Đề tài Áp dụng dạy học tích cực để dạy và học thực hành hai phép tính cộng và trừ số thập phân cho học sinh lớp 5

Xuất phát từ yêu cầu đặt ra trong cuộc sống đổi mới nói chung và dạy học toán ở tiểu học nói tiêng nhằm đổi mới phương pháp dạy học, đáp ứng nhu cầu của mục tiêu giáo dục hiện đại là đào tạo ra con người lao động năng động tự tin, linh hoạt sáng tạo phù hợp với làn sóng đổi mới kinh tế và xã hội hiện nay.

Để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của xã hội đối với giáo dục, đào tạo thế hệ trẻ đáp ứng nhu cầu của đất nước trong giai đoạn mới, cần thiết phải có chương trình dạy học mới, tiên tiến phù hợp với yêu cầu tiến bộ xã hội. Bởi thế, đổi mới nội dung và phương pháp dạy học ở tiểu học nói chung và đổi mới dạy học môn toán nói riêng là vấn đề cần thiết và cấp bách.

 

doc39 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1460 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Áp dụng dạy học tích cực để dạy và học thực hành hai phép tính cộng và trừ số thập phân cho học sinh lớp 5, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng xu thế của phát triển giáo dục tuỳ theo nội dung bài học giáo viên cần có sự lựa chọn phối hợp khéo léo giữa các phương pháp dạy học truyền thống với kiểu dạy học mới như phương pháp trò chơi, phương pháp thực hành luyện tập sao cho kết quả đạt được là cao nhất. Không chỉ đem lại cho các em những tri thức mới mà còn góp phần hình thành cho các em phuơng pháp học tập, phương pháp phát hiện và giải quyết các vấn đề trong học tập và trong cuộc sống . 2. Các hình thức tổ chức hoạt động học tập. Đi kèm với các phương pháp dạy học tích cực để dạy và học thực hành 2 phép tính cộng, trừ số thập phân cho học sinh lớp 5 , người giáo viên cần tổ chức hướng dẫn hoạt động học tập toán cho học sinh theo các hình thức: Học cá nhân ( ở trên lớp ) , học theo nhóm ( nhóm hỗn hợp ) nhóm theo trình độ, nhóm theo sở trường, học theo lớp , trò chơi học tập, thực hành ngoài lớp học, hoạt động ngoại khoá về toán . Chương III. Dạy học toán và thực hành hai phép tính cộng, trừ cho học sinh lớp 5 A. Phương pháp dạy và học thực hành hai phép tính cộng và trừ số thập phân. Về mặt phương pháp dạy học, sách giáo khoa toán lớp 5 chương trình tiểu học vẫn tuân theo phương pháp chung thống nhất áp dụng cho dạy và học thực hành hai phép tính cộng, trừ số thập phân : Đi từ cách cộng, trừ hai số tự nhiên hoặc áp dụng cách cộng trừ hai phân số tự nhiên hoặc áp dụng cách cộng trừ hai phân số thập phân nhưng dựa vào cách cộng, trừ hai số tự nhiên là cách làm chính vì học sinh đã được học ở những lớp dưới. Cách 1: Ví dụ : May hết áo 15,4 m vải, may quần hết 1,72 m vải . Hỏi may cả áo và quần hết bao nhiêu mét vải? - Học sinh biết số vải cần phải có là : 1,54 + 1,72 = ? m - áp dụng cách cộng hai số tự nhiên để tìm ra kết quả 1,54 m = 154 cm 1,72 m = 172 cm Ta lấy : 154 172 326 cm Đổi 326 cm = 3,26 m - Cộng hai số thập phân cũng được áp dụng tương tự như cộng hai số tự nhiên. + Đặt tính theo cột dọc, số hạng này dưới số hạng kia. + Từ kết quả : 154 172 326 Đổi 326 = 3,26m Học sinh ghi kết quả vào phép tính + Học sinh quan sát cách đặt phép tính, quan sát dấu phẩu ở từng số hạng và ở tổng. Tương tự áp dụng cách cộng hai số tự nhiên để làm. Ví dụ 2: Một đường gấp khúc ABC có đoạn thẳng AB dài 8,74 dm , đoạn thằng BC dài 14, 9 dm . Hỏi đường gấp khúc đó dài bao nhiêu đêximét? 14,9 dm C 8,74dm A B - Học sinh tự đổi : 8,74 dm = 874mm 14,9 dm = 1490mm - Tự đặt và làm phép cộng : 874 140 23,64 (mm) - Tự đổi kết quả ra số thập phân 2364m = 23,54 dm -Tự đặt phép tính số thập phân theo cột dọc 8,74 14,9 23,64 - Ghi kết quả vào phép tính - Học sinh tự nêu cách làm: Cách cộng hai số thập phân - Giáo viên giới thiệu quy tắc trong sách giáo khoa trang 54, yêu cầu học sinh học thuộc. - Phần luyện tập : Gọi học sinh lên bảng làm, lớp làm vào vở , giáo viên chấm bài của một số học sinh. Chú ý: Bài toán có văn thì ghi phép tính với kết quả, quá trình tìm ra kết quả theo cột dọc thì làm ngoài vở nháp. Cách 2: Hướng dẫn học sinh áp dụng cách cộng hai phân số thập phân Ví dụ1: Học sinh viết biết số vải cần có là : 1,45 + 1,72 =? Đổi 1,45 m ; 1,72 m về phân số thập phân ta thấy Vậy : 1,54 + 1,72 = 3,26 - Học sinh đặt tính theo cột dọc: 1,54 1,72 3,26 Nêu nhận xét về vị trí của từng số hạng, dấy phẩu ở tổng ở ví dụ 2 : Yêu cầu học sinh tự làm các bước tương tự như ở ví dụ 1 . Học sinh tự nêu: Muốn cộng hai số thập phân ta làm như thế nào? ố Quy tắc : Sách giáo khoa Qua cách 1, cách 2 học sinh nêu nhận xét về cách làm thế nào dễ hiểu , dễ làm hơn . Cách 1: Là cách làm thông dụng. Tuỳ nhận nhận thức của học sinh mà các em vận dụng từng cách cho phù hợp. 1,2 Tính chất giao hoán của phép cộng các số thập phân - Học sinh luyện tập thực hành phép cộng các số thập phân, đổi vị trí của các số hạng trong phép cộng. So sánh các kết quả phép cộng có các số hạng giống nhau đó để nêu lên tính chất giáo hoán của phép cộng . - Vận dụng tính chất giáo hoán của phép cộng các số thập phân để tình nhanh. 1.3. Tổng nhiều số thập phân a. Ví dụ: Một khung sắt hình tam giá có độ đài các cạnh lần lươt là 8,7m ; 6,25 ; 10 m . Tính chu vi của khung sắt hình tam giác đó . - Học sinh đặt theo cột dọc 8,8 + 6,25 10 - Đặt dấu cộng ở số hạng thức 2 Chú ý : Đặt thẳng hàng các chữ số cùng hàng đơn vị các dấu phẩy đặt thẳng cột với nhau - Số 10 được hiểu là số thập phân với phần thập phân là những số 0, 10, 000 . - Cộng như cộng hai số thập phân . b. Bài toán : Có ba thùng đựng dầu. Thùng thứ nhất có 27,5 lít , thùng thứ 2 có 36,75 lít , thùng thứ ba có 14 lí. Hỏi cả ba thùng có bao nhiêu lít dầu? Tóm tắt : Thùng thú nhất : 27,5 lít Thùng thứ hai : 36,75 lít ? lít Thùng thứ ba : 14 lít - Học sinh đặt tính cộng theo cột dọc và làm ngoài vở nháp, cách cộng tương tự như ở ví dụ trên. - Học sinh trình bày vào vở : Số lít dầu cả 3 thùng có là 27,5 + 36,75 + 14 = 78,25 ( lít ) Đáp số : 78,25 lít - Bài 1 trang 55 yêu cầu học sinh làm thực hành - Bài 2 trang 56 ( 2,5 + 6,8 ) + 1,2 = 9,3 + 1,2 = 10,5 2,5 + (6,8 + 1,2) = 2,5 + 8 = 10,5 ( 2,5 + 6,8 ) 1,2 = 2,5 + ( 6,8 + 1,2 ) - Học sinh nhận xét: Thay đổi vị trí các số hạng trong một tổng thì tổng không thay đổi . Học sinh vận dụng vào trong tính nhanh. 1.4 . Tính chất kết hợp của phép cộng. - Học sinh làm luyện tập cộng các số thập phân ( bnài 2 trang 56 ) sau đó so sánh kết quả của phép tính để đưa về dạng tổng quát : ( a + b ) + c = a + ( b + c ) - Học sinh nêu tính chất kết hợp của phép cộng các số thập phân : Muốn cộng một tổng hai số với một số thứ ba, ta có thể cộng số thứ nhất với tổng của hai số còn lại . - Học sinh vận dụng tính chất giáo hoán của phép cộng các số thập phân để tính nhanh. Bài 2: Trang 56 phần dưới : Tính nhanh 4,68 + 6,06 + 3,97 = 4,68 + ( 6,03 + 3,97 ) = 4,68 + 10,00 = 14,68 4,2 + 3,5 + 4,5 + 6,8 = ( 4,2 + 6,8) + ( 3,5 + 4,5 ) = 11,0 + 8,0 = 19 Dạng 2 : Dạy học thực hành phép trừ các số thập phân . Trên cơ sở học sinh đã làm thành thạo các phép cộng số thập phân, làm thành thạo phép trừ số tự nhiên học sinh sẽ dễ dàng làm quen và làm thành thạo phép trừ số thập phân. A, trừ hai số thập phân Cách 1: Ví dụ 1: May áo và quần hết 3,26 m vải, trong đó may áo hết 1,54 m vải . Hỏi may quần hết bao biêu mét vải? Tóm tắt May áo + quần : 3,26 m May áo : 1,54 m May quần : ? m Học sinh biết được số vải cần dùng để may quần là : 3,26 -1,54 = ? m - Tương tự cách làm như phép trừ hai số tự nhiên. - yêu cầu học sinh đổi 3,26m ; 1,54 m về số đo là cm : 3,26 m = 326 cm ta lấy 326 1,54 m = 154 cm 154 172 ( cm ) Đổi 172cm = 1,72cm - Trừ hai số thập phân cũng được áp dụng như cách trừ hai số tự nhiên + Đặt tính theo cột dọc : Viếtt số trừ dưới số bị trừ sao cho các hàng thằng cột với nhau, dấu phải thẳng cột với nhau. + Học sinh tự đặt phép tính 3,26 1,54 + Học sinh thực hiện phép trừ như trừ hai số tự nhiên Ví dụ 2: Đường gấp khúc ABC dài 23,64 dm, trong đó đoạn thẳng AB dài 8,74 dm . Hỏi đoạn thẳng BC dài bao nhiêu đêximet? Tóm tắt : Đường gấp khúc ABC : 23,64 dm Đoạn AB : 8,74 dm Đoạn BC ? dm - Học sinh biết được đoạn thằng BC dài là: 23,64 - 8, 74 = ? dm áp dụng cách trừ hai số tự nhiên, học sinh tự đổi 23,64 dm; 8,74dm về số đo là mm. 23,64 dm = 2364 mm 8,74 dm = 874 mm - Học sinh tự trừ: 2364 874 1490mm = 14,90dm - Học sinh tự đặt phép trừ số thập phân và làm tính : 23,64 8,74 14,90 - Qua cách làm ví dụ 1, ví dụ 2 yêu cầu học sinh nêu cách làm phép trừ hai số thập phân . - Giáo viên giới thiệu quy tắc phép trừ hai số thập phân trong SGK - Học sinh thuộc quy tắc . Cách 2: áp dụng cách trừ hai phân số thập phân để trừ hai số thập phân Ví dụ 1: Học sinh biết số vải may quần là 3,26 - 1,54 = ? m áp dụng các trừ hai phân số thập phân để làm phép tính này. Học sinh tự đổi: 3,26 ; 1,54 về phân số thập phân . Ta thấy Vậy 3,26 - 1,54 = 1,72 - Học sinh đặt phép tính theo cột dọc 3,26 1,54 1,72 - Nhận xét về vị trí của số bị trừ, số trừ, hiệu số và nhận xét về dấu phẩy ở số bị trừ, số trừ, số hiệu. Ví dụ 2: Học sinh biết được độ dài đoạn thẳng BC là : 23,64 - 8,74 = ? dm - Học sinh tự đổi : 23,64 ; 8,74 về phân số thập phân . - Tự tìm kết quả ở phép trừ - Nêu kết quả ở phép trử : 23,64 - 8,74 = - Đặt tính và tính kết quả của phép trừ : 23,64 - 8,74 theo cột dọc Qua 2 ví dụ : Học sinh tự nêu: Muốn trừ hai số thập phân ta làm như thế nào? - Giáo viên giới thiệu quy tắc trừ trong SGK trang 57 - Học sinh học thuộc Qua cách 1, cách 2 học sinh nêu nhận xét cách nào làm dễ hơn , ngắn gọn hơn. Tuỳ nhận thức của các em mà vận dụng cách làm của từng cách cho phù hợp. - ở phần luyện tập, chú ý đến bài toán có văn phép tính thì ghi kết quả, quá trình tìm ra kết quả làm vở nháp . Bài 3. trang 58 Em cao là : 1,75 - 0,5 = 1,25 ( m ) Đáp số : 1,25 m b, Luyện tập về trừ số thập phân : + Học sinh thực hành luyện tập phép trừ số thập phân Bài 1 trang 58 : Học sinh hiểu số tự nhiên là số thập phân với phần thập phân là những số 0 60 Học sinh hiểu là 60,000 12,45 12,45 47,55 ở phần trong học sinh đặt tính theo cột dọc và tính 75,5 15 30,36 9,99 Bài 2 trang 58 - Học sinh hiểu được tìm số chưa biết, quá trình tìm số chưa biệt đặt tính theo cột dọc ở ngoài vở nháp để tính kết quả . Trong phép tính ghi theo hàng ngang. Bài 3 trang 58 - Là bài toán có văn, học sinh tóm tắt bài toám ghi câu trả lời và phép tính. - Quá trình tính thì làm theo cột dọc ở ngoài vở nháp. * Sau khi thực hiện xong các phép trừ, học sinh có thể thử lại bằng các phép phép cộng số thập phân hoặc ngược lại. C, Luyện tập hai phép tính cộng, trừ số thập phân áp dụng tính giao hoán, tính chất kết hợp của phép cộng số thập phân. - Dạng bài tập này học sinh thực hành theo phép cộng, phép trừ số thập phân . - Sử dụng tính chất giáo hoán , tính chất kết hợp của phép cộng trong tính nhanh. Bài 4 trang 58 - Học sinh tìm ra từng kết quả a = 8,9 ; b = 2,3 ; c = 3,5 ta có a-b-c =

File đính kèm:

  • docDe tai ap dung day hoc lop 5 (# ) tiep..doc
Giáo án liên quan