Chẳng có nơi nào như sông Thao quê tôi, rừng cọ trập trùng.
Thân cọ vút thẳng trời hai ba chục mét cao, gió bão không thể quật ngã. Búp cọ vuốt dài như thanh kiếm sắc vung lên. Cây non vừa trồi, lá đã xòa sát mặt đất. Lá cọ tròn xoè ra nhiều phiến nhọn dài, trông xa như một rừng tay vẫy, trưa hè lấp lóa nắng như rừng mặt trời mới mọc. Mùa xuân, chim chóc kéo về từng đàn. Chỉ nghe tiếng hót líu lo mà không thấy bóng chim đâu.
4 trang |
Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 2543 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra định kì lần 2, năm học 2007-2008. khối lớp 4 môn kiểm tra : tiếng việt, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề kiểm tra định kì lần 2, năm học 2007-2008.
Khối lớp 4
Môn kiểm tra : Tiếng Việt.
Ngày kiểm tra:
Ñoïc to:
Ñoïc thaàm:
Chính taû:
Laøm vaên:
Điểm:
Lời phê:
Đọc
Viết
Tiếng Việt
A. Phần đọc:
I.Đọc thành tiếng: (5đ)
Học sinh đọc và trả lời câu hỏi các bài Tập đọc từ tuần 11 đến tuần 17 (TV4, tập 1)
II. Đọc thầm: (5 đ)
Rừng cọ quê tôi.
Chẳng có nơi nào như sông Thao quê tôi, rừng cọ trập trùng.
Thân cọ vút thẳng trời hai ba chục mét cao, gió bão không thể quật ngã. Búp cọ vuốt dài như thanh kiếm sắc vung lên. Cây non vừa trồi, lá đã xòa sát mặt đất. Lá cọ tròn xoè ra nhiều phiến nhọn dài, trông xa như một rừng tay vẫy, trưa hè lấp lóa nắng như rừng mặt trời mới mọc. Mùa xuân, chim chóc kéo về từng đàn. Chỉ nghe tiếng hót líu lo mà không thấy bóng chim đâu.
Căn nhà tôi ở núp dưới rừng cọ. Ngôi trường tôi học cũng khuất trong rừng cọ. Ngày ngày đến lớp, tôi đi trong rừng cọ. Không đếm được có bao nhiêu tàu lá cọ xoè ô lợp kín trên đầu. Ngày nắng, bóng râm mát rượi. Ngày mưa cũng chẳng ướt đầu.
Cuộc sống quê tôi gắn bó với cây cọ. Cha làm cho tôi chiếc chổi cọ để quét nhà, quét sân. Mẹ đựng hạt giống đầy móm lá cọ, treo lên gác bếp, để gieo cấy mùa sau. Chị tôi đan nón lá cọ, lại biết đan cả mành cọ và làn cọ xuất khẩu. Chiều chiều chăn trâu, chúng tôi rũ nhau đi nhặt những trái cọ rơi đầy quanh gốc về om, ăn vừa béo vừa bùi.
NGUYỄN THÁI VẬN
Chú giải:
-Sông Thao: tên gọi sông Hồng thuộc khu vực tỉnh Vĩnh Phú.
-Móm lá cọ: lá cọ buộc túm lại để đựng các loại quả, hạt khô.
-Om: (quả cọ, quả trám ...)ngâm trong nước ấm làm cho cùi chín bở ra.
Học sinh đọc thầm bài, khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng nhất:
1. Những từ ngữ và hình ảnh nào miêu tả vẻ đẹp của búp cọ ?
a. Thân cọ vút thẳng lên trời hai ba chục mét cao.
b. Búp cọ vuốt dài như thanh kiếm sắc vung lên.
c. Cây non vừa trồi, lá đã xoà sát mặt đát.
d. Lá cọ tròn, xoè ra nhiều phiến nhọn dài, trông xa như một rừng tay vẫy.
2.Ý nào dưới đây cho biết cây cọ gắn bó với thời thơ ấu của tác giả ?
a. Chẳng có nơi nào như sông Thao quê tôi, rừng cọ trập trùng.
b. Mùa xuân, chim chóc kéo về từng đàn.
c. Ngày ngày đến lớp, tôi đi trong rừng cọ.
d. Ngày nắng, bóng râm mát rượi.
3. Tác giả đã so sánh lá cọ giống như gì ?
a. Thanh kiếm. b. Mặt trời. c. Chiếc chổi. d. Nón lá.
4. Em hãy tìm chủ ngữ và vị ngữ trong câu: “Cha làm cho tôi chiếc chổi cọ để quét nhà, quét sân”.
Chủ ngữ:
Vị ngữ:
5. Các từ in đậm trong câu sau đây bổ sung ý nghĩa cho từ nào ?
-Búp cọ vuốt dài như thanh kiếm sắc vung lên.
B. Phần viết:
I. Chính tả: (5 đ)
Viết tựa bài và đoạn cuối trong bài “Cánh diều tuổi thơ”
(sách Tiếng Việt 4, tập 1, trang 146).
Viết đoạn từ: “Bầu trời tự do đẹp . . . nỗi khát khao của tôi”.
Bài viết
II. Tập làm văn: (5 đ)
Đề bài: Tả một đồ dùng học tập mà em yêu thích.
Hướng dẫn chấm Tiếng Việt 4.
______________________
A. Bài kiểm tra đọc:
I.Đọc thành tiếng: (5đ)
GV đánh giá cho điểm dựa vào những yêu cầu sau:
+Đọc đúng tiếng, đúng từ : 1 điểm.
(Đọc sai từ 2 đến 4 tiếng: 0,5 điểm; đọc sai quá 5 tiếng: 0 điểm).
+Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa : 1 điểm.
(Ngắt nghỉ hơi không đúng từ 2 đến 3 chỗ: 0,5 điểm; ngắt nghỉ hơi không đúng từ 4 chỗ trở lên: 0 điểm).
+Giọng đọc bước đầu có biểu cảm : 1 điểm.
(Giọng đọc chưa thể hiện rõ tính biểu cảm: 0,5 điểm; giọng đọc không thể hiện tính biểu cảm: 0 điểm).
+Tốc độ đọc đạt yêu cầu (không quá 1 phút) : 1 điểm.
(Đọc từ trên 1 phút đến 2 phút: 0,5 điểm; đọc quá 2 phút: 0 điểm).
+Trả lời đúng ý câu hỏi do GV nêu : 1 điểm.
(Trả lời chưa đủ ý hoặc diễn đạt chưa rõ ràng: 0,5 điểm; trả lời sai hoặc không trả lời được: 0 điểm).
II. Đọc thầm và làm bài tập: (5 đ)
GV yêu cầu HS đọc kĩ bài văn rồi khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng nhất với câu hỏi nêu ra; từ câu 1 đến câu 3, mỗi câu đúng được 1 điểm; câu 4 : 1 điểm (tìm được mỗi bộ phận: 0,5 điểm); câu 5: 1 điểm (nêu mỗi từ 0,5 điểm); tổng cộng 5 điểm.
*Lời giải:
Câu 1: b ; Câu 2: c ; Câu 3: b .
Câu 4: Chủ ngữ: Cha; vị ngữ: làm cho tôi chiếc chổi cọ để quét nhà, quét sân.
Câu 5: “dài” bổ sung nghĩa cho “vuốt” ; “sắc” bổ sung nghĩa cho “kiếm”.
B. Bài kiểm tra viết:
I. Chính tả: (5 đ)
Bài viết không mắc lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng, trình bày đúng đoạn văn: 5 điểm.
Mỗi lỗi chính tả trong bài viết (sai-lẫn phụ âm đầu hoặc vần, thanh; không viết hoa đúng quy định), trừ 0,5 điểm.
*Lưu ý: Nếu chữ viết không rõ ràng, sai về độ cao – khoảng cách – kiểu chữ, hoặc trình bày bẩn . . . bị trừ 1 điểm toàn bài..
II. Tập làm văn: (5 đ).
Đảm bảo các yêu cầu sau được 5 điểm:
-Viết được bài văn miêu tả đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài đúng yêu cầu đã học; độ dài bài viết từ khoảng 10 – 12 dòng;
-Viết câu đúng ngữ pháp, dùng từ đúng, không mắc lỗi chính tả;
-Chữ viết rõ ràng, trình bày bài viết sạch sẽ.
Tùy theo mức độ sai sót về ý, về diễn đạt và chữ viết, có thể cho các mức điểm: 4,5 – 4 – 3,5 – 3 – 2,5 – 2 – 1,5 – 1 – 0,5.
File đính kèm:
- KT HK1 TV4.doc