I / KIỂM TRA ĐỌC ( 10 điểm)
* Đọc thầm và làm bài tập ( 5 điểm)
HS đọc thầm bài tập đọc “Tà áo dài Việt Nam” (SGKTV 5, tập 2 - trang 122) và khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng nhất từ câu 1 đến câu 7 và trả lời câu 8 đến câu 10.
Câu 1/ Phụ nữ Việt Nam xưa thường mặc áo lối mớ nào?
a. Lối mớ ba, mớ bảy
b. Lối mớ bảy, mớ ba
c. Lối mớ ba, mớ tám
Câu 2/ Từ đầu thế kỉ XIX áo dài phụ nữ có mấy loại?
a. Có một loại
b. Có hai loại( áo tứ thân và áo năm thân)
c. Có ba loại
Câu 3/ Áo tứ thân may mấy mảnh ghép lại?
a. May hai mảnh ghép lại
b. May ba mảnh ghép lại
c. May bốn mảnh ghép lại
Câu 4/Áo tứ thân và áo năm thân có gì khác nhau?
a. Vạt trái và vạt phải bằng nhau
b. Vạt phải gấp đôi vạt trái
c. Vạt trước phía trái may ghép từ hai thân vải, thành ra rộng gấp đôi vạt phải.
5 trang |
Chia sẻ: trangnhung19 | Lượt xem: 575 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra cuối học kì II môn Tiếng Việt khối 5 năm học: 2011 - 2012, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường: Tiểu Học Hương Long ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II
Lớp: 5/4 MÔN TIẾNG VIỆT – KHỐI 5
Họ và tên: Lê Quang Long Năm học: 2011 - 2012
Thời gian: 60 phút
( Không tính thời gian phần kiểm tra đọc thầm)
Điểm
Đọc thành tiếng:
Đọc thầm: ..
Viết:..
Lời phê của GV
GV coi:
GV chấm:
I / KIỂM TRA ĐỌC ( 10 điểm)
* Đọc thầm và làm bài tập ( 5 điểm)
HS đọc thầm bài tập đọc “Tà áo dài Việt Nam” (SGKTV 5, tập 2 - trang 122) và khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng nhất từ câu 1 đến câu 7 và trả lời câu 8 đến câu 10.
Câu 1/ Phụ nữ Việt Nam xưa thường mặc áo lối mớ nào?
a. Lối mớ ba, mớ bảy
b. Lối mớ bảy, mớ ba
c. Lối mớ ba, mớ tám
Câu 2/ Từ đầu thế kỉ XIX áo dài phụ nữ có mấy loại?
a. Có một loại
b. Có hai loại( áo tứ thân và áo năm thân)
c. Có ba loại
Câu 3/ Áo tứ thân may mấy mảnh ghép lại?
a. May hai mảnh ghép lại
b. May ba mảnh ghép lại
c. May bốn mảnh ghép lại
Câu 4/Áo tứ thân và áo năm thân có gì khác nhau?
a. Vạt trái và vạt phải bằng nhau
b. Vạt phải gấp đôi vạt trái
c. Vạt trước phía trái may ghép từ hai thân vải, thành ra rộng gấp đôi vạt phải.
Câu 5/ Áo dài cổ truyền được cải tiến vào năm nào của thế kỷ mấy?
a. Năm 20 của thế kỷ XIX
b. Năm 30 của thế kỷ XX
c. Năm 10 của thế kỷ XXI
Câu 6. Áo dài tân thời là sự kết hợp hài hòa giữa?
a. Phong cách dân tộc tế nhị, kín đáo
b. Phong cách phương Tây hiện đại, trẻ trung
c. Cả hai ý trên.
Câu 7/ Dấu phẩy trong câu “Thân nó xù xì, gai góc, mốc meo” có tác dụng gì?
a. Ngăn cách trạng ngữ với chủ ngữ và vị ngữ.
b. Ngăn cách các vế câu.
c. Ngăn cách các từ cùng làm vị ngữ.
d. Tất cả các ý trên.
Câu 8/ Đặt dấu hai chấm vào chỗ thích hợp trong câu sau:
Lan đã chuẩn bị đầy đủ dụng cụ học tập bút, thước, sách, vở.
Câu 9/ Viết tiếp một vế câu để dòng sau thành câu ghép.
Nhờ Thầy giáo thường xuyên chỉ bảo, giúp đỡ mà .
Câu 10/ Tìm và viết câu thành ngữ, tục ngữ thích hợp với nghĩa của câu sau:
Lớp trước già đi, có lớp sau thay thế.( Tre già măng mọc )
...........................................................................................................................................................................................................................................................................................
II/ KIỂM TRA VIẾT (10 điểm)
1/ Chính tả (5 điểm)
Học sinh nghe viết bài “Cô gái của tương lai” SGK,Tiếng Việt 5, tập 2, trang 118.
2/ Tập làm văn: (5 điểm)
Đề bài:
Tả một người ở địa phương em sinh sống ( Chú công an, chú dân phòng, bác tổ trưởng, bà cụ bán hàng,.)
ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM CUỐI HK II
MÔN: TIẾNG VIỆT – KHỐI 5
NĂM HỌC : 2011 -2012.
A/ KIỂM TRA ĐỌC (10 điểm)
I / Đọc thành tiếng (5 điểm)
II/ Đọc thầm và làm bài tập (5 điểm)
Mỗi câu đúng được (0,5 điểm)
Câu 1/ a . Lối mớ ba, mớ bảy
Câu 2/ b. Có hai loại
Câu 3/ a. May hai mảnh ghép lại
Câu 4/ c. Vạt trước phía trái may ghép từ hai thân vải, thành ra rộng gấp đôi vạt phải.
Câu 5/ b. Năm 30 của thế kỷ XX
Câu 6/ c. Cả hai ý trên.
Câu 7/ c. Ngăn cách các từ cùng làm vị ngữ.
Câu 8/ Lan đã chuẩn bị đầy đủ dụng cụ học tập: bút, thước, sách, vở.
Câu 9/ VD: Nhờ cô giáo thường xuyên chỉ bảo, giúp đỡ mà bạn Nam học tập tiến bộ hơn
Câu 10/ Tre già, măng mọc
B/ Kiểm tra viết ( 10 điểm )
1/ Chính tả ( 5 điểm )
Bài viết không mắc lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng, trình bày đúng đoạn văn (5 điểm)
Mỗi lỗi chính tả trong bài viết (sai lẫn phụ âm đầu hoặc vần, thanh, không viết hoa đúng quy định) trừ 0,5 điểm/ 1 lỗi
*Lưu ý: nếu viết chữ không rõ ràng, sai về độ cao, khoảng cách, kiểu chữ hoặc trình bày bẩn,bị trừ 1 điểm toàn bài.
2/ Tập làm văn ( 5 điểm )
+ Đảm bảo các yêu cầu sau được 5 điểm.
- Viết bài văn đủ các phần: Mở bài, thân bài, kết bài, đúng yêu cầu đã học, bài viết dài 15 câu trở lên
Viết câu đúng ngữ pháp, dùng từ đúng không mắc lỗi chính tả.
Chữ viết rõ ràng, trình bày bài viết sạch sẽ.
+ Tùy theo trình độ sai sót về ý, về diễn đạt và chữ viết. GV có thể cho các mức điểm (4,5 ; 4 ; 3,5 ; 3 ; 2,5 ; 2 ; 1,5 ; 1 ; 0,5).
File đính kèm:
- De kiem tra HK mon Tieng Viet.doc