Câu 1 (3 điểm)
Đảng cộng sản Việt Nam ra đời có ý nghĩa như thế nào đối với cách mạng nước ta?
Câu 2 (3 điểm)
Trình bày nội dung hiệp định Giơ-ne-vơ về chấm dứt chiến tranh, lập lại hoà bình ở Đông Dương.
Câu 3 (4 điểm)
Mĩ đã tiến hành chiến lược "Chiến tranh đặc biệt” ở miền Nam Việt Nam như thế nào? So sánh sự giống và khác nhau giữa chiến lược "Chiến tranh đặc biệt” và chiến lược "Chiến tranh cục bộ”.
5 trang |
Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 525 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra Lịch sử Lớp 9 - Học kì 2 - Sở giáo dục và đào tạo Yên Bái, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ KIỂM KIỂM TRA HỌC KỲ II - LỚP 9
I. MỤC TIÊU ĐỀ KIỂM TRA
- Nhằm kiểm tra khả năng tiếp thu kiến thức phần lịch sử Việt Nam trong học kì II, lớp 9 so với yêu cầu của chương trình. Từ kết quả kiểm tra các em tự đánh giá mình trong việc học tập nội dung trên, từ đó điều chỉnh hoạt động học tập trong các nội dung sau.
- Thực yêu cầu trong phân phối chương trình của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
- Đánh giá quá trình giảng dạy của giáo viên, từ đó có thể điều chỉnh phương pháp, hình thức dạy học nếu thấy cần thiết.
- Về kiến thức :
Nêu được ý nghĩa của việc thành lập Đảng Việt Nam.
Âm mưu của Mĩ trong việc thực hiện chiến lược "Chiến tranh đặc biệt" của đế quốc Mĩ ở miền Nam. So sánh sự giống và khác nhau giữa chiến lược chiến tranh đặc biệt và chiến lược chiến tranh cục bộ.
Trình bày được nội diễn biến Hội nghị Giơ-ne-vơ về Đông Dương, nội dung, ý nghĩa của Hiệp định Giơ-ne-vơ.
- Về kĩ năng :
Rèn luyện cho HS các kĩ năng : trình bày vấn đề, viết bài, kĩ năng vận dụng kiến thức để so sánh.
II. HÌNH THỨC ĐỀ KIỂM KIỂM TRA
Hình thức : tự luận
III. THIẾT LẬP MA TRẬN
Tên Chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Cộng
Cấp độ thấp
Cấp độ cao
Việt Nam trong những năm 1919 - 1945
Nêu ý nghĩa của việc thành lập Đảng đối với cách mạng Việt Nam
Số câu
Số điểm
Số câu: 1
Số điểm: 3
30%
Số câu: 1
Số điểm: 3
30%
Việt Nam trong những năm 1945 - 1954
Trình bày nội dung hiệp định Giơ-ne-vơ 1954
Số câu
Số điểm
Số câu: 1
Số điểm: 3
30%
Số câu: 1
Số điểm: 3
30%
Việt Nam trong những năm 1954 - 2000
Nêu rõ âm mưu và thủ đoạn của Mĩ trong chiến lược "chiến tranh đặc biệt"
So sánh điểm giống và khác nhau giữa chiến lược "chiến tranh đặc biệt" và chiến lược "chiến tranh cục bộ" của Mĩ ở miền Nam Việt Nam
Số câu
Số điểm
Số câu: 1/4
Số điểm: 1
10%
Số câu: 3/4
Số điểm: 3
30%
Số câu: 1
Số điểm: 4
40%
Tổng số câu
Tổng số điểm
Tỉ lệ %
Số câu: 1+1/4
Số điểm: 4
40%
Số câu:1
Số điểm: 3
30%
Số câu: 3/4
Số điểm: 3
30%
Số câu: 3
Số điểm: 10
100%
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II - LỚP 9
MÔN : LỊCH SỬ
Thời gian làm bài 45 phút
Câu 1 (3 điểm)
Đảng cộng sản Việt Nam ra đời có ý nghĩa như thế nào đối với cách mạng nước ta?
Câu 2 (3 điểm)
Trình bày nội dung hiệp định Giơ-ne-vơ về chấm dứt chiến tranh, lập lại hoà bình ở Đông Dương.
Câu 3 (4 điểm)
Mĩ đã tiến hành chiến lược "Chiến tranh đặc biệt” ở miền Nam Việt Nam như thế nào? So sánh sự giống và khác nhau giữa chiến lược "Chiến tranh đặc biệt” và chiến lược "Chiến tranh cục bộ”.
ĐÁP ÁN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II - LỚP 9
MÔN : LỊCH SỬ
Thời gian làm bài 45 phút
Câu 1 (3 điểm)
- Đảng cộng sản Việt Nam ra đời đầu năm 1930 (từ tháng 10-1930 đổi thành Đảng cộng sản Đông Dương) là kết quả tất yếu của cuộc đấu tranh dân tộc và giai cấp ở Việt Nam trong thời đại mới (0,5 đ).
- Đảng sản phẩm của sự kết hợp giữa ba yếu tố: chủ nghĩa Mác-Lê-nin, phong trào công nhân và phong trào yêu nước Việt Nam trong những năm đầu thế kỉ XX (0,5đ).
- Đảng ra đời là bước ngoặt vĩ đại trong lịch sử cách mạng Việt Nam, khẳng định giai cấp vô sản Việt Nam đã trưởng thành và đủ sức lãnh đạo cách mạng, chấm dứt thời kỳ khủng hoảng về giai cấp lãnh đạo phong trào cách mạng Việt Nam. Từ đây cách mạng Việt Nam đã thuộc quyền lãnh đạo tuyệt đối của giai cấp công nhân mà đội tiên phong là Đảng cộng sản Việt Nam. Cũng từ đây, cách mạng Việt Nam thật sự trở thành một bộ phận khăng khít của cách mạng thế giới (1,5đ)
- Đảng ra đời là sự chuẩn bị tất yế đầu tiên, quyết định cho những phát triển nhảy vọt về sau của cách mạng và lịch sử dân tộc Việt Nam (0,5đ)
Câu 2 (3 điểm)
Sau nhiều phiên họp, ngày 21-7-1954, Hiệp định Giơ-ne-vơ về chấm dứt chiến tranh, lập lại hoà bình ở Đông Dương được kí kết với các nội dung chủ yếu (0,5đ)
- Các nước tham dự Hội nghị cam kết tôn trọng các quyền dân tộc cơ bản của nhân dân Việt Nam, Lào, Cam-pu-chia là độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ (0,5đ)
- Hai bên tham chiến cùng ngừng bắn, lập lại hoà bình trên toàn Đông Dương (0,5đ)
- Hai bên tham chiến thực hiện cuộc di chuyển, tập kết quân đội, chuyển giao khu vực, lấy vĩ tuyến 17 (dọc sông bến Hải) làm giới tuyến quân sự tạm thời, cùng một khu phi quâ sự ở hai bên giới tuyến (0,5đ)
- Việt Nam sẽ thực hiện thống nhất bằng tổng tuyển cử sẽ được tổ chức vào tháng 7-1956 dưới sự giám sát của một uỷ ban quốc tế gồm Ấn Độ, Ba Lan và Ca-na-đa, do Ấn Độ làm Chủ tịch (0,5đ)
- Trách nhiệm thi hành Hiệp định Giơ-ne-vơ thuộc về những nước kí Hiệp định và những người kế tục sự nghiệp của họ (0,5đ)
Câu 3 (4 điểm)
Mĩ đã tiến hành “Chiến lược chiến tranh đặc biệt” ở miền Nam Việt Nam như thế nào? So sánh sự giống và khác nhau giữa chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” và chiến lược “Chiến tranh cục bộ”.
Mĩ đã tiến hành chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” ở miền Nam Việt Nam (1 điểm)
Chiến lược "Chiến tranh đặc biệt" là chiến lược chiến tranh xâm lược thực dân mới của Mĩ, được tiến hành bằng quân đội tay sai, do "cố vấn" Mĩ chỉ huy cùng với vũ khí, trang bị kĩ thuật, phương tiện chiến tranh của Mĩ.
Được sự hỗ trợ của Mĩ, quân đội Sài Gòn mở các cuộc hành quân càn quét, tiêu diệt lực lượng cách mạng, tiến hành dồn dân lập "ấp chiến lược", nhằm tách dân khỏi cách mạng, tiến tới bình định miền Nam.
Mĩ và chính quyền Sài Gòn còn tiến hành hoạt động phá hoại miền Bắc, phong toả biên giới nhằm ngăn chặn mọi sự chi viện cho miền Nam.
* So sánh sự giống và khác nhau giữa chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” và chiến lược “Chiến tranh cục bộ”: (3 điểm)
Giống nhau : (1.5 điểm)
Cả hai chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” và chiến lược “Chiến tranh cục bộ” đều là chiến lược thực dân kiểu mới của Mĩ thực hiện ở miền Nam Việt Nam.
Đều nhằm chống lại các lực lượng cách mạng và nhân dân ta.
Đều gây đau thương, tan tóc cho nhân dân ta.
Khác nhau : (1.5 điểm)
Chiến lược “Chiến tranh tranh đặc” biệt lực lượng chủ yếu là quân đội Sài Gòn dưới sự chỉ huy của cố vấn Mĩ.
Chiến lược “Chiến tranh cục bộ” lực lượng chủ yếu tham chiến là quân đội Mĩ, đội đội đồng minh và sự phối hợp hỗ trợ của quân đội Sài Gòn
Chiến lược “Chiến tranh cục bộ” qui mô mở rộng ra cả miền Bắc bằng cuộc “Chiến tranh phá hoại” bằng không quân và hải quân.
Mức độ của “Chiến tranh cục bộ” là ác liệt hơn chiến lược “Chiến tranh đặc biệt”.
File đính kèm:
- De kiem tra lich su HKII-Lop 9(1).doc