Đề tài Biện pháp chỉ đạo quá trình dạy-Học nhằm nâng cao chất lượng dạy học ở trường tiểu học

Trước yêu cầu của công cuộc công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước, giáo dục nhằm đào tạo con người - nguồn nhân lực đáp ứng công cuộc xây dựng đất nước, phát triển kinh tế - xã hội. Nhiệm vụ và mục tiêu cơ bản của giáo dục đã được Nghị quyết TW 2 khoá VIII chỉ rõ : "Nhằm xây dựng những con người và thế hệ trẻ tha thiết gắn bó với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, có đạo đức trong sáng, có ý chí kiên cường xây dựng và bảo vệ Tổ quốc

doc32 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1512 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Biện pháp chỉ đạo quá trình dạy-Học nhằm nâng cao chất lượng dạy học ở trường tiểu học, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
việc tiếp tục xây dựng nề nếp trong nhà trường. 3.3. Các biện pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng dạy học : 3.3.1. Xây dựng các điều kiện : - Xây dựng đội ngũ giáo viên : Đây là nhân tố quyết định chất lượng giáo dục. Xây dựng đội ngũ giáo viên có phẩm chất đạo đức tốt, có năng lực chuyên môn, năng lực tổ chức, năng lực sư phạm, có ý thức tự bồi dưỡng, không ngừng nâng cao trình độ bản thân. Tiểu học là nền, lớp 1 là móng . Móng chắc, nền vững là cơ sở đảm bảo cho việc xây dựng ngôi nhà học vấn phổ thông. Trường Tiểu học là nơi trẻ em bước vào môi trường mới ,bắt đằu thực hiện quá trình xã hội hoá cá nhân. Lứa tuổi học sinh tiểu học đòi hỏi sự chăm chút chu đáo với tình thương và trách nhiệm,tay nghề tinh xảo của các thày cô giáo tiểu học. Cả lý luận và thực tiễn cuộc sống đã chứng minh rằng: nhiều hiểu biết, kỹ năng và thói quentốt đẹp của mỗi con ngườiđã đựoc hình thành từ bậc học này. Các thày cô giáo mẫu mực và tâm huyết với nghề đã để lại dấu ấn trong mỗi học sinh của mình từ nét chữ, lời nói, ứng xử trong giao tiếp đến cách giữ gìn sách vở, nếp ăn mặc gọn gàng sạch sẽ... Toàn xã hội, ngành giáo dục, các bậc cha mẹ đều đặt niềm tin, niềm hy vọng vào các thày cô giáo tiểu học trong việc dạy dỗ con em mình để hình thành những nét nhân cách quan trọng đầu tiên cho thế hệ trẻ, chủ nhân tương lai của đất nước. Tất cả những điều nêu trên đều khẳng định tầm quan trọng của công tác xây dựng và phát triển đội ngũ trong trường tiểu học. - Ngoài việc xây dựng đội ngũ, người quản lý cần chú ý tới việc tăng cường cơ sở vật chất, thiết bị dạy học đáp ứng yêu cầu giáo dục. 3.3.2. Chỉ đạo đổi mới phương pháp dạy học : - Định hướng đổi mới phương pháp dạy học : + Hướng hoạt động dạy học của thày và trò vào việc đáp ứng mục đích, nhu cầu, lợi ích của người học. + Tăng cường việc sử dụng các thiết bị, phương tiện dạy học. + Đa dạng hoá hình thức tổ chức dạy học, xã hội hoá các phương thức học tập . + Đổi mới cách kiểm tra, đánh giá kết quả. - Chỉ đạo đổi mới phương pháp dạy học : + Việc đổi mới phương pháp dạy học là vấn đề cốt lõi trong quá trình dạy học, nó là nhân tố quyết định cơ bản, trực tiếp tới việc nâng cao chất lượng và hiệu quả dạy học. Quản lý chỉ đạo việc đổi mới phương pháp dạy học được xem như là một nhiệm vụ trung tâm yêu tiên trong chỉ đạo dạy học. Vì vậy, cần phải thực hiện một cách nghiên túc, khoa học theo một quy trình chặt chẽ, sát thực, phù hợp, khách quan. - Các bước chỉ đạo đổi mới phương pháp dạy học. * Bước 1 : Bước chuẩn bị điều kiện cho việc chỉ đạo cải tiến phương pháp * Bước 2 : Chỉ đạo cải tiến phương pháp dạy học. Đây là thực nghiệm, chỉ đạo điểm bước này cần tập trung vào : + Định hướng thống nhất về chuẩn đánh giá các tiết dạy theo tinh thần đổi mới. + Định hướng thống nhất về cách thiết kế bài giảng theo tinh thần đổi mới. + Chọn đối tượng thực hiện : Môn học, bài học, người dạy, lớp học. + Dự giờ, kiểm tra, đánh giá, xác định kết quả. + Sơ kết rút ra bài học kinh nghiệm bước đầu để mở rộng đại trà. * Bước 3 : Chỉ đạo đại trà * Bước 4 : Tổng kết đánh giá 3.3.3. Một số biện pháp khác nhằm nâng cao chất lượng dạy học : Để làm tốt công tác nâng cao chất lượng dạy học người cán bộ quản lý phải biết tổ chức phong trào thi đua rộng khắp, thường xuyên trong nhà trường như phong trào thi đua " Dạy tốt - học tốt" hoặc thi đua trong những ngày lễ lớn trong năm : Ngày 20/10 (Phụ nữ Việt Nam); ngày 20/11 (ngày nhà giáo Việt Nam); ngày 22/12 (ngày thành lập quân đội nhân dân Việt Nam); ngày 3/2 (Ngày thành lập Đảng cộng sản Việt Nam) ; ngày 8/3 (ngày Quốc tế phụ nữ ); ngày 26/3 (ngày thành lập Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh); ngày 30/4 (ngày giải phóng Miền Nam ); ngày 19/5 (ngày sinh nhật Bác)…… Phong trào thi đua phải đi vào chiều sâu, không hình thức qua loa, có tổng kết đánh giá nhằm động viên khuyến khích, có chế độ đãi ngộ đúng mức cho cán bộ giáo viên giỏi, giáo viên cốt cán làm động lực thúc đẩy phong trào thi đua. Phong trào thi đua là sự tích hợp các hoạt động chỉ đạo xây dựng nề nếp dạy học và nâng cao chất lượng dạy học. Người quản lý cần tập trung chỉ đạo tốt các hoạt động đó là : + Thi đua theo khẩu hiệu "Kỷ cương - tình thương - trách nhiệm" + Tổ chức thi giáo viên giỏi, chủ nhiệm giỏi, phấn đấu đạt danh hiệu nghề nghiệp. + Tổ chức thi giáo viên viết chữ đẹp cấp tổ, cấp trường, chọn giáo viên tham gia thi viết chữ đẹp cấp huyện, cấp tỉnh. +Tổ chức giáo viên thi giải toán khó cấp trường. + Đối với học sinh : Thi đua xây dựng các tập thể học sinh tiên tiến xuất sắc, danh hiệu học sinh giỏi, học sinh tiên tiến…. việc tổ chức chỉ đạo phong trào thi đua cũng cần được tiến hành một cách có tổ chức, có kế hoạch và xác định rõ mục đích, yêu cầu chỉ đạo sát sao, có kiểm tra đánh giá từng bước để đạt được kết quả cuối cùng, đạt được mục đích đề ra. - Sử dụng biện pháp kinh tế sư phạm : Trong quá trình chỉ đạo dạy và học cần thực hiện phương pháp khoán thưởng chất lượng trong dạy học, nhằm kích thích sự nỗ lực của thầy và trò tạo cho người dạy, người học có sự hứng thú, huy động mọi tiềm năng của thầy và trò trong hoạt động dạy học. - Hoàn thiện cơ sở vật chất - thiết bị dạy học : + Để đáp ứng yêu cầu đổi mới người quản lý cần phải nắm chắc hiện trạng thư viện, phòng học, phòng thí nghiệm của trường mình về số lượng, chất lượng, chủng loại để có kế hoạch bổ sung, đầu tư hoàn thiện dần dần. Thường xuyên chỉ đạo, kiểm tra việc bảo quản và sử dụng các thiết bị có sẵn trong phòng thí nghiệm, phát huy khả năng sáng tạo của giáo viên trong việc tạo ra đồ dùng dạy học, thí nghiệm thiết bị. + Huy động mọi nguồn lực tài chính cần thiết, tập trung ưu tiên cho hoạt động dạy học. Người quản lý rất coi trọng vấn đề sách giáo khoa, sách tham khảo, phương tiện, văn phòng phẩm cho giáo viên, khuyến khích tự trang bị các loại sách nâng cao, tài liệu tham khảo để giáo viên tự bồi dưỡng nâng cao chuyên môn nghiệp vụ. Giờ dạy được đánh giá cao phải là giờ dạy hết sức "Mềm dẻo" phối hợp các phương pháp đặc trưng bộ môn một cách nhuần nhuyễn, linh hoạt, sinh động có kết hợp với đồ dùng dạy học đó là cả một nghệ thuật cho người thầy. Thực hiện các giải pháp trên đòi hỏi người quản lý phải có đủ năng lực, trình độ học vấn, trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Nắm vững hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, có bộ óc khoa học, định ra kế hoạch, mục tiêu cụ thể, tổ chức chỉ đạo thực hiện có hiệu quả trong công tác quản lý trường học. PHẦN KẾT LUẬN 1. Kết luận chung : Để phát triển sự nghiệp giáo dục đáp ứng yêu cầu của thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, xứng đáng "Giáo dục là quốc sách hàng đầu", tăng cường hiệu quả quản lý của Nhà nước về giáo dục, nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, phục vụ công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Ngành giáo dục & đào tạo nói chung và giáo dục phổ thông nói riêng phải quán triệt sâu sắc mục tiêu, nhiệm vụ của mình : Không ngừng đổi mới nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục đào tạo. Trong sự nghiệp đổi mới chung ấy thì trước hết người cán bộ quản lý phải tiên phong gương mẫu trong việc học tập, bồi dưỡng nâng cao năng lực quản lý để tiếp cận với nền khoa học hiện đại. Là người cán bộ quản lý phải có tâm trong sáng, thương yêu đồng nghiệp, phải là người chí công vô tư, luôn đặt lợi ích tập thể, lợi ích nhà trường lên trên hết. Ngoài ra, người cán bộ quản lý còn phải là người có năng lực chuyên môn, năng lực quản lý vững vàng, tâm huyết với nghề nghiệp; Phải biết tổ chức các hoạt động trong nhà trường, biết khuyến khích, động viên sự cố gắng vươn lên của cán bộ giáo viên và học sinh trong nhà trường… Người cán bộ quản lý phải biết kết hợp tốt các đoàn thể trong nhà trường, phải chỉ đạo tốt công tác xã hội hoá huy động sức mạnh tổng hợp nhằm xây dựng hoàn thiện cơ sở vật chất góp phần xây dựng nhà trường phát triển toàn diện. Dựa trên cơ sở lý luận và pháp lý, phân tíh thực trạng của việc chỉ đạo quá trình dạy học trong trường Tiểu ........ - huyện ...... - tỉnh ...... Xuất phát từ thực tiễn và nghiên cứu lý luận để quá trình dạy học đạt hiệu quả cao cần có các biện pháp cụ thể đó là : - Biện pháp chỉ đạo xây dựng nề nếp dạy học - Các biện pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng dạy học. Mặc dù đề tài đã được nghiên cứu hết sức thận trọng và đề xuất được các biện pháp như đã nêu trên nhằm nâng cao hiệu quả chỉ đạo quá trình dạy học, nhưng còn nhiều khía cạnh khác chưa có điều kiện đề cập tới đó chính là hướng tiếp tục nghiên cứu của đề tài. 2. Một số kiến nghị : Đối với Bộ Giáo dục và đào tạo : - Cần tổ chức nhiều lớp tập huấn về chuyên môn, nghiệp vụ quản lý giáo dục cho cán bộ quản lý các trường. Đặc biệt là cán bộ quản lý ở các khu vực đặc biệt khó khăn. - Đổi mới nội dung, chương trình dạy học phù hợp với đối tượng học sinh từng vùng miền. Đối với Sở Giáo dục và đào tạo : - Cơ sở vật chất của trường phải được trang bị đầy đủ. - Giáo viên hàng năm phải được bồi dưỡng về nghiệp vụ sư phạm và kiến thức để cập nhật với tri thức khoa học mới. - Các chính sách chế độ của giáo viên phải được kịp thời. Qua thời gian học tập tại trường Cán bộ quản lý giáo dục và đào tạo, tiếp thu được một số kiến thức về quản lý giáo dục và kinh nghiệm làm quản lý ở nhà trường. Qua nghiên cứu tài liệu và thực tiễn quản lý tôi đã tập hợp được một số kinh nghiệm, biện pháp trong quá trình chỉ đạo dạy học ở trường Tiểu học. Tuy nhiên, đây chỉ là những kiến thức tôi lĩnh hội được, đề tài còn nhiều vấn đề cần bổ sung kính mong các thầy cô giáo cùng bạn bè đồng nghiệp góp ý bổ sung thêm cho đề tài được khả thi hơn. Xin chân thành cảm ơn ! TÀI LIỆU THAM KHẢO Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ II. Ban chấp hành TW Đảng khoá VIII. NXB - Chính trị quốc gia, 1997. Nghị quyết trung ương 2 khoá VIII nhà xuất bản chính trị quốc gia 1997. Luật giáo dục - Nhà xuất bản chính trị quốc gia. Điều lệ trường Tiêủ học theo quyết định số: 51/2007/QĐ-BGD&ĐT. Một số bài giảng của các thầy cô giáo Học viện Quản lý Giáo dục. Chỉ thị hướng dẫn nhiệm vụ năm học 2009 - 2010. Báo cáo tổng kết năm học 2008 - 2009 của trường Tiểu ........ .

File đính kèm:

  • docSKQLGD bien phap chi dao qua trinh dayhoc nham nang cao chat luong day hoc o truong tieu hoc.doc