Đề kiểm tra môn Sinh học Lớp 6 - Học kì 2 - Trường THCS Lộc Hòa

Câu 1: Hoa tự thụ phấn là những hoa có đặc điểm:

A. Hạt phấn của hoa đó rơi trên đầu nhụy của nó.

B. Hạt phấn của hoa đó rơi trên đầu nhụy của một hoa khác.

C. Cánh hoa thường tiêu giảm.

D. Hoa tập trung ở ngọn cây.

Câu 2: Để dễ dàng thụ phấn, đầu nhụy của hoa thụ phấn nhờ sâu bọ thường:

A. Có chất dính.

B. Có nhiều lông.

C. Có vòi nhụy rất dài.

D. Không có chất dính.

Câu 3: Sự giao phấn ở hoa có thể được thực hiện nhờ:

A. Gió.

B. Ong, bướm.

C. Con người.

D. Câu A, B, C đúng.

Câu 4: Sau khi thụ tinh, bộ phận nào của hoa phát triển thành hạt?

A. Đầu nhụy.

B. Vòi nhụy.

C. Bầu nhụy.

D. Noãn.

Câu 5: Quả được chia thành hai nhóm là:

A. Quả non và quả già.

B. Quả khô và quả thịt.

C. Quả xanh và quả chín.

D. Quả có hạt và quả không hạt.

Câu 6: Người ta phân chia Thực vật thành các bậc theo thứ tự thấp dần như sau:

A. Ngành –Bộ – Chi – Loài.

B. Ngành – Lớp – Bộ – Họ – Chi – Loài.

C. Lớp – Ngành – Chi – Họ – Bộ.

D. Loài – Chi – Họ – Bộ – Lớp – Ngành

Câu 7: Phôi của hạt gồm những bộ phận sau:

A. Vỏ, phôi và phôi nhũ.

B. Rễ mầm, thân mầm, chồi mầm và mầm hoa.

C. Rễ mầm, thân mầm, chồi mầm và lá mầm.

D. Câu A, B, C đúng.

 

doc4 trang | Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 522 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra môn Sinh học Lớp 6 - Học kì 2 - Trường THCS Lộc Hòa, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phòng GD – ĐT huyện Long Hồ Trường THCS Lộc Hòa (Đề tham khảo) MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HKII MÔN SINH HỌC 6 NỘI DUNG Mức độ kiểm tra – đánh giá BIẾT HIỂU VẬN DỤNG TN TL TN TL TN TL Chương VI. Hoa và sinh sản hữu tính 1đ = 10% Đặc điểm của hoa tự thụ phấn và hoa giao phấn Sự hình thành quả và hạt Câu Số điểm C1,C2,C3 0,75đ C4 0,25đ Chương VII. Quả và hạt 2,5đ = 25% -Đặc điểm của quả và hạt nhờ gió -Đặc điểm của phôi. Những điều kiện cần cho sự nảy mầm của hạt Đặc điểm của cây nơi khô hạn Phân biệt các loại quả Câu Số điểm C7,C10 0,5đ C3 1,5đ C11 0,25đ C5 0,25đ Chương VIII. Các nhóm TV 3đ = 30% Các bậc phân loại Những đặc điểm phân biệt cây 1LM và cây 2LM Sự phát triển của cây dương xỉ Đặc điểm cơ bản nhất để phân biệt cây 1LM và cây 2LM Câu Số điểm C6 0,25đ C2 : ½ 1,5đ C12 0,25đ C2 : ½ 1đ Chương IX. Vai trò của TV 3,25 = 32,5% Khái niệm TV quý hiếm Tác hại của cây thuốc lá Các biện pháp bảo vệ sự đa dạng TV Câu Số điểm C1 : ½ 1đ C8 0,25đ C1 : ½ 2,0đ Chương X. Nấm- Vi khuẩn – Địa y 0,25 = 2,5% Hình thức dinh dưỡng của vi khuẩn Câu Số điểm C9 0,25đ Tổng câu Tổng điểm Tỉ lệ % 7 ½ 4 40% 5 4,5 45% 2 ½ 1,5đ 15% Phòng GD – ĐT huyện Long Hồ Trường THCS Lộc Hòa (Đề tham khảo) ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II – Năm học 2013- 2014 Môn: SINH HỌC 6 Thời gian: 60phút (Không kể thời gian phát đề) I. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (3 điểm) Chọn và ghi chữ cái ở đầu ý đúng vào bảng sau: Câu 1: Hoa tự thụ phấn là những hoa có đặc điểm: A. Hạt phấn của hoa đó rơi trên đầu nhụy của nó. B. Hạt phấn của hoa đó rơi trên đầu nhụy của một hoa khác. C. Cánh hoa thường tiêu giảm. D. Hoa tập trung ở ngọn cây. Câu 2: Để dễ dàng thụ phấn, đầu nhụy của hoa thụ phấn nhờ sâu bọ thường: A. Có chất dính. B. Có nhiều lông. C. Có vòi nhụy rất dài. D. Không có chất dính. Câu 3: Sự giao phấn ở hoa có thể được thực hiện nhờ: A. Gió. B. Ong, bướm. C. Con người. D. Câu A, B, C đúng. Câu 4: Sau khi thụ tinh, bộ phận nào của hoa phát triển thành hạt? A. Đầu nhụy. B. Vòi nhụy. C. Bầu nhụy. D. Noãn. Câu 5: Quả được chia thành hai nhóm là: A. Quả non và quả già. B. Quả khô và quả thịt. C. Quả xanh và quả chín. D. Quả có hạt và quả không hạt. Câu 6: Người ta phân chia Thực vật thành các bậc theo thứ tự thấp dần như sau: A. Ngành –Bộ – Chi – Loài. B. Ngành – Lớp – Bộ – Họ – Chi – Loài. C. Lớp – Ngành – Chi – Họ – Bộ. D. Loài – Chi – Họ – Bộ – Lớp – Ngành Câu 7: Phôi của hạt gồm những bộ phận sau: A. Vỏ, phôi và phôi nhũ. B. Rễ mầm, thân mầm, chồi mầm và mầm hoa. C. Rễ mầm, thân mầm, chồi mầm và lá mầm. D. Câu A, B, C đúng. Câu 8: Tác hại của cây thuốc lá là: A. Dễ gây các bệnh về phổi, tim mạch. B. Gây ung thư phổi. C. Gây nghiện. D. Cả A, B, C đúng. Câu 9: Hình thức sống bằng các chất hữu cơ có sẵn trong xác động vật hoặc thực vật đang phân hủy của vi khuẩn gọi là: A. Sống bám. B. Tự dưỡng. C. Hoại sinh. D. Kí sinh. Câu 10: Nhóm quả nào sau đây được phát tán nhờ gió? A. Đậu xanh, cam, xoài. B. Lúa, nhãn, dừa. C. Quả chò, quả bồ công anh. D. Ổi, ớt, mù u. Câu 11: Cây sống ở nơi khô hạn, thiếu nước thường có đặc điểm: A. Rễ dài, lá phủ lông hoặc sáp. B. Thân cao, cành tập trung ở ngọn. C. Thân và lá xốp. D. Có nhiều rễ chống. Câu 12: Bào tử của cây Dương xỉ sẽ phát triển thành: A. Nguyên tản. B. Một cây con. C. Bộ bộ phận của cây. D. Lá non. Phòng GD – ĐT huyện Long Hồ Trường THCS Lộc Hòa (Đề tham khảo) ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II – Năm học 2013- 2014 Môn: SINH HỌC 6 Thời gian: 60phút (Không kể thời gian phát đề) II. PHẦN TỰ LUẬN: (7 điểm) Câu 1: (3 điểm) Thế nào là thực vật quý hiếm? Cần làm gì để bảo vệ đa dạng thực vật ở Việt Nam. Câu 2: (2,5 điểm) Nêu những đặc điểm để phân biệt cây Một lá mầm và cây Hai lá mầm. Theo em, trong những đặc điểm đó thì đặc điểm nào là cơ bản nhất? Câu 3: (1,5 điểm) Hạt muốn nảy mầm cần đảm bảo những điều kiện gì? -Hết- Phòng GD – ĐT huyện Long Hồ Trường THCS Lộc Hòa ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM Môn: Sinh học 6 I. TRẮC NGHIỆM: Mỗi câu đúng được 0,25 điểm. Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Chọn A A D D B B C D C C A A II. TỰ LUẬN: Câu 1: Khái niệm thực vật quý hiếm 1đ Các biện pháp: Ngăn chặn phá rừng; 0,75đ Hạn chế khai thác các loài TV quý hiếm; 0,25đ Xây các khu bảo tồn, vườn quốc gia, ; 0,25đ Cấm buôn bán các loài quý hiếm đặc biệt; 0,25đ Tuyên truyền. 0,5đ Câu 2. ² Phân biệt cây Một lá mầm và cây Hai lá mầm: Cây Một lá mầm Cây Hai lá mầm Rễ chùm Chủ yếu là cây thân cỏ, thân cột. Gân lá hình cung hoặc song song. Hoa có 3 hoặc 6 cánh. Phôi của hạt có 1 lá mầm. Rễ cọc Đa số cây thân gỗ, thân cỏ. Gân lá hình mạng. Hoa có 4 hoặc 5 cánh. Phôi của hạt có 2 lá mầm. 0,25đ 0,25đ 0,25đ 0,25đ 0,50đ ² Đặc điểm cơ bản nhất để phân biệt cây Một lá mầm và cây Hai lá mầm là số lá mầm của phôi. 1đ Câu 3: Đủ nước hoặc độ ẩm thích hợp 0,5đ Đủ không khí 0,25đ Nhiệt độ thích hợp 0,25đ Chất lượng của hạt (hạt chắc, còn đủ phôi, không bị sâu, mọt, ) 0,5đ Duyệt của Tổ trưởng GV ra đề TRƯƠNG THANH LONG DUYỆT CỦA BGH

File đính kèm:

  • docDe thi HKII Sinh 6 2013 2014.doc
Giáo án liên quan