Đề tài Biện pháp dạy tốt hội thoại trong môn tiếng việt lớp 5

Trong cuốn Ngữ dụng học (GS - TS Đỗ Hữu Châu) : Lời nói không chỉ bao gồm sản phẩm của sự nói năng (văn bản) mà còn cả bao gồm các cơ chế (sinh lí, tâm lí) , những quy tắc điều khiển sự sản sinh ra các sản phẩm đó.

Sử dụng ngôn ngữ để giao tiếp là hoạt động bình thường của mọi người. Trong giao tiếp, hội thoại chiếm tỉ lệ thời gian rất lớn, nếu thống kê, có lẽ hội thoại chiếm đến 70 - 80% thời gian con người sử dụng ngôn ngữ trong một ngày

 

doc41 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 2405 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Biện pháp dạy tốt hội thoại trong môn tiếng việt lớp 5, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ó nội dung hội thoại. Qua đó có sự điều chỉnh trong quá trình giảng dạy nội dung hội thoại nói riêng và dạy Tiếng Việt nói chung. 2. Đối tượng thực nghiệm: Học sinh lớp 5A Trường tiểu học THTH 3. Nội dung thực nghiệm: a. Chuẩn bị bài dạy: Phân môn Tập làm văn Bài : Luyện tập thuyết trình, tranh luận (tuần 9, tiết 2) Tập viết đoạn đối thoại (tuần 25, tiết 2) b. Tổ chức thực nghiệm: Tôi tiến hành dạy các tiết theo giáo án đã thiết kế. Bài: Luyện tập thuyết trình, tranh luận I/ Mục tiêu: 1. Luyện tập về cách thuyết trình, tranh luận. Bước đầu biết cách mở rộng lí lẽ và dẫn chứng trong thuyết trình, tranh luận. 2. Trình bày ý kiến của mình 1 cách rõ ràng, mạch lạc dẽ nghe để thuyết phục mọi người. II/ Phương tiện đồ dùng dạy học: Bảng phụ, thẻ từ, thẻ câu, bút dạ, phục trang cho các nhânvật Đất, Nước, Không khí, ánh sáng. Tranh về trăng và đèn III/ Các hoạt động dạy và học chủ yếu: Thời gian Nội dung Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 4’ 1’ 16’ A. KTBC: B. Bài mới: 1. Giới thiệu bài: 2. HD hs luyện tập: a) BT1: SGV - tr 198 - Y/c hs nêu ~ đk cần có khi tham gia thuyết trình, tranh luận. Thái độ khi thuyết trình, tranh luận? - Nx, cho điểm hs. - GV gtb + ghi tên bài * Gọi hs đọc phân vai truyện * Hd hs nắm vững y/c của bài. * Tổ chức cho hs thảo luận nhóm 6 để trả lời câu hỏi và ghi kq vào thẻ từ, thẻ câu. * Gọi hs trình bày. NX, kl * Gv tổ chức cho hs làm việc nhóm 4 để mở rộng lí lẽ và d/c. Gợi ý hs đóng vai các nvật để hoàn thành yc * Gọi hs đóng vai các nv tranh luận trước lớp. - 2 hs trả lời nối tiếp. - Ghi bài vào vở * 5 hs đọc phân vai. * Đọc lại y/c của bài. * Hs làm việc theo y/c. * Đại diện 1 số nhóm dán thẻ từ, thẻ câu vào cột ở bảng và trình bày, hs khác nx, bs ý kiến. * Hs làm việc nhóm 4 ghi ý kiến vào nháp. * 1 vài nhóm hs đóng vai tranh luận, lớp theo dõi 16’ 3’ b) BT2: C. Củng cố - dặn dò: ¨ ghi lí lẽ, dc mở rộng * Nx, khen ngợi nhóm hs, cá nhân hs. KL - Gọi hs đọc y/c và ND của bài và nêu y/c của bài - Hd hs tìm hiểu y/c của bài và hd hs làm bài = 1 số câu hỏi gợi ý. Lưu ý hs đèn trong bài ca dao và đèn điện mà địa phương đang sử dụng. - Tổ chức cho hs tự làm bài vào vở. - Gọi hs đọc bài của mình. Nx, sửa chữa, cho điểm hs - - Khen ngợi hs. - Nx tiết học, khen ngợi hs. - Dặn hs: + Rèn KN thuyết trình, tranh luận. + Chuẩn bị bài cho tiết ôn tập. nx, bs ý kiến. - 1 hs đọc, nêu y/c: thuyết trình. - Hs làm việc cá nhân - 1 số hs trình bày, hs lớp theo dõi, nx và bs Bài: Tập viết đoạn đối thoại I/ Mục tiêu: 1. Viết tiếp các đoạn đối thoại theo gợi ý để hoàn chỉnh một đoạn đối thoại trong kịch. 2. Biết phân vai đọc lại hoặc diễn thử màn kịch. II/ Phương tiện đồ dùng dạy học: - Bảng nhóm, bút dạ. - Bảng phụ. Một số đồ vật để đóng vai. Hoa bình chọn III/ Các hoạt động dạy và học chủ yếu: Thời gian Nội dung Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 2 - 4 ph 1 ph 34ph 4’ 14’ 16’ A. KTBC: B. Bài mới: 1. Giới thiệu bài: 2. Hướng dẫn làm BT: a. BT1: b. BT2: c. BT3: - Nx qua về bài viết ở tiết trước. - Y/c hs nhắc lại tên các vở kịch đã học ở lớp 5 - GV gtb + ghi tên bài * Gọi hs đọc y/c và ND của đoạn trích. * HD hs phân tích đoạn trích (các nhân vật; dáng điệu, vẻ mặt, thái độ của các nhân vật; nội dung đoạn trích) * Cho hs đọc thầm lại mẩu chuyện. - Gọi hs đọc y/c, nhân vật, cảnh trí, thời gian, gợi ý đoạn đối thoại của BT2. - Tổ chức cho hs làm việc nhóm. - Gọi hs trình bày ý kiến - Nx, cho điểm hs. * Gọi hs đọc y/c của BT. * Tổ chức cho hs trao đổi phân vai đọc và diễn lại màn kịch theo các vai: - Lắng nghe. - Nhắc lại - Ghi bài vào vở * 2 hs đọc, lớp đọc thầm. * TLCH * Hs đọc thầm chuẩn bị trả lời câu hỏi. - 3 hs đọc - Hs làm việc theo nhóm ở bảng nhóm - 1 số nhóm trình bày bài làm của mình, nhóm khác nx, bs. - Bình chọn nhóm viết lời thoại hay * 1 hs đọc * Làm việc nhóm theo y/c 2 ph C. Củng cố - dặn dò: Trần Thủ Độ, Phú nông, Người dẫn chuyện * Nhắc hs không quá phụ thuộc vào lời thoại * Tổ chức cho hs diễn kịch trước lớp * Nx, khen ngợi hs, nhóm hs - Nx tiết học, khen ngợi hs. - Dặn hs: + Viết lại đoạn đối thoại. + Chuẩn bị bài sau. * Hs diễn kịch trước lớp. Nx, bình chọn nhóm diễn hay, sinh động, tự nhiên Đoạn đối thoại của BT2 có thể là: XIN THÁI SƯ THA CHO Trần Thủ Độ: - Ngươi có phải là Đặng Văn Sửu không? Phú nông (ấp úng, mắt lấm lét nhìn) : - Dạ, bẩm đúng ạ! Trần Thủ Độ: - Ngươi đang làm nghề gì? Phú nông (chắp tay trước ngực) : - Dạ, bẩm, con là phú nông ạ! Trần Thủ Độ: - Ngươi muốn xin ta chức gì? Phú nông: - Thưa, cho con xin nhận chức câu đương. Trần Thủ Độ: - Ngươi có biết câu đương là làm gì không? Phú nông (ấp úng) : - Dạ, là đi bắt những kẻ có tội,tra xét ạ! Trần Thủ Độ: - Ngươi có phu nhân xin cho làm chức câu đương, không thể ví như những câu đương khác. Vì vậy phải chặt một ngón chân để phân biệt. Phú nông (hoảng sợ, chắp tay rối rít) : - Bẩm quan lớn, xin ngài tha cho con ạ! Con không dám xin làm câu đương nữa, xin cho con được làm phú nông thôi ạ! Trần Thủ Độ: - Lúc nãy ngươi nằng nặc xin làm câu đương cơ mà? Phú nông: - Dạ, bẩm, bẩm, … xin quan lớn tha tội. (tất cả cùng đi vào, hạ màn) Hoặc: XIN THÁI SƯ THA CHO Lính: Bẩm! Thái sư cho gọi con. Trần Thủ Độ: Hôm nay có người nhà phu nhân xin yết kiến ta. Anh ta đến thì vào bẩm ta. Lính: - Dạ! (lính ra, một lúc sau vào) Lính: - (Bước vào) Bẩm Thái sư! Người nhà phu nhân đã tới rồi ạ. Trần Thủ Độ: - Cho anh ta vào! (Lính đi ra, sau đó dẫn vào một người khoảng 30 tuổi, ăn mặc kiểu nhà giàu nhưng hơi quê kệch) . Phú nông: - (Quỳ lạy) Bẩm Đức ngài, con đã có mặt! Trần Thủ Độ: - Ngươi là người nhà phu nhân? Phú nông: - Bẩm Đức ngài, con là Trần Văn Thìn, người nhà phu nhân ạ! Trần Thủ Độ: - Phu nhân có nói, ngươi xin làm câu đương có phải không? Phú nông: - Dạ, bẩm Đức ngài, mong Đức ngài rộng lượng cho con được làm câu đương. Trần Thủ Độ: - Ngươi có biết những ai được làm câu đương không? Phú nông: - Dạ, những người trúng tuyển qua cuộc thi ạ! Trần Thủ Độ: - Sao ngươi không thi? Phú nông: (ngập ngừng rồi mới nói) Dạ!...Dạ!... con mà thi thì trượt mất ạ! Xin Đức ngài đèn giời soi xét! Trần Thủ Độ: - Ra là thế! Vậy chức câu đương của ngươi là chức câu đương xin! Phải có cái gì đánh dấu để phân biệt với chức câu đương thi. Ta cho chặt ngón chân út của ngươi để đánh dấu vậy. Phú nông: (tái mặt, luống cuống) Con!... Con xin Đức ngài! Nếu bị chặt ngón chân út thì con .. con …con xin thôi chức câu đương ạ! Trần Thủ Độ: - Ngươi lại xin thôi làm câu đương? Phú nông: - Bẩm Đức ngài, vâng ạ, con xin thôi ạ! Con …con xin Đức ngài cho về ạ! Lính: - Anh kia! Đi! (Lính dẫn phú nông đi ra. Màn hạ) 4.Kết quả thực nghiệm: Tên bài dạy Số học sinh (1) % (2) % (3) % (4) % Luyện tập thuyết trình, tranh luận 50 72 20 8 0 Tập viết đoạn đối thoại 50 64 20 12 4 (1) : Lời thoại phù hợp với nội dung cuộc thoại (có sáng tạo) , với hoàn cảnh xã hội, với môi trường và nhân vật tham gia hội thoại Giải quyết được vấn đề đặt ra trong cuộc thoại Đạt được đích của hội thoại Sử dụng ngữ điệu, các yếu tố phụ trợ cho lời nói…… một cách hợp lí, có sáng tạo. (2) : Lời thoại phù hợp với nội dung cuộc thoại, với hoàn cảnh xã hội, với môi trường và nhân vật tham gia hội thoại Giải quyết được vấn đề đặt ra trong cuộc thoại Đạt được đích của hội thoại Có sử dụng ngữ điệu, các yếu tố phụ trợ cho lời nói…… (3) : Lời thoại phù hợp với nội dung cuộc thoại (nhưng còn gò bó, ngắn) , với hoàn cảnh xã hội, với môi trường và nhân vật tham gia hội thoại Giải quyết được vấn đề đặt ra trong cuộc thoại Đạt được đích của hội thoại Có sử dụng ngữ điệu, các yếu tố phụ trợ cho lời nói…… nhưng còn gượng gạo, thể hiện chưa tự nhiên. (4) : Lời thoại chưa diễn tả hết đề tài cuộc thoại Giải quyết chưa thấu đáo vấn đề đặt ra trong cuộc thoại Đạt được đích của hội thoại Bắt đầu biết sử dụng ngữ điệu, các yếu tố phụ trợ cho lời nói…… Từ kết quả thực nghiệm thu được, tôi thấy khi giảng dạy nội dung hội thoại cho học sinh, nếu giáo viên hướng dẫn học sinh thực hiện bài tập theo quy trình, theo các thao tác cơ bản thì việc học sinh chủ động trong cuộc thoại sẽ đạt được, cuộc thoại thành công. Qua thực nghiệm, tôi thấy học sinh tham gia vào học nội dung hội thoại một cách tích cực, hào hứng, tự tin, học sinh nói theo cách nghĩ và cách nói của mình, có sáng tạo, phù hợp với lứa tuổi. Qua học hội thoại, học sinh đã thực sự sử dụng tiếng nói phong phú, đa dạng gắn với cuộc sống hàng ngày, học tiếng nói trong giao tiếp và để giao tiếp PHẦN 3 – KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ I. Kết luận Qua quá trình giảng dạy và nghiên cứu nội dung hội thoại trong môn Tiếng Việt lớp 5 ở tiểu học tôi thấy, đây là một nội dung mới nhưng có vai trò quan trọng trong đời sống cũng như trong văn chương. Giờ học có nội dung hội thoại nếu được tổ chức hợp lí sẽ kích thích được hứng thú học tập, rèn luyện sự tự tin cũng như trau dồi kĩ năng sử dụng tiếng Việt trong giao tiếp và để giao tiếp cho học sinh. Tuy nhiên nội dung từng bài tập hội thoại còn có sự tích hợp ở một số nội dung khác của các phân môn trong môn Tiếng Việt. Vì vậy, mỗi giáo viên cần nắm vững chương trình môn Tiếng Việt của lớp mình phụ trách cũng như của cả cấp học để có những hiểu biết nhất định về hội thoại, về vai trò của hội thoại , trau dồi vốn sống, vốn giao tiếp, từ đó có phương pháp cũng như cách thức, con đường chuyển tải nội dung dạy cho học sinh một cách tự nhiên, gợi mở, chân thật, phù hợp, không gò bó. Giúp học sinh phát triển toàn diện. Bên cạnh đó, nhà trường còn cần tạo điều kiện và tổ chức cho học sinh tham gia nhiều hơn nữa vào các hoạt động tập thể với các chủ đề gần gũi, thân thuộc, phù hợp với lứa tuổi của các em để các em có cơ hội trau dồi khả năng giao tiếp, học hỏi lẫn nhau qua giao tiếp, nhất là khả năng tham gia hội thoại với nhiều người trong một cuộc giao tiếp, các em nói theo cách nghĩ và cách nói của mình, không gượng ép. II. Kiến nghị … …………., ngày … tháng … năm 20… Người viết

File đính kèm:

  • docSKKN506.doc