Đề kiểm tra môn Ngữ Văn Khối 10 - Học kì 2

1. Đánh giá mức độ hiểu biết, khả năng vận dụng kiến thức và kĩ năng thực hành

 - Trả lời 12 câu hỏi trắc nghiệm để được đánh giá về năng lực ngữ văn trong học kì II, bao gồm năng lực đọc hiểu, năng lực vận dụng ngôn ngữ, vận dụng tri thức mới.

 - Viết một đoạn nghị luận nhỏ về một vấn đề tư tưởng đạo đức đã được học từ chương trình Ngữ văn THCS và tiếp tục được mở rộng, nâng cao trong chương trình Ngữ văn 10, cuối học kì II.

 - Viết bài thuyết minh về một tác giả đã được học trong chương trình Ngữ văn 10 - học kì II.

2. Bồi dưỡng nhận thức và tình cảm.

 - Với các giá trị đạo lí truyền thống. ( Câu 1- Tự luận )

 - Với một nhà thơ lớn có vị trí quan trọng không chỉ trong lịch sử văn học dân tộc mà còn trong đời sống tinh thần và tâm hồn dân tộc. ( Câu 2 - Tự luận )

3. Rèn luyện kĩ năng:

 - Viết đoạn văn nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lí, tích hợp nhiều tri thức và kĩ năng về văn nghị luận.

 - Viết bài văn thuyết minh về một tác gia văn học.

 - Nâng cao năng lực đọc hiểu văn bản văn học và năng lực tạo lập văn bản.

 

doc6 trang | Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 440 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra môn Ngữ Văn Khối 10 - Học kì 2, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ay, vẫn có tiếng là nước văn hiến, những bậc thi nhân, tài tử đều đem sở trường của mình thổ lộ ra lời nói, lẽ nào không có người hay " ( Ngữ văn 10, tập 2 ) có nghĩa là A. nền văn học và hiến pháp của một quốc gia, dân tộc. B. truyền thống văn hoá và nhân tài của quốc gia, dân tộc. C. nền văn học về những người đã hiến dâng cuộc đời cho quốc gia, dân tộc. D. nền văn hoá và pháp luật của quốc gia, dân tộc. Câu 3. Trong các văn bản sau, văn bản nào cũng nhắc đến nền văn hiến với niềm tự hào dân tộc sâu sắc? A. Nam quốc sơn hà. B. Đại cáo bình Ngô. C. Phú sông Bạch Đằng. D. Hưng Đạo đại Vương Trần Quốc Tuấn. Câu 4. Văn bản có sự kết hợp giữa nghệ thuật chính luận tài tình với cảm hứng trữ tình sâu sắc là A. Hưng Đạo đại Vương Trần Quốc Tuấn. B. Chuyện chức phán sự đền Tản Viên. C. Truyện Kiều. D. Đại cáo bình Ngô. Câu 5. Trong các văn bản sau, văn bản có ý nghĩa tuyên ngôn về quyền sống của con người là A. Đại cáo bình Ngô. B. Hiền tài là nguyên khí quốc gia C. Chuyện chức phán sự đền Tản Viên. D. Truyện Kiều. Câu 6. Trong các nhận định sau, nhận định nào không đúng về nguồn gốc tiếng Việt ? A. Tiếng Việt thuộc dòng Môn - Khmer. B. Tiếng Việt thuộc họ ngôn ngữ Nam á. C. Tiếng Việt có nguồn gốc từ tiếng Hán. D. Tiếng Việt có mối quan hệ tiếp xúc lâu đời với tiếng Tày. Câu 7. Trong các câu thơ có chữ "xuân " trích dẫn dưới đây, câu thơ nào có chữ xuân được dùng theo nghĩa bóng ? A. Xuân nhật ngưng trang thướng thuý lâu ( Ngày xuân trang điểm lộng lẫy bước lên lầu) Vương Xương Linh B. Dạ tĩnh xuân sơn không ( Đêm yên tĩnh, non xuân vắng không ) Vương Duy C. Mặc người mưa Sở mây Tần, Những mình nào biết có xuân là gì. Nguyễn Du D. Dưới mưa xuân lất phất Bu- son Câu 8. Trong các đoạn trích sau, đoạn trích sử dụng nhiều dạng thức đối hơn cả là A. Trao duyên. B. Nỗi thương mình. C. Chí khí anh hùng. D. Thề nguyền. Câu 9. Nhân vật không được nói đến trong đoạn Hồi trống Cổ Thành ( trích tác phẩm Tam quốc diễn nghĩa của La Quán Trung) là A. Lưu Bị. B. Khổng Minh. C. Quan Công. D. Tào Tháo. Câu 10. Trong câu " Theo tiền lệ, chưa có học sinh nào hai lần liền đoạt giải nhất trong kì thi chọn học sinh giỏi môn Văn toàn tỉnh." từ hoặc cụm từ cần phải sửa là A. tiền lệ. B. học sinh. C. giải nhất. D. toàn tỉnh. Câu 11. Trong câu " Qua tình yêu chồng thương con, ta thấy nhân vật chị Dậu trong tác phẩm Tắt đèn của Ngô Tất Tố thật đáng trân trọng. ", bộ phận cần được thêm từ ngữ cho rõ nghĩa là A. trạng ngữ " Qua tình yêu chồng thương con". B. chủ ngữ " ta". C. vị ngữ " thấy... trân trọng". D. bổ ngữ " nhân vật ... thật đáng trân trọng ". Câu 12. Nội dung trọng tâm trong bài văn thuyết minh về một tác giả văn học là A. những biến cố trong cuộc đời tác giả đó để giúp người đọc hiểu rõ hơn tư tưởng của nghệ sĩ. B. những câu chuyện về gia đình, bạn bè có vai trò lớn trong cuộc đời và trong sáng tác của nghệ sĩ. C. sự nghiệp văn học của tác giả với những giá trị nhiều mặt được thể hiện qua các sáng tác tiêu biểu. D. ảnh hưởng của tác giả đó với bạn đọc đương thời và với lịch sử phát triển của văn học. Phần hai : Tự luận. ( 2 câu - 7 điểm ) Câu 1. ( 2 điểm ) Cho đề bài : "Dân tộc ta có truyền thống tôn sư trọng đạo. Truyền thống ấy được nối tiếp như thế nào trong thực tế cuộc sống hiện nay?". Trong số các luận điểm của đề bài trên, anh ( chị ) hãy viết một đoạn văn nghị luận về luận điểm : " Truyền thống ấy cần giữ gìn nhưng phải có sự bổ sung ". Câu 2. ( 5 điểm ). Trong bài thơ " Kính gửi cụ Nguyễn Du ", nhà thơ Tố Hữu đã viết : Nghìn năm sau nhớ Nguyễn Du Tiếng thương như tiếng mẹ ru những ngày" Với ý tưởng được gợi ra từ hai câu thơ trên, em hãy viết một bài bài thuyết minh về đại thi hào dân tộc Nguyễn Du. ......Hết.... 3. Xây dựng rubric đánh giá: Phần I. Trắc nghiệm Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 D.a C B B D D C C B B A A C Phần II. Tự luận Câu Mức độ đánh giá (điểm) Tiêu chí Kiến thức Tư duy Kĩ năng 1 10- 7 -Vận dụng được kiến thức chung về văn nghị luận và các kĩ năng lập luận, lập dàn ý đã được học ở THCS và được ôn tập ở lớp 10 ; Vận dụng kiến thức về đoạn văn , nhất là đoạn văn trong văn nghị luận kết hợp với thao tác nghị luận trong trình bày. - Cần kết hợp giữa đạo lí và thực tế cuộc sống: Tình cảm thày trò xưa, thái độ tôn trong đạo đức xưa là đúng, song chưa đủ. Cần bổ sung trên những bình diện mới. Cần có sự kết hợp khéo léo giữa tư duy hình tượng, và tư duy lô gíc , giữa xây dựng lập luận với sử dụng thao tác nghị luận để làm sáng tỏ luận điểm. Đoạn văn thể hiện sự mạch lạc, sâu sắc và chặt chẽ của tư duy. đồng thời, phải đảm bảo tính chỉnh thể toàn bài . Vận dụng các kiến thức và kĩ năng đã nêu ở mục Kiến thức để viết một đoạn văn theo một luận điểm được đề bài nêu ra. Kĩ năng viết lời văn nghị luận về vấn đề tư tưởng đạo đức gần gũi với đời sống hàng ngày, với đời sống tình cảm của các em học sinh cho nên, cần có sự kết hợp sự trang trọng với sự hồn nhiên, chân thành. Lời văn vừa giàu hình ảnh, vừa giàu cảm xúc vừa có tính khái quát. 6 - 5 Đạt được những yêu cầu như trên song một vài luận cứ có thể chưa thật thuyết phục. Nội dung bổ sung còn chưa thật phong phú. Khả năng nhanh chóng nhập vào mạch lập luận của toàn bộ đề bài chưa thực sự rõ ràng. Viết nhiều lời văn có cảm xúc nhưng không có nhiều phát hiện, chưa có khả năng khái quát. Có thể mắc lỗi nhẹ về diễn đạt. 4-3 Có nêu được phần nào nội dung nhưng các luận cứ đưa ra chưa thật thuyết phục, sâu sắc. Đoạn viết ít nhiều còn thiếu chặt chẽ, thiên về giãi bày. Bài viết thiếu sự rung động, lời văn thiếu cá tính. Có sai sót nhỏ về kĩ năng. 2-1 Có thể có nội dung rất sơ sài hoặc có thể có luận điểm chưa chính xác, thoả đáng. Bài viết thiên về kể lể, thiếu khả năng đưa ra những ý kiến. Có thể có tương đối nhiều lỗi về kĩ năng. 2 10- 9 - Giải thích hai câu thơ của Tố Hữu để thấy rõ mục tiêu của bài thuyết minh và nội dung trọng tâm cần làm sáng tỏ. Hai câu thơ của Tố Hữu thể hiện lòng biết ơn sâu sắc của dân tộc trước những di sản vô giá mà Nguyễn Du để lại, bao gồm sáng tác và giá trị tư tưởng thẩm mĩ từ những sáng tác đó trong tiếp nhận của độc giả. Nổi bật nhất chính là lòng thương yêu con người, tấm lòng nhân đạo sâu sắc dành cho những con người bất hạnh. Từ việc giải thích được nội dung của hai câu thơ, bài viết sẽ có ý tưởng và định hướng rõ hơn. - Nêu được những nét chính về cuộc đời và con người Nguyễn Du như : Năm sinh năm mất, quê quán, gia đình, những biến diễn đường đời trong những thăng trầm của lịch sử và xã hội Có sự phân tích, cắt nghĩa và chỉ ra ở một mức độ nhất định mối quan hệ giữa các yếu tố đó với sự hình thành tư tưởng nghệ thuật của nguyễn Du. - Nêu được vấn tắt khái quát sự nghiệp sáng tác của nguyễn Du : tên các sáng tác chính ở mỗi loại văn tự và ở mỗi giai đoạn sáng tác. -Trình bày một vài đặc điểm về nội dung ( như giá trị nhân văn và nhân đạo sâu sắc ) và đặc sắc nghệ thuật như việc xây dựng các hình tượng có sức sống lâu bền và việc sử dụng sáng tạo thể thơ lục bát trong tự sự và biểu đạt thế giới nhân vật với nội tâm phức tạp phong phú. Trọng tâm phân tích dẫn chứng để thuyết minh là Truyện Kiều. - Thể hiện tư duy lôgíc sáng sủa, có hệ thống, mạch lạc. - Có sự khaí quát, cắt nghĩa và đánh giá tương đối thoả đáng và hợp lí. Kết hợp được tư duy lôgíc và tư duy hình tượng trong phát hiện và thể hiện. Có khả năng phân tích một cách khái quát tác phẩm tiêu biểu của Nguyễn Du là Truyện Kiều, Độc Tiểu Thanh kí để làm dân chứng cho việc thuyết minh thêm sinh động. Vận dụng nhuần nhuyễn kiểu bài thuyết minh về một tác gia văn học. Văn viết phải thể hiện hài hòa tính chặt chẽ, mạch lạc, chính xác với sự dồi dào cảm xúc. - Không mắc lỗi diễn đạt, câu, từ, chữ. Thể hiện được sự say mê và lòng biết ơn trước " Tiếng thương " mà bản thân tiếp thu được từ sáng tác của Nguyễn Du. 8- 7 Như điểm 10-9 song sự cắt nghĩa lí giải hai câu thơ có thể thiếu đi chút ít sắc sảo, thấu đáo. Trình bày nội dung cơ bản trong sáng tác của Nguyễn Du tương đối đầy đủ song thiếu điểm nhấn. Như yêu cầu trên song sự kết hợp giữa tư duy lôgíc và tư duy hình tượng đôi chỗ chưa thật nhuyễn. Còn chưa tyhật gây ấn tượng về cách diễn đạt, sự cân đối giữa các kiến thức hoặc một vài kĩ năng chưa thật khéo. 6- 5 Nêu được các ý như trên nhưng mới dừng lại lược thuật, trình bày sự kiện. Có thể thiếu những ý không quan trọng. Sự cắt nghĩa hai câu thơ của Tố Hữu chưa thật sắc sảo. Tư duy vẫn giữ được sự mạc lạc hệ thống. Nhưng mối quan hệ giữa các yếu tố chưa thật nổi bật. Có ý thức vận dụng kiểu bài thuyết minh nhưng còn chênh vênh giữa thuyết minh và kể lại, bài viết vẫn giữ được tính mạch lạc song bố cục không thật chặt chẽ. Từ, chữ, câu có thể có một vài lỗi không đáng kể. 4-3 Nêu được khung kiến thức về Nguyễn Du song thiếu triển khai nhỏ, thiếu mối quan hệ giữa các chi tiết. Bài làm sơ sài và còn nhiều nhầm lẫn. Giải thích câu thơ Tố Hữu chưa thật rõ. Thiếu mạch lạc, thiếu chặt chẽ, thiếu sự hình dung khái quát. Bài còn mắc tương đối nhiều lỗi sai. 2- 1 Kiến thức nghèo nàn hoặc nhầm lẫn. Không đả động đến định hướng của đề. Chưa nắm chắc yêu cầu bài thuyết minh. Vì vậy nhầm lẫn về bố cục. Bài viết nhiều lỗi, thể hiện sự cẩu thả. Ghi chú: * Tổng điểm = điểm câu 1 + điểm câu. Trong đó: - Câu 1 điểm = điểm mức độ đánh giá x hệ số 0,2 - Câu 2 điểm = điểm mức độ đánh giá x hệ số 0,5 III. Tổ chức thực hiện. Để làm tốt được hai câu tự luận, cần có sự chuẩn bị như sau: - Giáo viên tổ chức học sinh thành các nhóm, mỗi nhóm từ 5 -7 học sinh. Thành phần nhóm phải có mũi nhọn về khả năng tổ chức công việc và về năng lực Ngữ văn. - Giao đề bài tương đương về chuẩn kiến thức, kĩ năng cho từng nhóm, yêu cầu sưu tập tài liệu, phân tích đề, xây dựng đề cương, dàn ý. - Giáo viên hướng dẫn học sinh sửa chữa dàn ý. - Học sinh trình bày dàn ý trước nhóm, tổ. - Cho học sinh luyện nói một số đoạn, hướng dẫn học sinh sử chữa.

File đính kèm:

  • docde thi hoc ki lop 10.doc