài : “Hậu phương những năm sau chiến dịch biên giới” Học sinh đọc trong SGK, nghe thông tin, xem phim ảnh và các em sưu tầm tranh ảnh mẫu chuyện liên quan đến 7 anh hung, chiến sĩ thi đua (Ngô Gia Khảm, Nguyễn Quốc Trị, Nguyễn Thị Chiên, Trần Đại Nghĩa, Cù Chính Lan, La văn Cầu, Hoàng Hanh). Kể được những mẫu chuyện liên quan đến những chiến công của những anh hùng đó. Tạo cho không khí sôi nổi và khắc sâu hơn hình ảnh anh hùng của các nhân vật LS. c/- Dạy trên thực địa của di tích LS giúp HS khắc sâu hình ảnh của sự kiện, nhân vật có liên quan đến bài học: -GV cần vận dụng các điều kiện cụ thể ở địa phương để tổ chức giờ học ngoài lớp, cho HS đi tham quan cảnh đẹp, di tích LS, văn hoá, gặp gỡ cá nhân, tập thể đã trực tiếp tham gia trực tiếp vào những sự kiện LS, hoạt động xã hội trong thời kì đó. -Từ những câu chuyện trực tiếp với những nhân vật, những hình ảnh liên quan đến sự kiện LS, giúp HS hứng thú tìm hiểu khai thác nội dung câu chuyện sâu hơn và dễ ghi nhớ vào tiềm thức. * Chẳng hạn dạy bài:” Sấm sét đêm giao thừa” ở địa phương mình là nơi có diễn ra những trận đánh oanh liệt năm 1968, có những ngưòi nay là thương binh đã từng tham gia những trận đánh đó đến để kể chuyện, hoặc đến đài liệt sĩ thắp hương viếng hương hồn những người đã anh dũng hy sinh trong chiến dịch Mậu Thân 1968. 4/- Tổ chức các hình thức dạy học tốt trong tiết dạy LS cũng góp phần quan trọng cho việc tạo hứng thú học tập của HS: -Chúng ta thấy rằng sử dụng đúng mức, đúng chỗ, đúng lúc các phương pháp và hình thức tổ chức dạy học truyền thống cũng như hiện đại, nhằm để phát huy tối đa các mặt mạnh của từng phương pháp và sự phối hợp giữa các phương pháp. -Các hình thức dạy học LS như thảo luận nhóm, quan sát tranh, phim ảnh động, từ đó tạo biểu tượng LS, hình thành được khái niệm về sự kiện, nhân vật và rút ra được bài học LS ở mức độ đơn giản phù hợp với lứa tuổi HS tiểu học. -Tổ chức cho HS tự đánh giá kết quả học tập của mình và biết nhận xét, đánh giá ý kiến của bạn, để từ đó rút ra được những bài học bổ ích trong học tập. * Chẳng hạn như khi ta muốn giáo dục về tấm gương anh hùng của các nhân vật LS, ta chỉ cần đưa lên hình ảnh anh La Văn Cầu chặt cánh tay làm nhiệm vụ, hoặc anh Cù Chính Lan anh dũng đánh xe tăng Pháp bằng lựu đạn...Từ đó HS có thể hiểu được Chủ nghĩa Anh hùng Cách mạng là như thế nào. IV/- Kết quả đạt được: -Qua quá trình thực hiện phương pháp giảng dạy như trên lớp tôi chủ nhiệm đã đạt những thành tích đáng kể qua môn học LS. - HS kết hợp được cách kể chuyện lịch sử để hoàn thành những bài Tập làm văn kể chuyện, kể chuyện đã nghe đã đọc, hay kể chuyện chứng kiến hoặc tham gia. -HS biết sắp xếp thứ tự thời gian, sự kiện LS đã qua liên tục dễ dàng hơn, qua những mốc thời gian đã in đậm trong trí nhớ của các em. - Ham thích ,say mê những câu chuyện LS qua những hình ảnh các nhân vật LS trong từng thời kì LS được học. -Thi HK I môn LS học sinh trong lớp đạt được 75% HS khá, giỏi . 25% TB. -Thi HS giỏi Huyện môn LS có 1 HS đạt giải BA. V/- Bài học kinh nghiệm: Muốn thực hiện tốt và tao hứng thú cho HS yêu thích môn LS qua tiết dạy chúng ta cần : -Xác định mục tiêu nhiệm vụ bài học cụ thể, rõ ràng, phù hơp với trình độ tư duy của HS lớp mình phụ trách. - Chuẩn bị phương tiện dạy học để tạo niềm hứng thú cho HS. -Tổ chức hoạt động học tập và các hình thức dạy học là khâu then chốt tạo hứng thú cho HS yêu thích khi học môn LS. -Diều quan trọng nữa là người GV phải có lòng nhiệt tình và trách nhiệm cao trong công việc. Nói tóm lại với tình hình chung hiện nay của HS chúng ta không thiết tha với môn học LS. Mỗi người GV chúng ta cần cố gắng để làm thế nào tạo cho các em niềm hứng thú, say mê với môn Lịch sử nước nhà. Có như thế mới khơi dậy ở các em lòng tự hào dân tộc, một dân tộc luôn yêu chuộng hoà bình nhưng không bao giờ khuất phục trước một thế lực ngoại bang nào. Và quyết tâm xây dựng đất nước Việt Nam XHCN phát triển sánh vai với các cường quốc năm châu trên thế giới. Quảng phú, ngày 24 tháng 3 năm 2007 Người thực hiện Hoàng Trọng Hùng ˜& –

File đính kèm:

  • docSKKNCU~1.doc