Câu 1: Câu nào ghi lại chính xác lời Dế Choắt nói với Dế Mèn?
A. ở đời không được ngông cuồng, dại dột sẽ chuốc vạ vào thân.
B. ở đời không cẩn thận nói năng, nếu không sớm muộn sẽ cũng mang vạ vào mình.
C. ở đời mà có thói hung hăng bậy bạ, có óc mà không biết nghĩ, sớm muộn rồi cũng mang vạ vào mình.
D. ở đời phải trung thực, tự tin, nếu không sớm muộn rồi cũng mang vạ vào mình.
Câu 2: Văn bản “ Buổi học cuối cùng” được viết theo phương thức biểu đạt chính nào?
A. Tự sự B. Miêu tả C. Biểu cảm D. Nghị luận
Câu 3 : So sánh có mấy kiểu?
A. Hai B. Ba C. Bốn D. Năm
Câu 4: Câu thơ : “ Người Cha mái tóc bạc
Đốt lửa cho anh nằm”
Đã sử dụng phép tu từ nào?
A. So sánh B. Nhân hóa C. ẩn dụ D. hoán dụ
Câu 5 : Tác giả sử dụng biện pháp tu từ gì trong câu văn : “ Bến cảng lúc nào cũng đông vui, tàu mẹ tàu con đậu đầy mặt nước” ?
A. So sánh B. Nhân hóa C. ẩn dụ D. hoán dụ
Câu 6 : Nếu viết : “Nhú lên dần dần rồi nhô lên cho kì hết” câu văn mắc lỗi gì ?
A. Thiếu chủ ngữ C. Thiếu cả chủ ngữ và vị ngữ
B. Thiếu vị ngữ D. Thiếu bổ ngữ
Câu 7 : “ Buổi học cuối cùng” của An-phông-xơ-Đô-đê là thể loại văn bản gì ?
A.Truyện dài B. Truyện ngắn C. Kí D. Thơ
Câu 8 : Bài thơ “Lượm” của nhà thơ Tố Hữu thuộc thể thơ gì?
A. Thể thơ 4 chữ B. Thể thơ 5 chữ
C. Thể thơ tự do D. Thể thơ Tứ tuyệt
Câu 9: Văn bản Đêm nay Bác không ngủ được viết vào năm nào?
A. 1949 B. 1950 C. 1951 D. 1952
11 trang |
Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 615 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra môn Ngữ Văn Lớp 6 - Học kì 2 - Năm học 2010-2011 - Trường THCS Yên Khương, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
vui, tàu mẹ tàu con đậu đầy mặt nước” ?
A. So sánh B. Nhân hóa C. ẩn dụ D. hoán dụ
Câu 6 : Nếu viết : “Nhú lên dần dần rồi nhô lên cho kì hết” câu văn mắc lỗi gì ?
A. Thiếu chủ ngữ C. Thiếu cả chủ ngữ và vị ngữ
B. Thiếu vị ngữ D. Thiếu bổ ngữ
Câu 7 : “ Buổi học cuối cùng” của An-phông-xơ-Đô-đê là thể loại văn bản gì ?
A.Truyện dài B. Truyện ngắn C. Kí D. Thơ
Câu 8 : Bài thơ “Lượm” của nhà thơ Tố Hữu thuộc thể thơ gì?
A. Thể thơ 4 chữ B. Thể thơ 5 chữ
C. Thể thơ tự do D. Thể thơ Tứ tuyệt
Câu 9: Văn bản Đêm nay Bác không ngủ được viết vào năm nào?
A. 1949 B. 1950 C. 1951 D. 1952
Câu 10 : Nhận xét nào nêu đúng đặc sắc nghệ thuật miêu tả của bài Vượt thác?
A. Miêu tả cảnh quan sông nước đặc sắc.
B. Phối hợp tả cảnh thiên nhiên với tả hoạt động con người.
C. Miêu tả tâm lí nhân vật đặc sắc.
D. Làm nổi bật con người trong tư thế lao động
Câu 11: Danh từ riêng nào sau đây viết hoa không đúng?
A. Trần Hưng Đạo.
B. Quang Trung.
C. Hà nội.
D. Hải Phòng.
Câu 12: Bài thơ “Mưa” của Trần Đăng Khoa miêu tả sự vật chủ yếu bằng bút pháp nghệ thuật nào?
A. So sánh.
B. Nhân hóa.
C. Ẩn dụ.
D. Hoán dụ.
II.Tự luận (7 điểm)
Câu 1: Cho câu văn sau: “Năm nay, Lan có rất nhiều cố gắng trong học tập”. Phát hiện các thành phần của câu trên? (1 điểm)
Câu 2:
Em hãy tả cảnh quê hương em đang sinh sống. (6 điểm)
D. Hướng dẫn chấm, biểu điểm
I. Phần trắc nghiệm: (3 điểm) ( Mỗi câu đúng 0,25 điểm)
CÂU
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
ĐÁP ÁN
C
A
A
C
B
A
B
A
C
D
C
B
II.Tự luận ( 6 điểm)
Câu 1: (1 điểm)
Năm nay, Lan // có rất nhiều cố gắng trong học tập.
TN CN VN
Câu 2: (6 điểm)
1. Về kiến thức: 5 điểm: Học sinh có thể nhiều cách trình bày khác nhau xong cần đảm bảo các ý sau:
a. Mở bài: (0,75điểm):
- Cảnh nơi em đang sống ở đâu? Miền núi, trung du, hay đồng bằng? Nông thôn hay thành phố?
- Tả cảnh ấy vào dịp nào?
b.Thân bài : (4 điểm)
Tả cảnh chi tiết theo đặc trưng vùng quê mà em đang sống.
- Cảnh miền núi: Rừng? Ruộng bậc thang, núi đá, sương mù...
+ Những dòng suối trước nhà...
+ Tiếng chim hót...
- Cảnh ở đồng bằng: Miêu tả dòng sông , con thuyền, đồng ruộng thẳng cánh cò bay...
- Cảnh ở thành phố ( Thị xã, Thị trấn): Nhà cửa san sát, phố xã nhộn nhịp, những nhà máy, người, xe cộ đi lại như mắc cửi, cuộc sống hiện đại hóa, những cửa hàng củă hiệu.
- Học sinh lựa chọn trình tự miêu tả phù hợp có thể theo thời gian( một buổi sáng, một ngày hay buổi chiều) hoặc trình tự không gian ( Từ xa tới gần, từ gần tới xa, từ cao xuống thấp.)
c. Kết bài ( 0,75 điểm):
Tình cảm của mình với cảnh sắc quê hương em sinh sống: yêu thích? gắn bó? Tự hào.
* Kĩ năng (0,5 điểm):
- Bố cục đủ 3 phần của 1 bài văn miêu tả cảnh.
- Diễn đạt trôi chảy, rõ ràng, mạch lạc bài viết không mắc lỗi diễn đạt, lỗi chính tả.
PHÒNG GD&ĐT LANG CHÁNH ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HỌC KÌ II
TRƯỜNG THCS YÊN KHƯƠNG NĂM HỌC 2010 - 2011
.. Môn: Ngữ văn 7
Thời gian: 90 phút
(Không kể thời gian chép đề)
A. Mục tiêu cần đạt
1/ Kiến thức:
- Đánh giá được kiến thức của HS về các mảng kiến thức : Văn, Tiếng Việt, Tập làm văn
2/ Kĩ năng:
- Đánh giá kĩ năng đọc - hiểu, cảm thụ nghệ thuật và tạo lập văn bản của HS thông qua hình thức KT tự luận - Thu thập thông tin để điều chỉnh phương pháp dạy học phần văn trong thời gian sau.
3/ Thái độ:
- Giáo dục ý thức trung thực trong kiểm tra.
B. Ma trận:
Cấp độ
Chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Cộng
Thấp
Cao
TN
TL
TN
TL
TL
TL
Chủ đề 1:
Văn học
- Nhớ tên văn bản
- Nhớ được tác giả.
- Phương thức biểu đạt
- Các biểu hiện của tinh thần yêu nước.
- Kiểu nghị luận.
- Tóm tắt nội dung chính.
- Rút ra và hiểu được giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo của truyên.
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ %
Số câu: 4
Số điểm: 1
Số câu: 1
Sốđiểm: 0,25
Số câu: 1
Sốđiểm: 1
Số câu: 1
Sốđiểm: 1
Số câu: 7
Số điểm: 3,25
Chủ đề 2:
Tiếng Việt
- Nhận biết các câu rút gọn.
-Thành phần câu được rút gọn.
- Xác định kiểu câu.
- Biện pháp tu từ
Số Câu
Số điểm Tỉ lệ %
Số câu: 4
Số điểm: 1
Số câu: 2
Số điểm: 0,5
Số câu: 1
Số điểm: 1
Số câu: 7
Số điểm: 2,5
Chủ đề 3:
Tập làm văn
- Luận điểm của đoạn văn.
- Nội dung luận điểm.
- Cách lập luận.
- Viết bài văn nghị luận.
Số câu
Số điểm Tỉ lệ %
Số câu : 3
Số điểm : 0,75
Số câu : 1
Số điểm : 5
Số câu : 4
Số điểm : 5,75
Tổng số câu
Tổng số điểm
Tỉ lệ %
Số câu: 8
2đ
=20%
Số câu: 4
1đ
=10%
Số câu:1
1đ
=10%
Số câu:1
1đ
=10%
Số câu:1
5đ
=50%
Số câu:15
10đ
=100%
PHÒNG GD&ĐT LANG CHÁNH KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HỌC KÌ II
TRƯỜNG THCS YÊN KHƯƠNG Năm học: 2010 - 2011
.. Môn: Ngữ Văn 6
Thời gian: 90 phút
(Không tính thời gian chép đề)
Họ và tên: ............................................................................. Lớp: ..
Điểm
Giám thị số 1
Giám thị số 2
Viết số
Viết chữ
Giám khảo số 1.
Giám khảo 2..
Bài làm
I. PHẦNTRẮC NGHIỆM: (3 điểm) ( Mỗi câu đúng 0,25đ )
Đọc kĩ đoạn văn và các câu hỏi để lựa chọn câu trả lời đúng nhất .
“Tinh thần yêu nước cũng như các thứ của quí.Có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng dễ thấy.Nhưng cũng có khi cất giấu kín trong rương, trong hòm. Bổn phận của chúng ta là làm cho những của quí kín đáo ấy đều được đưa ra trưng bày.Nghĩa là phải ra sức giải thích, tuyên truyền, tổ chức, lãnh đạo, làm cho tinh thần yêu nước của tất cả mọi người đều được thực hành vào công việc yêu nước, công việc kháng chiến. (Ngữ văn 7, tập II )
Câu 1. Đoạn văn trên được trích từ văn bản nào ?
A. Ý nghĩa văn chương. B. Đức tính giản dị của Bác Hồ.
C. Tinh thần yêu nước của nhân dân ta. D. Sự giàu đẹp của tiếng Việt .
Câu 2. Tác giả trong đoạn văn trên là ai ?
A. Hoài Thanh B. Phạm Văn Đồng C. Đặng Thai Mai D. Hồ Chí Minh
Câu 3. Đoạn văn trên viết trên phương thức biểu đạt nào ?
A. Miêu tả C. Tự sự B. Biểu cảm D. Nghị luận
Câu 4. Đoạn văn trên viết theo kiểu nghị luận nào ?
A. Nghị luận chứng minh. B. Nghị luận phân tích.
C. Nghị luận giải thích. D. Nghị luận bình luận .
Câu 5. Dòng nào nêu lên luận điểm của đoạn văn ?
A. Tinh thần yêu nước cũng như các thứ của quí.
B. Có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng, dễ thấy.
C. Bổn phận của chúng ta là làm cho những của quí kín đáo ấy đều được đưa ra trưng bày.
D. Nhưng cũng có khi cất giấu kín trong rương, trong hòm.
Câu 6. Luận điểm của đoạn văn nói lên điều gì?
A.Tinh thần yêu nước là một truyền thống quí báu của nhân dân ta.
B. Nhiệm vụ của Đảng là làm cho tinh thần yêu nước của nhân dân được phát huy mạnh mẽ trong công cuộc kháng chiến.
C. Tinh thần yêu nước là một truyền thống quí báu của nhân dân miền Bắc nước ta.
D. Nhiệm vụ của mỗi học sinh là phải làm cho tinh thần yêu nước của nhân dân được phát huy mạnh mẽ trong tất cả các lĩnh vực của đời sống.
Câu 7. Đoạn văn trên có mấy biểu hiện của tinh thần yêu nước?
A. Một biểu hiện. B. Hai biểu hiện. C. Ba biểu hiện. D. Bốn biểu hiện.
Câu 8. Cách lập luận của đoạn văn trên là :
A. Tương đồng. B. Nhân - quả. C. Tổng - phân -hợp. D. Nêu định nghĩa.
Câu 9. Đoạn văn trên có mấy câu rút gọn ?
A. Một B. Hai C. Ba D. Bốn
Câu 10. Câu văn:“Có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng dễ thấy ” đã lược bỏ thành phần nào?
A. Chủ ngữ B. Trạng ngữ C. Chủ ngữ và vị ngữ D. Vị ngữ
Câu 11. Câu văn:“Bổn phận của chúng ta là làm cho những thứ của quí kín đáo ấy đều được đưa ra trưng bày” thuộc kiểu câu gì?
A. Câu đặc biệt. B. Câu chủ động. C. Câu bị động. D. Câu rút gọn.
Câu 12. Câu văn: “Nghĩa là phải ra sức giải thích, tuyên truyền, tổ chức, lãnh đạo, làm cho tinh thần yêu nước của tất cả mọi người đều được thực hành vào công việc yêu nước, công việc kháng chiến” đã sử dụng biện pháp tu từ nào ?
A. Ẩn dụ. B. So sánh. C. Hoán dụ. D. Liệt kê.
II.PHẦN TỰ LUẬN: (7 điểm)
Câu 1: Qua truyện ngắn: “ Sống chết mặc bay ” của Phạm Duy Tốn, em rút ra được bài học gì về tinh thần trách nhiệm trong công việc và đối với mọi người xung quanh từ hình ảnh tên quan phủ lòng lang dạ thú ? (1 điểm)
Câu 2: Tại sao có thể nói truyện ngắn ” Sống chết mặc bay” có giá trị hiện thực và nhân đạo?.
Câu 3: Em hãy chứng minh rằng Bác Hồ luôn thương yêu thiếu nhi.(5 điểm)
D. ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM
I PHẦNTRẮC NGHIỆM: (3 điểm) ( Mỗi câu đúng 0,25đ )
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
Đáp án
C
D
D
A
C
B
B
A
C
A
B
D
II.PHẦN TỰ LUẬN: (7 điểm)
Câu 1: (1 điểm)
Câu hỏi mở học sinh trình bày được ý sau:
- Cảm nhận của bản thân về thái độ vô trách nhiệm của bọn quan lại trước nỗi khổ của nhân dân.
- Từ đó xác định được lối sống có trách nhiệm trong công việc và đối với người khác.
Câu 2: (1 điểm)
- Giá trị hiện thực : Phản ánh sự đối lập của cuộc sống sinh hoạt ( nhân dân và quan ).
- Giá trị nhân đạo : Niềm thương cảm của tác giả trước lầm than cơ cực của nhân dân .
Câu 3: (5 điểm)
a . Mở bài: (0,5 điểm)
- Nêu vấn đề cần chứng minh: Bác Hồ luôn thương yêu thiếu nhi.
- Hướng chứng minh: Tình yêu thương đó được phản ánh sâu sắc trong nhiều tác phẩm văn thơ,mẩu chuyện thực tế,sinh động.
b. Thân bài: (4 điểm)
Tình thương yêu thiếu nhi của Bác Hồ
- Trong văn thơ:
+ Nhân ngày khai trường đầu tiên(9/1945), Bác gửi thư cho các cháu học sinh với lời lẽ đầy yêu thương : “Các cháu hãy .......công học tập của các cháu”
+ Tết trung thu nào Bác cũng viết thư, làm thơ gửi các cháu:
- Khi Bác qua đời, trên bàn làm việc của Người vẫn còn chồng thư của các cháu,Bác đang xem dở:
- Trong cuộc sống:Bác luôn dành tình thương yêu, quan tâm giáo dục thiếu niên, nhi đồng,vì các em là những “búp trên cành ” cần được chăm sóc, vun trồng.
+ Bác động viên các cháu:
+ Bác đề ra 5 điều cần thiết để các cháu thực hiện.
+ Bác thưởng huy hiệu của Người cho các cháu đạt nhiều thành tích xuất sắc. \
+Bác chia quà cho các cháu khi Người đến thăm các gia đình hoặc khi các cháu đến chúc mừng Bác.
c. Kết bài: (0,5 điểm)
- Khẳng định tình thương yêu của Bác đối với thiếu nhi.
- Suy nghĩ của bản thân em về những lời dạy bảo,quan tâm,chăm sóc của Bác.
File đính kèm:
- de thi 678.doc