Đề kiểm tra môn Lịch sử Lớp 8 - Học kì I - Sở giáo dục và đào tạo Phú Thọ

Câu 1(4 điểm)

Trình bày nét cơ bản về tình hình kinh tế và xã hội nước Pháp trước khi cách mạng bùng nổ.

Câu 2(3 điểm)

Vì sao nói công xã Pa ri 1871 là nhà nước kiểu mới. Ýnghĩa và bài học của công xã Pa-ri?

Câu 3(3 điểm)

Những nội dung chính của cuộc Duy tân Minh Trị? Tác động của cuộc Duy tân đó đối với Nhật Bản cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX

 

 

 

 

doc4 trang | Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 750 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra môn Lịch sử Lớp 8 - Học kì I - Sở giáo dục và đào tạo Phú Thọ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Biên soạn đề kiểm tra Sở Giáo dục và Đào tạo Phú Thọ Đề kiểm tra học kỳ I - lớp 8 Môn: Lịch sử Thời gian làm bài: 45 phút 1.Mục tiêu: Nhằm kiểm tra khả năng tiếp thu phần Lịch sử thế giới cận đại từ thế kỷ XVI-1917 so với yêu cầu của chương trình. Từ kết quả kiểm tra các em tự đánh giá về kết quả học tập của mình từ đó điều chỉnh kết quả học tập trong các nội dung sau. Thực hiện yêu cầu trong phân phối chương trình của Bộ GD&ĐT Đánh giá quá trình giảng dạy của giáo viên, từ đó có thể điều chỉnh phương pháp, hình thức dạy học nếu thấy cần thiết. -Về kiến thức:Học sinh biết và trình bày, liên hệ đánh giá về các kiến thức cơ bản sau: - Về những nét cơ bản của tình hình kinh tế và xã hội nước Pháp trước khi cách mạng bùng nổ. - Hiểu được công xã Pa ri 1871 là nhà nước kiểu mới. ýnghĩa và bài học của công xã Pa-ri - Nắm được nội dung chính của cuộc Duy tân Minh Trị.Tác động của cuộc Duy tân đối với Nhật Bản cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX. -Về kỹ năng: -HS phải có các kỹ năng viết bài kiểm tra tự luận, kĩ năng trình bày, kĩ năng lựa chọn kiến thức để phân tích, kĩ năng lập luận - Về thái độ, tư tưởng, tình cảm: - HS bộc lộ được thái độ, tình cảm đối với các sự kiện, nhân vật lịch sử 2. Hình thức kiểm tra: - Hình thức: Kiểm tra viết, tự luận 3. Thiết lập ma trận Tên chủ đề Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Cộng Cấp độ thấp Cấp độ cao 1. Cách mạng tư sản và sợ xác lập của chủ nghĩa tư bản( từ giữa thế kỉ XVI đến nửa sau TK XIX) Trình bày nét cơ bản về tình hình kinh tế và xã hội nước Pháp trước khi cách mạng bùng nổ Số câu: Số điểm: Số câu:1 Số điểm:4 Số câu Số điểm Số câu Số điểm Số câu Số điểm Số câu:1 4điểm=40% 2. Các nước Âu-Mĩ cuối TK XIX- Đầu TKXX Vì sao nói công xã Pa ri 1871 là nhà nước kiểu mới. ýnghĩa và bài học của công xã Pa-ri Số câu: Số điểm: Số câu Số điểm Số câu:1 Số điểm:3 Số câu Số điểm Số câu Số điểm Số câu:1 3điểm:30% 3. Châu á thế kỷ XVIII đầu thế kỷ XIX Những nội dung chính của cuộc Duy tân Minh Trị Tác động của cuộc Duy tân đó đối với Nhật Bản cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX Số câu: Số điểm: Số câu:3/4 Số điểm:2 Số câu Số điểm Số câu:1/4 Sốđiểm:1 Số câu Số điểm Số câu:1 3điểm=30% Tổng số câu:3 Số điểm:10 Tỉ lệ:100% Sốcâu:1+3/4 Số điểm: 6 Tỉ lệ:60% Số câu:1 Số điểm:3 Tỉ lệ:30% Số câu:1/4 Số điểm:1 Tỉ lệ:10% Số câu Số điểm Số câu:3 10điểm=100% 4. Biên soạn đề kiểm tra Sở GD&ĐT Phú THọ Đề kiểm tra học kỳ I - lớp 8 Môn: Lịch sử Thời gian làm bài: 45 phút Câu 1(4 điểm) Trình bày nét cơ bản về tình hình kinh tế và xã hội nước Pháp trước khi cách mạng bùng nổ. Câu 2(3 điểm) Vì sao nói công xã Pa ri 1871 là nhà nước kiểu mới. ýnghĩa và bài học của công xã Pa-ri? Câu 3(3 điểm) Những nội dung chính của cuộc Duy tân Minh Trị? Tác động của cuộc Duy tân đó đối với Nhật Bản cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX 5. Đáp án,biểu điểm và hướng dẫn chấm Sở GD&ĐT Phú Thọ đáp án Đề kiểm tra học kỳ I - lớp 8 Môn: Lịch sử Thời gian làm bài: 45 phút Học sinh nêu được: Câu Nội dung cần đạt Điểm Câu 1(4 điểm) -Tình hình kinh tế: + Giữa thế kỉ XVIII, nền nông nghiệp Pháp vẫn lạc hậu, công cụ canh tác rất thô sơ (Chủ yếu dùng cày, cuốc) nên ăng xuất thấp. Nạn mất mùa, đói ké thường xuyên xảy ra, đời sống nhân dân rất khổ cực. 0.5 + Trong lĩnh vực công thương nghiệp, kinh tế tư bản chủ nghĩa tuy đã phát triển nhưng lại bị chế độ phong kiến cản trở, kim hãm. Nước Pháp bấy giờ lại chưa có sự thống nhất về đơn vị đo lường và tiền tệ. 0.5 - Tình hình chính trị-xã hội: + Trước cách mạng, Pháp vẫn là nước quân chủ chuyên chế do vua Lu-i XVI đứng đầu. Xã hội tồn tại ba đẳng cấp là Tăng lữ, Quý tộc và Đẳng cấp thứ ba, mâu thuẫn với nhau rất gay gắt 0.5 + Đẳng cấp Tăng lữ và Quý tộc có trong tay mọi quyền lợi, không phải đóng thuế. Đẳng cấp thứ ba gồm tư sản nông dân và dân nghèo thành thị không có quyền lợi gì, phải đóng thuế. Nông dân chiếm 90% dân số nhưng nghèo khổ nhất 0.5 + Mâu thuẫn giữa Đẳng cấp thứ ba với Đẳng cấp Tăng lữ Quý tộc gay gắt. 0.25 + Dưới sự lãnh đạo của giai cấp Tư sản Nông dân Pháp tham gia cách mạng lật đổ phong kiến 0.25 -Đấu tranh trên mặt trận tư tưởng: + Đại diện cho trào lưu triết học ánh sáng đã ủng hộ tư tưởng tiến bộ của Tư sản, kịch liệt lên án tố cáo chế độ phong kiến 0.5 + Cuộc đấu tranh trên lĩnh vực tư tưởng thúc đẩy cách mạng sớm bùng nổ 0.5 Câu 2(3 điểm) Học sinh nêu được: - Công xã Pa-ri là nhà nước kiểu mới vì: + Công xã ra sắc lệnh giải tán quân đội và bộ máy cảnh sát của Tư sản, thành lập lực lượng vũ trang nhân dân 0,5 + Công xã ban hành các sắc lệnh mới: Tách nhà thờ ra khỏi hoạt động của nhà nước, quy định tiền lương tối thiểu, thực hiện giáo dục bắt buộc không phải đóng học phí, quy định gía bán bánh mì 0.75 + Tất cả chính sách trên của Công xã đều phục vụ quyền lợi cho nhân dân lao động. Đây thực sự là nhà nước kiểu mới. 0.5 - ý nghĩa và bài học của Công xã Pa-ri + Tuy chỉ tồn tại 72 ngày nhưng công xã Pa-ri có ý nghĩa lịch sử to lớn. Công xã là hình ảnh thu nhỏ của một chế độ xã hội mới, đem lại một tương lai tốt đẹp cho nhân dân lao động 0.5 + Công xã để lại bài học kinh nghiệm quý báu: Muốn cáchmạng vô sản thắng lợi thì phải có đảng chân chính lãnh đạo; phải liên minh công nông và phải kiên quyết trấn áp kẻ thù 0.5 Câu 3(3 điểm) Học sinh nêu được: * Nội dung cuộc Duy tân Minh trị : + Đến giữ thế kỷ XIX, chế độ phong kiến Nhật Bản lâm vào tình trạng khủng hoảng nghiêm trọng, trong khi đó các nước tư bản phương Tây, đi đầu là Mĩ ra sức tìm cách xâm nhập vào nước này 0.5 + Đầu năm 1868 Thiên hoàng minh trị tiến hành một loạt các cuộc cải cách tiến bộ. - Về chính trị: Xác lập quyền thống trị của tầng lớp quý tộc tư sản; ban hành hiến pháp 1889, thiết lập chế độ quân chủ lập hiến 0.5 - Về kinh tế: Thống nhất thị trường, tiền tệ, phát triển kinh tế tư bản chủ nghĩa ở nông thôn xây dựng cơ sở hạ tầng, đường sá cầu cống 0.25 - Về quân sự: Tổ chức huấn luyện quân đội theo kiểu phương tây, thực hiên chế độ nghĩa vụ, phát triển kinh tế quốc phòng 0.25 - Về giáo dục: Thị hành chính sách giáo dục bắt buộc chú trọng nội dung khoa học kỹ thuật cử học sinh ưu tú đi du học phương Tây. 0.5 *Tác động của cuộc Duy tân đó đối với Nhật Bản cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX: Nhật bản thoát khỏi tình trạng bị biến thành thuộc địa trở thành một nước Tư bản công nghiệp 1.0

File đính kèm:

  • docDe kiem tra hoc ky I mon su lop 8 ( Doan Phu Tho)(1).doc
Giáo án liên quan