Đề kiểm định chất lượng học sinh giỏi môn Vật Lí Lớp 6 - Năm học 2013-2014 - Trường THCS Bình Thuận

Bài 1: (4 điểm) Người bán đương có một chiếc cân đĩa mà hai cánh cân không bằng nhau và một bộ quả cân. Trình bài cách để :

a/ Cân đúng 1kg đường.

b/Cân một gói hàng (khối lượng không vượt quá giới hạn đo của cân).

Bài 2: (3 điểm) Mai có 1,6 kg xăng. Hằng đưa cho Mai một cái can 1,7lít để đựng . Cái can đó có chứa hết xăng không ? Vì sao ? Biết dầu có khối lượng riêng là 800 kg/m3.

Bài 3 : (6 điểm) Một mẩu hợp kim thiếc-chì có khối lượng m=664g có khối lượng riêng D=8,3g/cm3. Hãy xác định khối lượng của thiếc và chì có trong hợp kim.Biết khối lượng riêng của thiếc là D1=7,3g/cm3,chì D2=11,3g/cm3 và coi rằng thể tích của hợp kim bẳng tổng thể tích các kim loại thành phần.

Bài 4 : (3 điểm) Có 3 chiếc can, can 1 chứa 10 lít nước, can 2 ghi 8lit, can 3 ghi 5 lit. làm thế nào để can 1 chỉ còn 7 lit nước.

Bài 5 : (4 điểm) Người ta hòa vào trong 1 lit nước 80 gam muối. em hãy tính khối lượng riêng của dung dịch nước muối nói trên( thể tích hỗn hợp không thay đổi so với thể tích nước ban đầu

 

doc6 trang | Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 674 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm định chất lượng học sinh giỏi môn Vật Lí Lớp 6 - Năm học 2013-2014 - Trường THCS Bình Thuận, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
iữa F và chiều dài l. b. Nếu dùng mặt phẳng nghiêng có chiều dài 4 mét thì lực kéo là bao nhiêu. c. Nếu chỉ dùng lực kéo 10 N thì ta phải chọn mặt phẳng nghiêng có chiều dài bằng bao nhiêu. Câu 4. Một học sinh cho rằng ròng rọc hoạt động dựa trên nguyên tắc đòn bẩy, theo em điều đó đúng không? ------------------------- Hết -------------------------- ĐỀ SỐ 5 Câu 1: Có 20 Viên sỏi người ta dùng cân Roobecvan để cân ,đặt 20 viên sỏi lên đĩa cân bên phải , còn đĩa cân bên trái gồm cố 2 quả cân 1 kg,1 quả cân 500 g 1 quả cân 50g , 2 quả cân 20 g và 1 quả cân 5 g .Sau đó người ta bỏ 20 viên sỏi đó vào bình chia độ lúc đầu mực nước trong bình chia độ là 4000 ml sau khi thả các viên sỏi vào bình chia độ thì mực nước là 5000 ml . a , Tính khối lượng của 20 viên sỏi ? b , Tính thể tích của 20 viên sỏi ? c ,Tính khối lượng riêng của sỏi? Câu 2: Một học sinh muốn nâng một thùng gỗ có khối lượng 30kg từ mặt đất lên dộ cao 1m. a . Nếu dùng tay trực tiếp nâng vật thì học sinh đó dùng một lực tối thiểu là bao nhiêu? b. Nếu dùng một tấm ván để làm mặt phẳng nghiêng cao 1m, dài 2m thì học sinh đó chỉ cần dùng một lực nhỏ nhất bằng bao nhiêu? (Bỏ qua ma sát giữa vật và mặt phẳng nghiêng). c. Nếu học sinh này muốn chỉ dùng một lực có độ lớn bằng 1/2 độ lớn của lực ở câu b. thì có thể dùng tấm ván dài bao nhiêu mét? (Bỏ qua ma sát giữa vật và mặt phẳng nghiêng). Câu 3: Mai có 1,6 kg cồn. Hằng đưa cho Mai 1 cái can 1,5 l để đựng . Cái can đó có chứa hết dầu không ? Vì sao ? Biết dầu có khối lượng riêng là 790 kg/m3. Câu 4 Nên sử dụng hệ thống ròng rọc nào trong hai hệ thống ròng rọc sau (Hình a hoặc b) để đưa vật m lên cao ? Giải thích ? Hình a Hình b Câu 5. Người ta đo thể tích của một lượng khí ở các nhiệt độ khác nhau và thu được kết quả sau: Nhiệt độ( 0C) 0 20 40 60 80 100 Thể tích( lít) 2 2,2 2,4 2,6 2,8 3 Hãy vẽ đường biểu diễn sự phụ thuộc của thể tích vào nhiệt độ và nhận xét gì về hình dạng của đường biểu diễn này. ------------------------- Hết -------------------------- ĐỀ SỐ 6 Câu 1 : ( 4 điểm ) Một vật có khối lượng 600g treo vào một sợi dây cố định. Giải thích vì sao vật đứng yên? Cắt sợi dây, vật rơi xuống. Giải thích vì sao? Câu 2 : (4 điểm ) a, Viết công thức tính khối lượng của vật theo khối lương riêng? b,Vận dụng : Một thanh sắt có thể tích là 5 dm3 và có khối lượng riêng là 7800kg/m3 .Hãy tính khối lượng của thanh sắt đó? Câu 3 ( 4 điểm ) Bốn người cùng kéo một vật có trọng lượng là 2000 N lên cao theo phương thẳng đứng, lực kéo của mỗi người là 400 N . Hỏi bốn người đó có thực hiện được công việc không? Tại sao? Câu 4 ( 4 điểm ) Cho một quả bóng bàn, hai vỏ bao diêm, một thước nhựa khoảng 20cm chia tới mm. Hãy xác định đường kính của quả bóng bàn? (chỉ nêu cách làm không cần làm thí nghiệm) Câu 5 ( 4 điểm ) a/Hãy tính khối lượng và trọng lượng của một khối đá. Cho biết khối đá có thể tích là 520dm3 và khối lượng riêng của của đá là 2600kg/m3 b/Tính trọng lượng riêng của khối đá ------------------------- Hết -------------------------- ĐỀ SỐ 7 Câu 1: (6 điểm) a. Đổ 1 lít nước vào 0,5 lít rượu rồi khuấy đều ta thấy thể tích của hỗn hợp giảm 0,4% thể tích tổng cộng của các chất thành phần. Tính khối lượng riêng của hỗn hợp biết khối lượng riêng của nước và rượu lần lượt là D1 = 1000kg/m3; D2 = 800kg/m3 b. Có 6 thùng mỳ trong đó có 1 thùng kém chất lượng nên mỗi gói nhẹ hơn khối lượng chuẩn 75g và chỉ nặng 70g. Với một cân đồng hồ thật nhạy và với chỉ một lần cân hãy tìm ra thùng kém chất lượng. Câu 2: (4 điểm) Một vật có khối lượng 180kg. a. Tính trọng lượng của vật. b. Nếu kéo vật lên cao theo phương thẳng đứng thì lực kéo bằng bao nhiêu? c. Nếu kéo vật lên bằng hệ thống palăng 3R2 cố định 3R2 động thì lực kéo vật bằng bao nhiêu? d. Nếu kéo vật rắn trên mặt phẳng nghiêng có chiều dài 12m, chiều cao 3m thì lực kéo là bao nhiêu? Câu 3: (5 điểm) Người ta thả một thỏi đồng nặng 0,4kg ở nhiệt độ 80oC vào 0,25kg nước ở nhiệt độ 18oC. Hãy xác định nhiệt độ khi nó cân bằng nhiệt. Biết rằng cứ 1kg đồng, 1kg nước tăng lên hoặc giảm đi 1 độ thì cần cung cấp hoặc giảm đi một nhiệt lượng là đồng 400J, nước 4200J. Câu 4: (5 điểm) Hai thanh sắt và đồng có cùng một chiều dài là 1m ở 25oC biết rằng khi nóng lên 1oC thì thanh đồng dài thêm 0,000018 chiều danh thanh ban đầu, thanh sắt dài thêm 0.000012 chiều dài thanh ban đầu. Hỏi chiều dài của thanh sắt dài hơn thanh đồng bao nhiêu khi nung nóng cả hai thanh lên 150oC. ------------------- Hết ----------------------- ĐỀ SỐ 8 Câu 1 ( 2,5 đ ). a) Một con trâu nặng 1,5 tạ sẽ nặng bao nhiêu niutơn? b) 40 thếp giấy nặng 36,8 niutơn. Mỗi thếp giấy có khối lượng bao nhiêu gam. c) Một vật có khối lượng m= 67g và thể tích V=26cm3. Hãy tính khối lượng riêng của vật đó ra g/cm3; kg/m3. Câu2.(2đ) Biết độ dài của mặt phẳng nghiêng lớn hơn độ cao bao nhiêu lần thì lực dùng để kéo vật  lên cao có thể nhỏ hơn trọng lượng của vật bấy nhiêu lần. Muốn kéo mộtvật nặng 2000N lên cao 1,2m với lực kéo 500N thì phải dùng mặt phẳng nghiêng có độ dài là bao nhiêu?  Câu 3. ( 1.5 đ ). Có người giải thích quả bóng bàn bị bẹp (không bị thủng), khi được nhúng vào nước nóng sẽ phồng lên như cũ vì vỏ bóng bàn gặp nóng nở ra và bóng phồng lên. Cách giải thích trên là đúng hay sai? Vì sao? Em hãy đưa ra một ví dụ chứng tỏ cách giải thích của mình. Câu 4: (2 đ ) Tại sao khi nhúng bầu nhiệt kế vào cốc nước nóng thì mực thuỷ ngân lúc đầu hạ xuống một ít rồi sau đó mới dâng lên cao? Câu 5 . (2 đ ) Có 5 đồng tiền xu, trong đó có 4 đồng thật có khối lượng khác tiền giả, và 1 đồng giả. Hãy nêu cách để lấy được một đồng tiền thật sau 1 lần cân Câu 6: (2 đ ) Vì sao càng lên cao trọng lượng của vật càng giảm, còn khối lượng thì không thay đổi? Câu 7(3 đ ): Cấu tạo của nhiệt kết Y tế có đặc điểm gì? Cấu tạo như vậy có tác dụng gì ? Câu 8 (5 đ ): 1 0 2 3 4 6 5 7 phút 2 4 6 -2 -4 0C Hình vẽ bên là đường biểu diễn sự thay đổi nhiệt độ theo thời gian của một chất. Hãy cho biết: a) Từ phút 0 đến phút thứ 1 đường biểu điễn có đặc điểm gì? chất này đang ở thể nào? Từ phút 1 đến phút thứ 4 đường biểu điễn có đặc điểm gì. chất này đang ở thể nào? Từ phút 4 đến phút thứ 7 đường biểu điễn có đặc điểm gì. chất này đang ở thể nào? b) Chất này là chất gì? Vì sao? ------------------------- Hết -------------------------- ĐỀ SỐ 9 Câu 1.Thả chìm một vật bằng kim loại vo bình chia độ thì mực nước trong bình từ mức 200cm3 dâng lên đến vạch 350cm3 . Treo vật vào lực kế thì lực kế chỉ 3,75N. a ) Tính thể tích của vật . b ) Tìm khối lượng riêng và trọng lượng riêng của vật . Câu 2. Một vật nặng được treo thẳng đứng vào một lò xo . Chiều dài tự nhiên của lò xo là 17cm . a) Sau khi treo vật nặng thì chiều dài của lò xo là 20cm.Biết 1N làm lò xo giãn 1,5cm. Tìm khối lượng vật nặng ? b) Khi vật nặng đứng yên có những lực nào tác dụng lên vật ? Kể tên , nêu phương và chiều của những lực đó . c) Tìm độ lớn của lực đàn hồi tác dụng lên vật khi đứng yên . d) Nếu lò xo bị đứt vật nặng sẽ như thế nào ? Tại sao ? Nước Không khí Câu 3 a) Một bình thủy tinh cố đậy nút, trong đó chứa một nửa nước và một nửa không khí. Hỏi mực nước trong bình như thế nào khi nó nóng lên hay lạnh đi? Và giải thích tại sao b) Một bình chia độ chứa 25ml thuỷ ngân ở 200C. Khi đun nóng bình này lên 1500C thì thể tích thuỷ ngân trong bình đo được là 25,585ml. Hỏi thể tích tăng thêm do nhiệt của của 1ml thuỷ ngân khi nhiệt độ tăng thêm 100C là bao nhiêu? Giả sử thể tích bình tăng lên không đáng kể. Câu 4: Một vật nặng được treo thẳng đứng vào một lò xo . Chiều dài tự nhiên của lò xo là 15cm . a) Sau khi treo vật nặng thì chiều dài của lò xo là 19,5cm.Biết 1N làm lò xo giãn 1,5cm. Tìm khối lượng vật nặng ? b) Khi vật nặng đứng yên có những lực nào tác dụng lên vật ? Kể tên , nêu phương và chiều của những lực đó . c) Tìm độ lớn của lực đàn hồi tác dụng lên vật khi đứng yên . d) Nếu lò xo bị đứt vật nặng sẽ như thế nào ? Tại sao ? ------------------------- Hết -------------------------- ĐỀ SỐ 10 Câu 1: a) Một quyển vở đặt trên mặt bàn nằm ngang, có những lực nào tác dụng lên quyển vở? Chỉ rõ phương, chiều và độ lớn của các lực đó. Biết quyển vở có khối lượng 100g. b) Chiều dài của lò xo khi treo một quả cầu là l1 = 30cm. Còn chiều dài của nó khi ta treo 5 quả cầu giống hệt thế là l2 = 38cm. Hỏi chiều dài tự nhiên của lò xo (khi chưa treo vật) là bao nhiêu? Câu 2: a) Lấy một lon nước ngọt từ tủ lạnh ra và đặt trong một phòng ấm. Sau một thời gian thấy những giọt nước lấm tấm ở ngoài thành lon. Để một lúc những giọt nước lấm tấm này biến mất. Hãy giải thích tại sao? b) Nếu dùng một cái cái chai đựng đầy nước thì khối lượng nước trong chai là 21,5kg. Hỏi nếu dùng chai này đựng đầy thủy ngân thì khối lượng của thủy ngân trong chai là bao nhiêu? Biết khối lượng riêng của nước và thủy ngân lần lượt là 1000kg/m3 và 13600kg/m3. Câu 3: a) Hãy tính khối lượng riêng của một khối đồng thau (đồng pha kẽm) biết đồng có khối lượng 17,8kg và kẽm có khối lượng 35,5kg. Cho biết khối lượng riêng của đồng là 8900kg/m3 và kẽm là 7100kg/m3. b) Người ta thả một vật không thấm nước vào trong một bình chia độ thì thấy phần chìm chiếm thể tích của vật. Hỏi thể tích của vật bằng bao nhiêu? Bết mực nước trong bình khi chưa thả vật và khi thả vật ở các vạch tương ứng là 100cm3 và 160cm3 Câu 4: Thả một vật bằng kim loại vo bình chia độ thì mực nước trong bình từ mức 150cm3 dâng lên đến vạch 400cm3 . Treo vật vào lực kế thì lực kế chỉ 6,75N. a ) Tính thể tích của vật . b ) Tìm khối lượng riêng và trọng lượng riêng của vật . ----------Hết---------- Bài tập khó : Câu 1: Hãy tính thể tích V, khối lượng m, khối lượng riêng D của một vật rắn biết rằng: khi thả nó vào một bình đầy nước thì khối lượng của cả bình tăng thêm là m1 = 21,75 gam, còn khi thả nó vào một bình đầy dầu thì khối lượng của cả bình tăng thêm là m2 = 51,75 gam (Trong cả hai trường hợp vật đều chìm hoàn toàn). Cho biết khối lượng riêng của nước là D1= 1g/cm3, của dầu là D2 = 0,9g/cm3.

File đính kèm:

  • docMot so de thi hoc sinh gioi vat ly 6.doc