- Đọc rõ ràng, rành mạch đoạn văn ( phát âm rõ, tốc độ đọc tối thiểu 45 tiếng/phút, hiểu ý chính của đoạn (5 điểm.)
- Trả lời đúng câu hỏi về nội dung đoạn đọc được (1điểm.)
- Đọc thầm - hiểu nội dung của đoạn văn bản đã học; trả lời được câu hỏi về nội dung đoạn, bài.
Câu 1: 0,5điểm
Câu 2: 1 điểm
Câu 3: 1điểm
Câu 4: 0,5 điểm
Câu 5: 1 điểm.
7 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1681 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra định kì giữa học kì II năm học: 2013 - 2014 Môn : Tiếng Việt Trường Tiểu học Nguyễn Bá Ngọc, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
câu hỏi về nội dung đoạn đọc được (1điểm.)
- Đọc thầm - hiểu nội dung của đoạn văn bản đã học; trả lời được câu hỏi về nội dung đoạn, bài.
Câu 1: 0,5điểm
Câu 2: 1 điểm
Câu 3: 1điểm
Câu 4: 0,5 điểm
Câu 5: 1 điểm.
Viết
- Nắm được quy tắc viết hoa chữ cái đầu câu, tên riêng Việt Nam.
- Nghe - viết được bài chính tả khoảng 45 chữ trong 15 phút, không mắc quá 2 lỗi.
- Chữ viết liền mạch, rõ ràng; trình bày sạch sẽ; viết hoa đúng chữ mở đầu câu và tên riêng Việt Nam trong bài chính tả (5 điểm).
- Viết được đoạn văn tả ngắn (từ 3 đến 5 câu) kể về một con vật mà em yêu thích (5 điểm).
A. ĐỀ BÀI:
I. KIỂM TRA ĐỌC :
1/Đọc thành tiếng: Giáo viên cho học sinh bốc thăm, đọc và TLCH về nội dung đoạn của một trong các bài đọc sau trong Sách TV2, tập 2:
Bài 1: “Chuyện bốn mùa” ( Sách TV2 tập 2/4 )
Chuyện bốn mùa
Bốn nàng tiên mải chuyện trò, không biết bà Đất đã đến bên cạnh từ lúc nào. Bà vui vẻ góp chuyện :
- Các cháu mỗi người một vẻ. Xuân làm cho cây lá tươi tốt. Hạ cho trái ngọt, hoa thơm. Thu làm cho trời xanh cao, cho học sinh nhớ ngày tựu trường. Còn cháu Đông, ai mà ghét cháu được! Cháu có công ấp ủ mầm sống để xuân về cây cối đâm chồi nảy lộc. Các cháu đều có ích, đều đáng yêu.
Theo TỪ NGUYấN TĨNH
Câu hỏi : Theo lời của bà Đất, mỗi mùa có gì hay ?
Bài 2: “Ông Mạnh thắng Thần Gió ” ( Sách TV 2 tập 2/13 )
Câu hỏi : Theo lời của bà Đất, mỗi mùa có gì hay ?
Bài 2: “Ông Mạnh thắng Thần Gió ” ( Sách TV 2 tập 2/13 )
Ông Mạnh thắng Thần Gió
1. Ngày xưa, loài người chưa biết làm nhà, phải ở hang núi. Về sau, nhiều người về đồng bằng và ven biển sinh sống. Đây là nơi Thần Gió hoành hành.
2. Một hôm, Thần Gió gặp một người tên là Mạnh. Thần xô ông Mạnh ngã lăn quay. Ông lồm cồm bò dậy, nổi giận, quát :
- Thật độc ác!
Thần Gió bay đi với tiếng cười ngạo nghễ.
Câu hỏi : Thần Gió đã làm gì khiến Ông Mạnh nổi giận?
Bài 3: “Mùa xuân đến” ( Sách TV 2 tập 2/17 )
Mùa xuân đến
Hoa mận vừa tàn thì mùa xuân đến. Bầu trời ngày càng thêm xanh. Nắng vàng ngày càng rực rỡ. Vườn cây lại đâm chồi, nảy lộc. Rồi vườn cây ra hoa. Hoa bưởi nồng nàn. Hoa nhãn ngọt. Hoa cau thoảng qua. Vườn cây lại đầy tiếng chim và bóng chim bay nhảy. Những thím chích choè nhanh nhảu. Những chú khướu lắm điều. Những anh chào mào đỏm dáng. Những bác cu gáy trầm ngâm.
Câu hỏi: Dấu hiệu nào báo mùa xuân đến ?
Bài 4: “Chim sơn ca và bông cúa trắng ” ( Sách TV 2 tập 2/23 )
Chim sơn ca và bông cúc trắng
Sáng hôm sau, thấy sơn ca đã chết, hai cậu bé đặt con chim vào một chiếc hộp rất đẹp và chôn cất thật long trọng. Tội nghiệp con chim ! Khi nó còn sống và ca hát, các cậu đã để mặc nó chết vì đói khát. Còn bông hoa, giá các cậu đừng ngắt nó thì hôm nay chắc nó vẫn đang tắm nắng mặt trời.
Câu hỏi : Thấy sơn ca đã chết, hai cậu bé làm gì?
Bài 5: “Bác sĩ Sói ” ( Sách TV 2 tập 2/41 )
Bác sĩ Sói
Sói đến gần, Ngựa mới phát hiện ra. Biết là cuống lên thì chết, Ngựa bình tĩnh đợi xem Sói giở trò gì.
Sói đến gần Ngựa, giả giọng hiền lành bảo:
- Xóm bên mời ta sang khám bệnh. Ta đi ngang qua đây, nếu cậu có bệnh, ta chữa giúp cho.
Ngựa lễ phép:
- Cảm ơn bác sĩ. Cháu đau chân quá. Ông làm ơn chữa giúp cho. Hết bao nhiêu tiền, cháu xin chịu.
Câu hỏi : Sói làm gì để lừa Ngựa ?
Bài 6: “Quả tim khỉ ” ( Sách TV 2 tập 2/50 )
Quả tim khỉ
Một hôm, Cá Sấu mời Khỉ đến chơi nhà. Khỉ nhận lời, ngồi lên lưng Cá Sấu. Bơi đã xa bờ, Cá Sấu mới bảo:
- Vua của chúng tôi ốm nặng, phải ăn một quả tim khỉ mới khỏi. Tôi cần quả tim của bạn.
Khỉ nghe vậy hết sức hoảng sợ. Nhưng rồi trấn tĩnh lại, nó bảo :
- Chuyện quan trọng mà bạn chẳng bảo trước. Quả tim tôi để ở nhà. Mau đưa tôi về, tôi sẽ lấy tim dâng lên vua của bạn.
Câu hỏi : Khỉ nghĩ ra mẹo gì để thoát nạn?
Bài 7: “Voi nhà ” ( Sách TV 2 tập 2/56 )
Voi nhà
Nhưng kìa, con voi quặp chặt vòi vào đầu xe và co mình lôi mạnh chiếc xe qua vũng lầy. Lôi xong, nó huơ vòi về phía lùm cây rồi lững thững đi theo hướng bản Tun.
Thật may cho chúng tôi đã gặp được voi nhà.
Câu hỏi : Con voi đã giúp đoàn khách thế nào ?
Bài 8: “Sông Hương” ( Sách TV 2 tập 2/ 72 )
Sông Hương
Sông Hương là một bức tranh phong cảnh gồm nhiều đoạn mà mỗi đoạn đều có vẻ đẹp riêng của nó. Bao trùm lên cả bức tranh là một màu xanh có nhiều sắc độ đậm nhạt khác nhau: màu xanh thẳm của da trời , màu xah biếc của cây lá, màu xanh non của những bãi ngô, thảm cỏ in trên mặt nước.
Câu hỏi : Tìm những từ chỉ các màu xanh khác nhau của sông Hương ?
2. Đọc hiểu – Luyện từ và câu: ( 4 điểm )
Đọc thầm đoạn văn sau, trả lời câu hỏi bằng cách khoanh vào đáp án đúng nhất.
SÔNG HƯƠNG
Sông Hương là một bức tranh phong cảnh gồm nhiều đoạn mà mỗi đoạn đều có vẻ đẹp riêng của nó. Bao trùm lên cả bức tranh là một màu xanh có nhiều sắc độ đậm nhạt khác nhau: Màu xanh thẳm của da trời, màu xanh biếc của cây lá, màu xanh non của những bãi ngô, thảm cỏ in trên mặt nước.
Mỗi mùa hè tới, hoa phượng vĩ nở đỏ rực hai bên bờ. Hương Giang bỗng thay chiếc áo xanh hằng ngày thành dải lụa đào ửng hồng cả phố phường.
Những đêm trăng sáng dòng sông, dòng sông là một dòng sông lung linh giác vàng
(Theo đất nước ngàn năm)
Câu 1: Tìm những từ ngữ chỉ các màu xanh khác nhau của sông Hương?
A. Xanh thẳm, xanh biếc, xanh um
B. Xanh thẳm, xanh biếc, xanh rờn
C. Xanh thẳm, xanh biếc, xanh non
Câu 2: Vào mùa hè và vào những đêm trăng, sông Hương đổi màu như thế nào ?
A. Sông Hương thay chiếc áo xanh hằng ngày thành màu đỏ chói cả phố phường.
B. Sông Hương thay chiếc áo xanh hằng ngày thành dải lụa đào ửng hồng cả phố phường.
C. Sông Hương thay chiếc áo xanh hằng ngày thành màu đỏ tía cả phố phường.
Câu 3: Bộ phận câu được gạch dưới trong câu : “Sông Hương là dòng sông đẹp, nổi tiếng ở Huế.” Trả lời cho câu hỏi :
Ở đâu ?
Thế nào ?
Khi nào ?
Câu 4: Đặt một câu với từ đỏ rực
Câu 5: Đặt câu hỏi cho bộ phận in đậm trong câu sau:
Trâu cày rất khỏe.
II. KIỂM TRA VIẾT :
Chính tả (5 điểm )Viết chính tả ( Nghe - viết), bài Sông Hương (trong khoảng thời gian 20 phút)
Bài : Sông Hương
Mỗi mùa hè tới, hoa phượng vĩ nở đỏ rực hai bên bờ. Hương Giang bỗng thay chiếc áo xanh hằng ngày thành dải lụa đào ửng hồng cả phố phường.
Những đêm trăng sáng, dòng sông là một đường trăng lung linh dát vàng.
(Theo Đất nước ngàn năm)
2. Tập làm văn : Dựa vào các câu hỏi gợi ý sau. Hãy viết một đoạn văn ngắn (từ 3 đến 5 câu) kể về một con vật mà em yêu thích.
Con vật em định tả là con gì?
Hình dáng, màu sắc con vật đó như thể nào?
Hoạt động của con vật có gì đáng yêu?
Tình cảm của em đối với con vật đó như thế nào?
B. ĐÁP ÁN VÀ THANG ĐIỂM:
Đáp án
Hướng dẫn chấm
I. KIỂM TRA ĐỌC : 10 điểm
1. Đọc thành tiếng : 6 điểm
Bài 1: Chuyện bốn mùa.
TLCH: Xuân làm cho cây lá tươi tốt. Hạ cho trái ngọt hoa thơm. Thu làm cho trời xanh cao, cho học sinh nhớ ngày tựu trường. Đông ấp ủ mầm sống để cho xuân về cây cối đâm chồi nảy lộc.
Bài 2:
TLCH: Thần Gió đã xô ông Mạnh ngã lăn quay.
Bài 3: Mùa xuân đến.
TLCH: Dấu hiệu báo mùa xuân đến: Hoa mận tàn, bầu trời ngày thêm xanh, nắng vàng ngày càng rực rỡ, vườn cây đâm chồi nảy lộc.
Bài 4: Chim sơn ca và bông cúc trắng
TLCH: Sáng hôm sau, thấy sơn ca đã chết, hai cậu bé đặt con chim vào một chiếc hộp rất đẹp và chôn cất thật long trọng.
Bài 5: Bác sĩ Sói.
TLCH : Sói giả làm bác sĩ để khám bệng cho Ngựa.
Bài 6: Quả tim khỉ.
TLCH: Khỉ nghĩ ra cách lừa cá sấu, bảo cá sấu đưa mình trở lại bờ để lấy tim sau đó, khi đã tới bờ khỉ liền đu vút lên cành cây. Vì vậy tránh được nạn.
Bài 7: Voi nhà.
TLCH : Con voi quặp chặt vòi vào đầu xe và co mình lôi mạnh chiếc xe qua vũng lầy.
Bài 8: Sông Hương.
TLCH: Xanh thẳm, xanh biếc, xanh non.
-Đọc rõ ràng, rành mạch đoạn văn ( phát âm rõ, tốc độ đọc tối thiểu 45 tiếng/ phút, hiểu ý chính của đoạn
( Trả lời đúng câu hỏi về nội dung đoạn đọc ) được 5.5 đến 6 điểm.
-Đọc rõ ràng, tương đối rành mạch đoạn văn ( phát âm rõ, tốc độ đọc khoảng 45 tiếng/ phút) ;Trả lời đúng câu hỏi về nội dung đoạn đọc được 4.5 đến 5 điểm.
-Đọc rõ ràng, tương đối rành mạch đoạn văn ( phát âm rõ, tốc độ đọc khoảng 40 tiếng/ phút) ;Trả lời đúng câu hỏi về nội dung đoạn đọc được 3.5 đến 4 điểm.
-Đọc rõ ràng, tương đối rành mạch đoạn văn( phát âm rõ, tốc độ đọc khoảng 40 tiếng/ phút) ; Trả lời đúng nhưng chưa đầy đủ nội dung câu hỏi được 2.5 đến 3 điểm.
-Chưa đạt các yêu cầu trên như: Thiếu tiếng, phát âm chưa rõ ràng, sai dấu thanh, chưa đạt tốc độ quy định.
- chưa trả lời được câu hỏi nội dung của bài đạt từ 1 đến 2 điểm.
2. Đọc hiểu- Luyện từ và câu: 4 điểm
Câu
Đáp án
Điểm
Hướng dẫn chấm
Câu 1
C
0,5 điểm
Nếu HS khoanh vào 2 hoặc cả 3 đáp án thì không ghi điểm.
Câu 2
B
1 điểm
Câu 3
A
1 điểm
Câu 4
VD: Hoa phượng nở đỏ rực
0,5 điểm
Câu 5
Trâu cày như thế nào ?
1 điểm
II. KIỂM TRA VIẾT: ( 10 điểm)
1. Chính tả : ( 5 điểm)
Hướng dẫn chấm
Thang điểm
Bài viết không mắc lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng, đẹp đúng kĩ thuật, trình bày đúng đoạn văn.
5 điểm
Mỗi lỗi chính tả trong bài viết (sai, lẫn phụ âm đầu hoặc vần, thanh, không viết hoa đúng quy định,thiếu chữ trình bày không đúng đoạn văn)
2 lỗi trừ 0,5 điểm.
Chữ viết không rõ ràng, sai về độ cao, khoảng cách, hoặc tẩy xóa, trình bày bẩn, trình bày không đúng đoạn văn
Trừ tối đa 1 điểm toàn bài
2. Tập làm văn. ( 5 điểm)
- Học sinh viết được một đoạn văn từ 3 đến 5 kể về con vật mà mình yêu thích theo gợi ý. Các câu phải rõ nội dung yêu cầu, không sai lỗi chính tả, diễn đạt ý mạch lạc, không sai về ngữ nghĩa.
4,5-5 điểm.
- Học sinh viết đoạn văn 3-4 câu kể về con vật mà mình yêu thích theo gợi ý. Các câu tương đối rõ nội dung yêu cầu, còn sai một số lỗi chính tả, diễn đạt ý tương đối mạch lạc.
3- 4 điểm.
- HS viết được một 1-2 câu, nói về con vật mà mình yêu thích theo gợi ý. Các câu tương đối rõ nội dung yêu cầu, còn sai nhiều lỗi chính tả, diễn đạt chưa rõ ý.
- Trừ lỗi kỹ thuật toàn bài kiểm tra viết không quá 1 điểm
1-2 điểm.
Bờ Y, ngày 10 tháng 3 năm 2014
HIỆU TRƯỞNG DUYỆT KHỐI TRƯỞNG DUYỆT NGƯỜI RA ĐỀ
Bùi Thị Liển Võ Thị Duyên Hồng
File đính kèm:
- de thi gkII 1314.doc