Đề kiểm tra nội dung bồi dưỡng thường xuyên năm học 2013 - 2014 nhóm module 5

Câu 1 : Người giáo viên chủ nhiệm có vai trò rất quan trọng trong nhà trường và có ảnh hưởng rất lớn đối với học sinh. Để làm tốt công tác chủ nhiệm người giáo viên chủ nhiệm phải biết lập kế hoạch chủ nhiệm, bạn cho biết để lập một kế hoạch công tác chủ nhiệm phải thực hiện mấy bước ?

A: 3 B : 4 C : 5 D : 6

Câu 2 : Trong các kỹ năng hợp tác giữa giáo viên với học sinh, học sinh với học sinh có các kỹ năng hình thành nhóm, kỹ năng hình thành nhóm của người giáo viên chủ nhiệm bao gồm những việc gì ?

A : Gợi ý cho học sinh các nguyên tắc hình thành nhóm.

B : Trao quyền cho học sinh đăng ký và lựa chọn lẫn nhau.

C : Điều chỉnh nhóm cho phù hợp với mục tiêu giáo dục và yêu cầu công việc của nhóm .

D : Cả ba việc kể trên.

Câu 3 : Tổ chức sinh hoạt lớp rất quan trọng đối với Giáo viên chủ nhiệm, muốn tổ chức tốt một giờ sinh hoạt lớp giáo viên chủ nhiệm cần thực hiện mấy bước ?

A : 3 B : 4 C : 5 D : 6

 

doc12 trang | Chia sẻ: baoan21 | Lượt xem: 1552 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra nội dung bồi dưỡng thường xuyên năm học 2013 - 2014 nhóm module 5, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Câu 12. Trong kĩ năng lắng nghe không nên làm gì? A. Nhìn người nói. B. Đặt mình vào vị trí người nói. C. Đưa ra nhiều lời khuyên. D. Có ngôn ngữ cử chỉ hợp lý Câu 13. Chúng ta hay nghe câu “Biết mình, biết người, trăm trận, trăm thắng”. Tức là phải biết mình là ai, chỗ đứng của mình trong xã hội thì mới thành công trong cuộc sống. Câu trên nói về kĩ năng nào? A. Kĩ năng hợp tác. B. Kĩ năng xác định giá trị. C. Kĩ năng đặt mục tiêu. D. Kĩ năng quyết định. Câu 14. Bạn hãy cho biết câu tục ngữ này liên quan đến kĩ năng sống nào “Dù ai nói ngả nói nghiêng; Lòng ta vẫn vững như kiềng ba chân” A. Kĩ năng ra quyết định. B. Kĩ năng đặt mục tiêu. C. Kĩ năng lắng nghe. D. Kĩ năng kiên định. Câu 15. Bạn hãy cho biết chúng tôi đang nói đến kĩ năng gì? Kĩ năng này giúp cá nhân bày tỏ suy nghĩ cảm xúc và tâm trạng để người khác hiểu mình rõ hơn; là thái độ cảm thông với người khác giúp họ giải quyết những vấn đề mà họ gặp phải tạo ra sự hợp tác làm việc có hiệu quả. A. Kĩ năng giao tiếp. B. Kĩ năng hợp tác. C. Kĩ năng ra quyết định và giải quyết vấn đề. D. Kĩ năng đặt mục tiêu. Câu 16. Hãy cho biết đây là kĩ năng gì, kĩ năng này giúp chúng ta xác định; nhận biết được những cảm xúc của mình và quyết định không để cho những xúc cảm này chi phối. A. Kĩ năng đương đầu với cảm xúc. B. Kĩ năng kiểm soát cơn tức giận. C. Kĩ năng hợp tác. D. Kĩ năng đặt mục tiêu. Câu 17. Bạn hãy cho biết tôi đang nói đến kĩ năng nào. Mỗi người cần biết tự nhận thức đúng về bản thân hiểu mình là ai, giá trị đối với cuộc sống của mình là gì. Điểm tích cực giúp ta tự tin trong cuộc sống, còn hạn chế giúp ta hoàn thiện bản thân. Nhận thức được những điều có ý nghĩa quan trọng đối với bản thân xem nó có phù hợp với những giá trị của xã hội không để định hướng cho việc lựa chọn các quyết định và hành vi phù hợp trong các tình huống hàng ngày. A. Kĩ năng giao tiếp. B. Kĩ năng tự nhận thức. C. Kĩ năng ra quyết định và giải quyết vấn đề. D. Kĩ năng đặt mục tiêu. Câu 18. Trong cuộc sống chúng ta không thể tránh khỏi những mâu thuẫn với những người xung quanh. Chúng ta cần biết giải quyết những mâu thuẫn này một cách hòa bình thông qua các kĩ năng nào vì sự bình an cho bản thân và không làm tổn thương người khác? A. Kĩ năng kiểm soát cơn giận. B. Kĩ năng thương lượng. C. Kĩ năng lắng nghe. D. Kĩ năng kiểm soát cơn giận và kĩ năng thương lượng. Câu 19. Người ta phân loại nhóm kĩ năng chung bao gồm những kĩ năng nào? A. Kĩ năng nhận thức; Kĩ năng đương đầu với cảm xúc; Kĩ năng xã hội. B. Kĩ năng đương đầu; Kĩ năng xã hội; Kĩ năng lắng nghe. C. Kĩ năng xã hội; Kĩ năng nhận thức; Kĩ năng thương lượng. D. Kĩ năng thương lượng; Kĩ năng đương đầu; Kĩ năng xã hội. Câu 20. Kĩ năng nào sau đây giúp chúng ta có thể đặt mình vào vị trí của người khác, thấu hiểu và hỗ trợ người đó để họ có thể tự quyết định và đứng vững trong một hoàn cảnh khó khăn? A. Kĩ năng cảm thông. B. Kĩ năng ra quyết định. C. Kĩ năng thương lượng. D. Kĩ năng lắng nghe. Câu 1.Giá trị sống ( Giá trị cuộc sống ) được khái niệm như thế nào? A. Là khả năng cống hiến của một con người đối với xã hội. B. Là những giá trị vật chất như là tiền bạc, của cải mà con người đang có hoặc mong muốn để có được. C. Là những giá trị tinh thần như là sự thanh thản, tình yêu thương mà con người đang có hoặc mong muốn để có được. D. Là những điều mà một con người cho là quý giá, là quan trọng, là có ý nghĩa và nỗ lực phấn đấu để có được nó. Câu 2. Giáo dục giá trị sống cho học sinh là thực hiện công việc nào sau đây? A. Nói cho học sinh biết thế nào là đúng, thế nào là sai. B. Cho học sinh biết được các chuẩn mực xã hội như là: Phong tục; tập quán; pháp luật; các điều kiêng kị C. Là quá trình giúp học sinh tiếp thu, lĩnh hội được những giá trị phổ quát của xã hội, biến thành những giá trị đặc trưng của bản thân mỗi học sinh nhằm điều chỉnh hành vi của mỗi cá nhân cho phù hợp với chuẩn mực. D. Là những quy định có tính bắt buộc và thực hiện các biện pháp để mọi học sinh phải thực hiện các quy định đó. Câu 3. Mục tiêu về thái độ của giáo dục giá trị sống cho học sinh THCS là gì? A. Nâng cao lòng tự trọng, tự tin khẳng định những giá trị của bản thân và tôn trọng các giá trị của người khác. B. Mở rộng lòng khoan dung, phát triển khả năng cảm nhận và trân trọng người khác và các nền văn hoá khác. C. Thể hiện tinh thần trách nhiệm của bản thân với xã hội và môi trường xung quanh. D. Bao gồm cả 3 nội dung trên. Câu 4. Việc giáo dục giá trị sống cho học sinh cần thực hiện từ bậc học nào? A. Ngay từ bậc học Mầm non. B. Từ bậc Tiểu học. C. Từ bậc THCS. D. Từ bậc THPT. Câu 5. Để làm tốt công tác giáo dục giá trị sống cho học sinh cần có sự quan tâm của lực lượng nào? A. Gia đình học sinh. B. Nhà trường. C. Xã hội. D. Gia đình, nhà trường và xã hội. Câu 6. Những giá trị phổ quát nhất của nhân loại được định hướng để giáo dục cho học sinh THCS đã nêu trong Tài liệu BDTX Module 36 bao gồm mấy giá trị? A. 10 giá trị. B. 12 giá trị. C. 15 giá trị. D. 8 giá trị. Câu 7. Trong nội dung giáo dục giá trị sống cho học sinh THCS có “ Giá trị tôn trọng”. Nội dung cơ bản của tôn trọng là gì? A. Tôn trọng là phải biết đề cao người khác. B. Tôn trọng trước hết là tự trọng, khi biết tôn trọng chính mình thì dễ tôn trọng người khác và ai biết tôn trọng sẽ nhận được sự tôn trọng. C. Tôn trọng là công nhận tất cả những gì người khác có. D. Tôn trọng là không phê phán người khác, luôn có thái độ nhẹ nhàng, cởi mở với mọi người. Câu 8. Trong nội dung giáo dục giá trị sống cho học sinh THCS có “ Giá trị trung thực”. Nội dung cơ bản của trung thực là gì? A. Trung thực là không dấu giếm những suy nghĩ của mình với mọi người. B. Trung thực là không dấu giếm những suy nghĩ, việc làm của mình với mọi người. C. Trung thực có nghĩa là không có sự mâu thuẫn và trái ngược nhau trong suy nghĩ, lời nói hay hành động. D. Cả 3 đáp án trên đều đúng. Câu 9. Trong nội dung giáo dục giá trị sống cho học sinh THCS có “ Giá trị đoàn kết”. Nội dung cơ bản của đoàn kết là gì? A. Đoàn kết là không có sự đấu tranh với nhau trong một tập thể. B. Đoàn kết là kết thành một khối thống nhất, cùng hoạt động vì mục đích chung. Là sự hài hòa bên trong mỗi người và giữa các cá nhân trong cùng một nhóm. C. Đoàn kết là biết làm việc chung với nhau để hoàn thành một công việc nào đó. D. Cả 3 đáp án trên đều đúng. Câu 10. Câu ca dao sau nói lên giá trị sống nào đã được dân tộc Việt Nam đúc kết “ Tốt gỗ hơn tốt nước sơn, Xấu người đẹp nết còn hơn đẹp người.” A. Giá trị Trung thực. B. Giá trị Giản dị. C. Giá trị Hòa bình. D. Giá trị Trách nhiệm. Câu 11. Giáo dục cho học sinh thực hiện tốt 5 Điều Bác Hồ dạy nhằm mục đích gì? A. Hình thành kỹ năng sống cho học sinh. B. Hình thành giá trị sống cho học sinh. C. Giáo dục về đạo đức cho học sinh. D. Bao hàm cà hình thành kỹ năng sống và giá trị sống cơ bản cho thanh thiếu niên. Câu 12. Trong Nhà trường THCS, giáo dục giá trị sống cho học sinh là trách nhiệm của ai? A. Của tất cả cán bộ giáo viên trong nhà trường. B. Của giáo viên dạy môn bộ môn Giáo dục công dân. C. Của giáo viên Chủ nhiệm lớp. D. Của Tổng phụ trách Đội. Câu 13. Giáo dục giá trị sống cho học sinh trong trường THCS được thực hiện như thế nào? A. Là một môn học riêng B. Chỉ thực hiện trong các hoạt động ngoài giờ lên lớp. C. Tích hợp trong các môn học và các hoạt động ngoài giờ lên lớp, hoạt động ngoại khóa. D. Thực hiện trong các giờ chào cờ và sinh hoạt lớp hàng tuần. Câu 14. Giáo dục giá trị sống cho học sinh trong trường THCS cần lưu ý thực hiện yêu cầu nào sau đây? A. Kết hợp nhiều hình thức và phương pháp truyền đạt tạo sự sinh động và hấp dẫn để thu hút học sinh tham gia. B. Là một công việc thường xuyên và lâu dài, có đủ thời gian cho học sinh suy ngẫm và trải nghiệm. C. Đòi hỏi có sự kết hợp của nhiều giáo viên ở nhiều bộ môn khác nhau. D. Phải thực hiện cả 3 yêu cầu trên. Câu 15. Khảo sát chất lượng một số bộ môn văn hóa ở trường THCS T cho kết quả cao. Nhận xét nào sau đây là chính xác ? A. Công tác giáo dục giá trị sống cho học sinh ở trường T có kết quả tốt. B. Công tác giáo dục giá kỹ năng sống cho học sinh ở trường T có kết quả tốt. C. Công tác giảng dạy các bộ môn văn hóa cho học sinh ở trường T có kết quả tốt. D. Cả 3 nhận xét trên đều đúng. Câu 16. Tại một địa phương có nhiều sông, ngòi hàng năm thường xãy ra lũ lụt. Nhà trường đã mời huấn luyện viên về tổ chức dạy bơi cho học sinh. Đây là hoạt động nhằm giúp học sinh điều gì sau đây? A. Định hướng nghề nghiệp. B. Có kỹ năng sống. C. Hình thành giá trị sống. D. Là một hình thức cho học sinh vui chơi. Câu 17. Giáo viên chủ nhiệm tổ chức cho học sinh tham quan ngôi đền thờ một vị anh hùng đã có công với nước tại địa phương. Qua đó giúp các em hiểu thêm và tự hào về truyền thống tốt đẹp của quê hương , có ý thức bảo vệ di tích lịch sử. Hoạt động này nhằm giúp học sinh điều gì sau đây? A. Đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng. B. Có kỹ năng sống. C. Hình thành giá trị sống. D. Có ý thức bảo vệ môi trường. Câu 18. Khi giáo dục giá trị sống cho học sinh, người giáo viên không nên làm điều nào sau đây? A. Không bao giờ mớm ý cho học sinh phát biểu ý kiến mà người lớn trông đợi. B. Tin tưởng vào học sinh và năng lực của họ. C. Kiên nhẫn và có kỹ năng lắng nghe tốt. D. Tôn trọng ý kiến người khác và không áp đặt ý kiến của mình. Câu 19. Sử dụng phương pháp trò chơi đề giáo dục giá trị sống cho học sinh có những ưu điểm nào sau đây? A. Qua trò chơi, học sinh có cơ hội để thể nghiệm những thái độ, hành vi. B. Qua trò chơi, học sinh được hình thành năng lực quan sát, được rèn luyện kỹ năng nhận xét, đánh giá hành vi. C.Trò chơi giúp tăng cường khả năng giao tiếp giữa học sinh với học sinh, giữa giáo viên vơi học sinh. D. Cả 3 ưu điểm nêu trên. Câu 20. Để làm tốt nhiệm vụ giáo dục giá trị sống cho học sinh, người giáo viên cần phải làm gì? A. Tự rèn luyện bản thân. B. Thường xuyên trau dồi kiến thức. C. Luôn là tấm gương tốt trước học sinh. D. Phải thực hiện cả 3 yêu cầu trên.

File đính kèm:

  • docĐỀ KT BDTX NHOM MODUN5(MD33-36).doc