Câu 1 (1,5 điểm) : Nhớ - viết lại một đoạn văn xuôi em đã thuộc trong một bài tập đọc đã học (khoảng 3 đến 4 dòng, chú ý chính tả và dấu câu)
Câu 2 (1 điểm) : Cho các từ : “tươi tắn, tươi tốt, bực tức, tức tối, lành mạnh, lành lặn, hỏi han, học hỏi”. Trong các từ đó, từ nào là từ ghép ?
Câu 3 (1 điểm) : Giải thích rồi đặt câu với thành ngữ : “một nắng hai sương”
Câu 4 (1,5 điểm) : Xác định thành phần trạng ngữ, chủ ngữ, vị ngữ trong các câu sau:
a) Chỉ sau ba tháng, nhờ siêng năng, cần cù, Tuấn được xếp loại giỏi môn Tiếng Việt.
b) Những chiếc thuyền đánh cá nhoè dần trong muôn ngàn tia phản chiếu chói chang trên mặt biển bao la rực rỡ ánh vàng buổi sớm.
Câu 5 (5 điểm) : ngày mai tôi Tập làm văn: Phần lập dàn bài chi tiết 1 điểm và bài viết 4 điểm)
Tả hình dáng và tính tình của cô giáo (hoặc thầy giáo) chủ nhiệm của lớp em trong năm học nầy.
(Chú ý:
a) Học sinh được miễn chép lại đề, làm câu nào trước cũng được.
b) Lập một dàn bài chi tiết ngay trên giấy thi. Không trừ điểm trình bày trong phần lập dàn bài chi tiết nên học sinh có thể thêm bớt, viết nháp nhanh trong phần nầy. Nếu nháp dàn bài ở ngoài rồi mới viết vào giấy thi sẽ tốn thời gian.
c) Phần bài văn : viết 20 đến 25 dòng
9 trang |
Chia sẻ: trangnhung19 | Lượt xem: 596 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề khảo sát tiếng Việt học sinh giỏi lớp năm - Giữa kì I năm 2000 - 2001, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ững ... cá. Vị ngữ : nhoè ... chang Trạng ngữ: trên... sớm.
Câu 5: Lập dbct đúng cách (liệt kê ý hoặc liệt kê từ) : 1 điểm. Em nào lập dbct bằng cách làm nháp sự diễn ý, đối chiếu thấy giống câu chữ trong bài làm từ 50% trở lên thì 0 điểm. Nói chung, không căn cứ lượng chữ mà qua dbct để đánh giá em đó biết hay không biết cách lập dbct. Biết thì 1 điểm, không biết: 0 điểm.
Bài văn : 4 điểm: Căn cứ 3 yêu cầu chính để chấm:
a) Đúng thể loại văn miêu tả, tả người: phải tả hình dáng và tính tính chứ nếu chỉ phát biểu cảm tưởng thì xem như lạc đề.
b) Bố cục rõ ràng, hợp lí (cân đối), mạch lạc, đảm bảo số dòng qui định.
c) Làm rõ một số nét tiêu biểu về hình dáng, cách ăn mặc... Biết thông qua những biểu hiện về tác phong, cử chỉ, hành động, lời nói cụ thể để làm nổi bật tính tình.
Biểu điểm: 4 điểm - Không cho điểm thập phân.
+ Điểm 4: Đạt 3 yêu cầu trên. Biết sử dụng những từ ngữ gợi cảm, gợi tả (tượng thanh, tượng hình...) viết câu trôi chảy, liên kết. Sai không quá 4 lỗi diễn đạt (chính tả, dùng từ, đặt câu). Vận dụng văn mẫu chứ không chép máy móc theo văn mẫu.
+ Điểm 3: Đảm bảo yêu cầu a,b. Yêu cầu c ở mức khá. Mắc không quá 5 lỗi diến đạt.
+ Điểm 2: Đạt yêu cầu a. Viết được từ 12 dòng trở lên. nghèo ý tưởng, chưa làm nổi bật các ý chính. Sai không quá 8 lỗi điễn đạt.
+ Điểm 1: Đạt yêu cầu a. Các yêu cầu b,c chưa đạt. Bài chưa viết xong nhưng phần đã viết đảm bảo yêu cầu a. Mắc trên 10 lỗi diễn đạt.
+ Điểm 0 : lạc đề, chưa làm bài văn hoặc mới viết được khoảng 3-5 dòng rồi bỏ dở.
Điểm trình bày: Trừ 0,25 đến 1 điểm trên toàn bài thi về các lỗi viết chữ xấu, cẩu thả, bỏ bằng cách “huậy huậy” chứ không gạch bằng thước, dùng bút xoá.
Phân tích chi tiết bài kiểm tra Tiếng Việt
(kiểm tra chất lượng hsg lớp 5 lần thứ nhất: 26/11/2002)
Câu số
Các dạng kiến thức, kĩ năng
Điểm chuẩn
Đạt tối đa
Điểm 0
SL
TL
SL
TL
1
a) Kí ức, văn liệu
0,5
b) Chính tả
0,5
c) Tự điền dấu câu
0,5
2
Vốn từ ghép- phân loại từ ghép
1
3
a) Giải thích thành ngữ
0,5
b) Đặt câu với thành ngữ
0,5
4
a) Kĩ năng viết câu hội thoại
0,5
b) Dùng hô ngữ trong câu
0,5
c) Câu rút gọn
0,5
5
a) Lập dbct
1
b) Bài văn
4đ
3đ
2đ
1đ
0đ
Số lượng
Tỉ lệ
Điểm toàn bài:
TS bài
0-2,5
3-4,5
5-6,5
7-8,5
9-10
ý kiến của giám khảo: 1) Cần bồi dưỡng lại các dạng kiến thức kĩ năng nào:
2) Các đề nghị khác về nội dung, phương pháp bồi dưỡng, cách thức kiểm tra đợt 2:
Giám khảo (kí, ghi rõ họ tên)
Phân tích chi tiết bài kiểm tra Toán
(kiểm tra chất lượng hsg lớp 5 lần thứ nhất: 25/11/2000)
Câu số
Các dạng kiến thức, kí năng
Điểm chuẩn
Đạt tối đa
Điểm 0
SL
TL
SL
TL
1
a) Số tự nhiên
0,5
b) Phân tích số chẵn
0,5
c) Phân tích số lẽ
0,5
2
a) Thực hiện dãy tính không ngoặc đơn
1,0
b) Dãy tính có ngoặc đơn
1,0
3
a) Một số nhân với 1 tổng
0,5
b) Cộng số tròn trăm
0,5
c) Chuyển phép tính (+) sang phép (x)
0,5
4
a) Tìm số trang sách từ phép cấu tạo số
1,5
b) Tìm số chữ số
0,5
5
a) Kỹ năng lập sơ đồ đoạn thẳng
0,5
b) Thực hiện phép tính tổng tỉ
1,0
c) Thực hiện phép tính tổng hiệu
1,5
b) Bài số 5
3đ
2,5đ
2đ
1,5đ
1đ
0,5đ
0 đ
Số lượng
Tỉ lệ
Điểm toàn bài:
TS bài
0-2,5
3-4,5
5-6,5
7-8,5
9-10
ý kiến của giám khảo: 1) Cần bồi dưỡng lại các dạng kiến thức kĩ năng nào:
2) Các đề nghị khác về nội dung, phương pháp bồi dưỡng, cách thức kiểm tra đợt 2:
Giám khảo (kí, ghi rõ họ tên)
Đề khảo sát tiếng việt học sinh giỏi lớp năm - GKI 00-01
(Thời gian làm bài : 90 phút)
Câu 1 (1,5 điểm) : Nhớ - viết lại một đoạn văn xuôi em đã thuộc trong một bài tập đọc đã học (khoảng 3 đến 4 dòng, chú ý chính tả và dấu câu)
Câu 2 (1 điểm) : Cho các từ : “tươi tắn, tươi tốt, bực tức, tức tối, lành mạnh, lành lặn, hỏi han, học hỏi”. Trong các từ đó, từ nào là từ ghép ?
Câu 3 (1 điểm) : Giải thích rồi đặt câu với thành ngữ : “một nắng hai sương”
Câu 4 (1,5 điểm) : Xác định thành phần trạng ngữ, chủ ngữ, vị ngữ trong các câu sau:
a) Chỉ sau ba tháng, nhờ siêng năng, cần cù, Tuấn được xếp loại giỏi môn Tiếng Việt.
b) Những chiếc thuyền đánh cá nhoè dần trong muôn ngàn tia phản chiếu chói chang trên mặt biển bao la rực rỡ ánh vàng buổi sớm.
Câu 5 (5 điểm) : ngày mai tôi Tập làm văn: Phần lập dàn bài chi tiết 1 điểm và bài viết 4 điểm)
Tả hình dáng và tính tình của cô giáo (hoặc thầy giáo) chủ nhiệm của lớp em trong năm học nầy.
(Chú ý:
a) Học sinh được miễn chép lại đề, làm câu nào trước cũng được.
b) Lập một dàn bài chi tiết ngay trên giấy thi. Không trừ điểm trình bày trong phần lập dàn bài chi tiết nên học sinh có thể thêm bớt, viết nháp nhanh trong phần nầy. Nếu nháp dàn bài ở ngoài rồi mới viết vào giấy thi sẽ tốn thời gian.
c) Phần bài văn : viết 20 đến 25 dòng
======================
Đề khảo sát tiếng việt học sinh giỏi lớp năm - GKI 02-03
(Thời gian làm bài : 90 phút)
Câu 1 (1,5 điểm) : Nhớ - viết lại một đoạn văn xuôi em đã thuộc trong một bài tập đọc học ở tuần nầy hoặc tuần trước (khoảng 3 đến 4 dòng giấy vở, chú ý chính tả và dấu câu)
Câu 2 (1 điểm) : a) Hãy tìm 6 từ ghép, trong đó có tiếng "bạn", ví dụ : "bạn bè".
b) Trong các từ đó, các từ nào là từ ghép có nghĩa tổng hợp ?
Câu 3 (1 điểm) : Giải thích rồi đặt một câu với thành ngữ : “lá lành đùm lá rách”.
Câu 4 (1,5 điểm) : Em đến hiệu sách mua một cuốn sách. Hãy viết lại đoạn văn hội thoại giữa em với người bán sách. (viết khoảng 4 đến 6 câu hội thoại, trong đó có 1 đến 2 câu có dùng hô ngữ, 1 đến 2 câu rút gọn, nhớ gạch chân câu rút gọn)
Câu 5 (5 điểm) : ngày mai tôi Tập làm văn:
Tả quang cảnh trường em lúc tan học.
(Chú ý:
a) Học sinh được miễn chép lại đề, làm câu nào trước cũng được.
b) Lập một dàn bài chi tiết ngay trên giấy thi. Không trừ điểm trình bày trong phần lập dàn bài chi tiết nên học sinh có thể thêm bớt, viết nháp nhanh trong phần nầy. Đừng nháp dàn bài ở ngoài rồi mới viết vào giấy thi sẽ tốn thời gian.
c) Phần bài văn : viết 20 đến 25 dòng
Hướng dẫn chấm môn Tiếng Việt (HSG )
Câu 1: (1,5 điểm) Nếu đoạn văn của hs không phải trích trong các bài tập đọc đã học thì không cho điểm (xem như lạc đề). Cho 3 phân điểm sau: + Đủ 3 dòng, nếu viết trên 3 dòng thì chỉ chấm trong 3 dòng đầu. Trong 3 dòng đó, có thể thiếu từ hoặc câu nhưng vẫn giữ được tính liên kết của đoạn thì được 0,5 đ về kĩ năng kí ức & tích luỹ văn liệu . + Đúng chính tả hoàn toàn : 0,5 điểm. Có sai, dù nửa lỗi: 0 điểm. Nên áp dụng cách trên lúc bồi dưỡng. (nếu viết trên 3 dòng thì chỉ bắt chính tả trong 3 dòng đầu) + Ghi dấu câu đúng hoặc tương đối hợp lí: 0,5 đ
Câu 2: 1đ: a) Tìm thêm được 4-6 từ : được 0,5 điểm. (bạn bè, bạn hữu, bè bạn, bầu bạn, bạn học, bạn đường, bạn thân). Tất cả các trường hợp khác đều 0 điểm. (Đây là cách chấm thường thấy trong các kì thi hsgiỏi của Sở. Đây là điều cần chú ý trong bồi dưỡng, hoặc đúng hoàn toàn, hoặc mất điểm. Do đó, nếu giao sách nâng cao (như sách "Luyện tập cảm thụ văn học"... cho hs "xem" mà không yêu cầu "viết" lại câu trả lời thì không chắc. b) Phân loại đúng các từ ghép tổng hợp trong các từ đã tìm : 0,5đ. Có sai : 0 đ.
Câu 3: 1đ: + Nghĩa đen: khi dùng lá (hoặc giấy...) để gói một vật gì đó thì nên để lá lành bên ngoài lá rách. Nghĩa bóng: ý khuyên người trong một tập thể, trong một nước phải giúp đỡ, đùm bọc lẫn nhau. Đúng ra hs phải giải thích nghĩa đen trước rồi mới suy ra nghĩa bóng. Bồi dưỡng như thế mới chắc. Nhưng trong bài nầy, chỉ cần hs giải thích đúng một trong 2 nghĩa đó: 0,5 điểm
+ Đặt câu với thành ngữ : 0,5 điểm + Em nào đặt câu với thành ngữ bằng cách giải thích thành ngữ đó thì không cho điểm, ví dụ: “Lá lành đùm lá rách ý chỉ ....”
Câu 4: 1,5đ : Câu nầy trong SGK, không giảm tải. Trong lúc dạy phải buộc hs viết thực sự chứ không chỉ trả lời miệng, như thế mới chắc. Viết được từ 4 câu trở lên có tính liên kết thì cho 0,5đ. (thường là những câu hội thoại trực tiếp, có gạch ngang đầu dòng).
Có ít nhất 1 câu có dùng hô ngữ : 0,5đ. Có ít nhất 1 câu rút gọn : 0,5đ.
Câu 5: Lập dbct đúng cách (liệt kê ý hoặc liệt kê từ) : 1 điểm. Em nào lập dbct bằng cách làm nháp sự diễn ý, đối chiếu thấy giống các câu trong bài làm thì 0 điểm. Nói chung, không căn cứ lượng chữ mà qua dbct để đánh giá em đó biết hay không biết cách lập dbct. Biết thì 1 điểm, không biết: 0 điểm. Lúc soạn dbct TLV, GV thử áp dụng cách sau : đọc thầm một bài văn mẫu, trích ghi ra khoảng 10-20 từ hay hoặc từ mà mình không thể tự nhớ lại được nếu không đọc văn mẫu. Dùng hết hoặc dùng một số trong các từ đó... để nói lại bài văn theo cách riêng của mình, nếu viết lại càng tốt. Đây là một trong các cách mà GS Vũ Ngọc Khánh khuyên nên sử dụng để bồi dưỡng (và phụ đạo) cho học sinh. (xem : "Bí quyết giỏi văn" ). (thực hiện nhiều lần rồi hẳn đánh giá biện pháp đó)
Bài văn : 4 điểm: Năm qua, PGD đã ra y một đề đã học (tả cô giáo). Nay ra đề tham khảo (trang 131 SGK, hs sẽ vận dụng các bài đã học, các bài văn mẫu đã đọc sẽ làm được.)
Căn cứ 3 yêu cầu chính để chấm:
a) Đúng thể loại văn miêu tả, tả cảnh sinh hoạt: phải miêu tả chứ nếu chỉ phát biểu cảm tưởng thì xem như lạc đề.
b) Bố cục rõ ràng, hợp lí (cân đối), mạch lạc, đảm bảo số dòng qui định.
c) Đọc kĩ mục II & III ở các trang 184 - 188 SGK TV5/1 để chấm đúng hướng.
Biểu điểm: 4 điểm - Không cho điểm thập phân.
+ Điểm 4: Đạt 3 yêu cầu trên. Biết sử dụng những từ ngữ gợi cảm, gợi tả (tượng thanh, tượng hình...) viết câu trôi chảy, liên kết. Sai không quá 4 lỗi diễn đạt (chính tả, dùng từ, đặt câu). Vận dụng văn mẫu chứ không chép máy móc theo văn mẫu. + Điểm 3: Đảm bảo yêu cầu a,b. Yêu cầu c ở mức khá. Mắc không quá 5 lỗi diến đạt. + Điểm 2: Đạt yêu cầu a. Viết được từ 12 dòng trở lên. nghèo ý tưởng, chưa làm nổi bật các ý chính. Sai không quá 8 lỗi điễn đạt.
+ Điểm 1: Đạt yêu cầu a. Các yêu cầu b,c chưa đạt. Bài chưa viết xong nhưng phần đã viết đảm bảo yêu cầu a. Mắc trên 10 lỗi diễn đạt. + Điểm 0 : lạc đề, chưa làm bài văn hoặc mới viết được khoảng 3-5 dòng rồi bỏ dở. Điểm trình bày: Trừ 0,25 đến 1 điểm trên toàn bài thi về các lỗi viết chữ xấu, cẩu thả, bỏ bằng cách “huậy huậy” chứ không gạch bằng thước, dùng bút xoá.
File đính kèm:
- DEG5GK1.doc