I. TRẮC NGHIỂM: (3.0 điểm)
Khoanh tròn vào chữ cái đầu cho câu trả lời đúng
Câu 1: Môi trường sống của bò sát là:
A. trên cạn B. ở nước, ở cạn C. ở nước D. trong lòng đất
Câu 2: Thằn lằn da khô, có vảy sừng bao bọc có vai trò:
A. ngăn cản sự thoát hơi nước của cơ thể khi môi trường khô nóng
B. giúp bảo vệ cơ thể chống tác động của lực môi trường
C. giúp cho sự di chuyển trên cạn thuận lợi
D. ngăn cản sự hô hấp qua da vì đã có phổi
Câu 3: Bò sát có các bộ phổ biến:
A. bộ có vảy, bộ Rùa và bộ cá Sấu B. bộ có vảy, bộ Đầu mỏ và bộ cá Sấu
C. bộ Rùa, bộ Đầu mỏ và bộ Cá sấu D. bộ Rùa, bộ có vảy và bộ Đầu mỏ
Câu 4: Mỏ sừng bao bọc hàm không có răng có tác dụng:
A. giúp chim mổ được hạt chính xác B. giảm sức cản chủ yếu của không khí
C. tự vệ khi có đối phương tấn công D. làm đầu chim nhẹ, giảm trọng lượng khi bay
Câu 5: Lông đuôi chim bồ câu có tác dụng:
A. giữ thăng bằng khi chim bay B. như bánh lái giúp chim định hướng khi bay
C. như chiếc quạt để đẩy không khí D. giúp chim di chuyển 4 hướng khi bay
Câu 6: Ống tiêu hoá của chim có cấu tạo gồm:
A. miệng, thực quản, dạ dày, ruột non, ruột già
B. miệng, thực quản, ruột non, ruột già, lỗ huyệt
C. miệng, thực quản có diều, dạ dày cơ, ruột non, ruột già, lỗ huyệt
D. miệng, thực quản có diều, dạ dày tuyến, dạ dày cơ, ruột non, ruột già, lỗ huyệt
Câu 7: Hệ hô hấp của chim bồ câu gồm:
A. phổi, mạng ống khí, túi khí B. khí quản, phế quản, phổi
C. khí quản, phổi, túi khí D. khí quản, phế quản, phổi, túi khí
Câu 8: Bộ Gặm nhấm răng lớn nhất là:
A. răng nanh B. răng hàm C. răng cửa D. răng hàm, răng cửa
Câu 9: Xương cột sống của thỏ gồm:
A. 6 đốt B. 7 đốt C. 8 đốt D. 9 đốt
6 trang |
Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 488 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra môn Sinh học Lớp 7 - Năm học 2013-2014 - Trường THCS Thiện Mỹ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 29
Tiết 58
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA 45 PHÚT
MÔN: SINH HỌC 7
Cấp độ
Nội dung
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Cộng
Cấp độ thấp
Cấp độ cao
1. Lớp Lưỡng cư
(2 tiết)
- Đặc điểm cấu tạo ngoài của ếch thích nghi với đời sống vừa ở nước, vừa ở cạn.
10% = 20 điểm
0% = 0 điểm
100% = 20 điểm
0% = 0 điểm
0% = 0 điểm
1 câu
2. Lớp bò sát
(3 tiết)
- Đặc điểm cấu tạo ngoài của bò sát.
- Đặc điểm đời sống của bò sát.
- Nêu vai trò của bò sát trong tự nhiên và tác dụng đối với con người.
- Phân biệt 3 bộ bò sát thường gặp.
20% = 40 điểm
25% = 10 điểm
50% = 20 điểm
25% = 10 điểm
0% = 0 điểm
5 câu
3. Lớp chim
(3 tiết)
- Đặc điểm cấu tạo ngoài của chim bồ câu.
- Cấu tạo hoạt động cơ quan tiêu hoá.
- Giải thích cấu tạo ngoài của chim bồ câu thích nghi với đời sống bay lượn.
- Cấu tạo hoạt động hệ hô hấp.
- Phân biệt các kiểu bay của chim. TL
30% = 60 điểm
40% = 24 điểm
40% = 24 điểm
20% = 12 điểm
0% = 0 điểm
5 câu
*
4. Lớp thú
(5 tiết)
- Đặc điểm cấu tạo bộ xương thỏ.
- Nêu được đặc điểm chung của lớp thú.
- Đặc điểm phân biệt bộ gặm nhấm.
- Đặc điểm đời sống của bộ thú túi.
- Đặc điểm phân biệt bộ thú túi.
- Tập tính thích nghi với đời sống của bộ dơi.
40% = 80 điểm
30%= 24 điểm
30%= 24 điểm
20%= 16 điểm
20%= 16 điểm
6 câu
100% = 200 điểm
5 câu
58 điểm
29%
7câu
88 điểm
44%
3 câu
38 điểm
19%
1 câu
16 điểm
8%
16 câu
Thiện Mỹ, ngày 24 tháng 02 năm 2014
GVBM
Nguyễn Anh Thư
TRƯỜNG THCS THIỆN MỸ ĐỀ KIỂM TRA ĐỊNH KỲ
Họ và tên học sinh: Môn: Sinh học 7
Lớp:. Thời gian: 45 phút
Năm học: 2013 – 2014
Điểm
Nhận xét của giáo viên bộ môn
I. TRẮC NGHIỂM: (3.0 điểm)
Khoanh tròn vào chữ cái đầu cho câu trả lời đúng
Câu 1: Môi trường sống của bò sát là:
A. trên cạn B. ở nước, ở cạn C. ở nước D. trong lòng đất
Câu 2: Thằn lằn da khô, có vảy sừng bao bọc có vai trò:
A. ngăn cản sự thoát hơi nước của cơ thể khi môi trường khô nóng
B. giúp bảo vệ cơ thể chống tác động của lực môi trường
C. giúp cho sự di chuyển trên cạn thuận lợi
D. ngăn cản sự hô hấp qua da vì đã có phổi
Câu 3: Bò sát có các bộ phổ biến:
A. bộ có vảy, bộ Rùa và bộ cá Sấu B. bộ có vảy, bộ Đầu mỏ và bộ cá Sấu
C. bộ Rùa, bộ Đầu mỏ và bộ Cá sấu D. bộ Rùa, bộ có vảy và bộ Đầu mỏ
Câu 4: Mỏ sừng bao bọc hàm không có răng có tác dụng:
A. giúp chim mổ được hạt chính xác B. giảm sức cản chủ yếu của không khí
C. tự vệ khi có đối phương tấn công D. làm đầu chim nhẹ, giảm trọng lượng khi bay
Câu 5: Lông đuôi chim bồ câu có tác dụng:
A. giữ thăng bằng khi chim bay B. như bánh lái giúp chim định hướng khi bay
C. như chiếc quạt để đẩy không khí D. giúp chim di chuyển 4 hướng khi bay
Câu 6: Ống tiêu hoá của chim có cấu tạo gồm:
A. miệng, thực quản, dạ dày, ruột non, ruột già
B. miệng, thực quản, ruột non, ruột già, lỗ huyệt
C. miệng, thực quản có diều, dạ dày cơ, ruột non, ruột già, lỗ huyệt
D. miệng, thực quản có diều, dạ dày tuyến, dạ dày cơ, ruột non, ruột già, lỗ huyệt
Câu 7: Hệ hô hấp của chim bồ câu gồm:
A. phổi, mạng ống khí, túi khí B. khí quản, phế quản, phổi
C. khí quản, phổi, túi khí D. khí quản, phế quản, phổi, túi khí
Câu 8: Bộ Gặm nhấm răng lớn nhất là:
A. răng nanh B. răng hàm C. răng cửa D. răng hàm, răng cửa
Câu 9: Xương cột sống của thỏ gồm:
A. 6 đốt B. 7 đốt C. 8 đốt D. 9 đốt
Câu 10: Thú túi có đại diện là:
A. dơi B. thú mỏ vịt C. kanguru D. chuột chũi
Câu 11: Con sơ sinh của Kanguru có kích thước:
A. nhỏ bằng hạt đậu B. trung bình C. to bằng quả trứng D. lớn
Câu 12: Cánh da của bộ Dơi có đặc điểm là một màng da rộng:
A. có phủ lớp lông mao dày B. trơn nhẵn
C. có phủ lớp lông mao thưa D. có tiết chất dính để bắt muỗi
II. TỰ LUẬN: (7.0 điểm)
Câu 1: Tại sao ếch nhái phải luôn sống ở nơi có ẩm độ cao? (1.5 điểm)
Câu 2: Nêu vai trò của bò sát trong tự nhiên tác dụng đối với con người (2.5 điểm)
Câu 3: Phân biệt kiểu bay lượng và bay vỗ cánh (1.0 điểm)
Câu 4: Trình bày đặc điểm chung của lớp Thú (2.0 điểm)
Hết
ĐÁP ÁN ĐỀ KIỂM TRA ĐỊNH KỲ
MÔN: SINH 7
I. TRẮC NGHIỆM: (3.0 điểm)
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
Chọn
B
A
A
D
B
D
D
C
B
C
A
C
II. TỰ LUẬN: (7.0 điểm)
Câu
Nội dung trả lời
Điểm
1
(1.5 điểm)
Ếch nhái sống vừa ở nước vừa ở cạn. Mặc dù có phổi nhưng vẫn phải hô hấp bằng da khi lên cạn, do phổi ếch có cấu tạo đơn giản, ít phế nang, không đáp ứng được nhu cầu năng lượng của cơ thể. Da ếch phải luôn giữ ẩm ướt mới có thể tiến hành trao đổi khí được. Vì vậy, ếch nhái luôn sống ở nơi có độ ẩm cao.
( 1.5 )
2
(2.5 điểm)
*Đối với con người:
- Là nguồn cung cấp thực phẩn (ba ba, trứng, vích)
- Dược phẩm (rượu rắn chữa tê thấp, mỡ trăn chữa bỏng, nọc rắn chế thuốc: tê thấp, viêm khớp, viêm dây thần kinh)
- Sản phẩm mĩ nghệ (vảy đồimồi, da thuộc của trăn và rắn, da cá sấu)
- Góp phần bảo vệ mùa màng (thức ăn của thằn lằn là sâu bọ có hại, đa số rắn ăn chuột)
*Trong tự nhiên: Bò sát là một mắt xích trong chuỗi thức ăn, đảm bảo sự cân bằng sinh thái của các hệ sinh thái trong tự nhiên.
( 2.5 )
3
(1.0 điểm)
Kiểu bay vỗ cánh
Kiểu bay lượn
Đập cánh liên tục
- Cánh đập chậm rãi, không liên tục.
- Cánh dang rộng mà không đập.
Sự bay chủ yếu dựa vào sự vỗ cánh
Sự bay chủ yếu dựa vào sự nâng đỡ của không khí và sự thay đổi của luồng gió.
( 1.0 )
4
(2.0 điểm)
- Cơ thể bao phủ bởi lớp lông mao.
- Bộ răng phân hoá thành răng cửa, răng nanh, răng hàm. Tim 4 ngăn chứa máu đỏ thẫm, nữa trái tim chứa máu đỏ tươi, 2 vòng tuần hoàn, máu đi nuôi cơ thể là máu đỏ tươi.
- Bộ não phát triển thể hiện rõ bán cầu nảo và tiểu não phát triển.
- Có hiện tượng thai sinh và nuôi con bằng sữa mẹ, là động vật hằng nhiệt.
( 2.0 )
File đính kèm:
- De kiem tra 45 phut.doc