Phần I: Trắc nghiệm ( 4 điểm)
Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi:
“ Đêm đã về khuya, xa xa bờ bên kia Thiên Mụ hiện ra mờ ảo, ngọn tháp Phước Duyên dát ánh trăng vàng. Sóng vỗ ru mạn thuyền rồi gợn vô hồi xa mãi cùng những tiếng đàn réo rắt du dương. Đấy là lúc các ca nhi lên những khúc điệu Nam nghe buồn man mác, thương cảm, bi ai, vương vấn như nam ai, nam bình, quả phụ, nam xuân, tương tư khúc, hành vân. Cũng có bản nhạc mang âm hưởng điệu Bắc pha phách điệu Nam không vui, có buồn cảm, bâng khuâng, có tiếc thương ai oán lời ca thong thả, trang trọng, trong sáng gợi lên tình người, tình đất nước, trai hiền, gái lịch.”
Câu 1: Đoạn văn tên được trích từ văn bản nào?
A. ý nghĩa văn chương
B. Sống chết mặc bay
C. Những trò lố hay là Varen và Phan Bội Châu
D. Ca Huế trên sông Hương
Câu 2: Tác giả của đoạn văn trên là ai?
A. Hoài Thanh B. Phạm Duy Tốn C. Hà Ánh Minh D. Phạm Văn Đồng
Câu 3: Trong đoạn văn trên có mấy lần dùng phép liệt kê?
A. Ba B. Bốn C. Năm D. Sáu
Câu 4: Câu văn sau sử dụng phương thức biểu đạt nào?
“Xa xa bờ bên kia Thiên Mụ hiện ra mờ ảo, ngọn thấp Phước Duyên dát ánh trăng vàng.”
A. Tự sự B. Miêu tả C. Biểu cảm D. Nghị luận
Câu 5: Có thể đánh dấu phẩy vào những vị trí nào trong câu sau:
“Xa xa bờ bên kia Thiên Mụ hiện ra mờ ảo.”
( Ở mỗi trường hợp hãy gạch dưới cụm từ làm trạng ngữ ( ghi kí hiệu: T và cụm từ làm chủ ngữ ( ghi kí hiệu: C)
Câu 6: Ghi lại các từ lấy trong đoạn văn trên vào từng cột theo 3 loại cấu tạo
2 trang |
Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 427 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề giao lưu học sinh giỏi môn Ngữ Văn Lớp 7 - Trường THCS Quảng Lợi, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường THCS quảng lợi
-------***-------
đề giao lưu học sinh giỏi
Môn: Ngữ văn 7
(Thời gian làm bài: 150 phút
Phần I: Trắc nghiệm ( 4 điểm)
Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi:
“ Đêm đã về khuya, xa xa bờ bên kia Thiên Mụ hiện ra mờ ảo, ngọn tháp Phước Duyên dát ánh trăng vàng. Sóng vỗ ru mạn thuyền rồi gợn vô hồi xa mãi cùng những tiếng đàn réo rắt du dương. Đấy là lúc các ca nhi lên những khúc điệu Nam nghe buồn man mác, thương cảm, bi ai, vương vấn như nam ai, nam bình, quả phụ, nam xuân, tương tư khúc, hành vân. Cũng có bản nhạc mang âm hưởng điệu Bắc pha phách điệu Nam không vui, có buồn cảm, bâng khuâng, có tiếc thương ai oánlời ca thong thả, trang trọng, trong sáng gợi lên tình người, tình đất nước, trai hiền, gái lịch.”
Câu 1: Đoạn văn tên được trích từ văn bản nào?
A. ý nghĩa văn chương
B. Sống chết mặc bay
C. Những trò lố hay là Varen và Phan Bội Châu
D. Ca Huế trên sông Hương
Câu 2: Tác giả của đoạn văn trên là ai?
A. Hoài Thanh B. Phạm Duy Tốn C. Hà ánh Minh D. Phạm Văn Đồng
Câu 3: Trong đoạn văn trên có mấy lần dùng phép liệt kê?
A. Ba B. Bốn C. Năm D. Sáu
Câu 4: Câu văn sau sử dụng phương thức biểu đạt nào?
“Xa xa bờ bên kia Thiên Mụ hiện ra mờ ảo, ngọn thấp Phước Duyên dát ánh trăng vàng.”
A. Tự sự B. Miêu tả C. Biểu cảm D. Nghị luận
Câu 5: Có thể đánh dấu phẩy vào những vị trí nào trong câu sau:
“Xa xa bờ bên kia Thiên Mụ hiện ra mờ ảo.”
( ở mỗi trường hợp hãy gạch dưới cụm từ làm trạng ngữ ( ghi kí hiệu: T và cụm từ làm chủ ngữ ( ghi kí hiệu: C)
Câu 6: Ghi lại các từ lấy trong đoạn văn trên vào từng cột theo 3 loại cấu tạo
Láy toàn bộ
Láy phụ âm đầu
Láy vần
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
Phần II: Tự luận (16 điểm)
Câu 1(6điểm): Chép theo chí nhớ tất cả những câu ca dao Than Thân mà em đã thuộc và phát biểu cảm nghĩ của em về một câu tự chọn.
Câu 2(8điểm): Tục ngữ có câu “ Không thầy đố mày làm nên” lại có câu “ Học thầy không tày học bạn”. Em hiểu hai câu đó như thế nào?
=====Hết=====
Trường THCS quảng lợi
-------***-------
đáp án biểu điểm
Môn: Ngữ văn 7
(Thời gian làm bài: 150 phút
Phần I: Trắc nghiệm
Câu
1
2
3
4
Đáp án
D
C
C
Mỗi câu đúng được 0,5 điểm
Câu 5( 1,0 điểm):
Có thể đánh dấu phẩy như sau:
- Xa xa, / bờ bên kia Thiên Mụ hiện ra mờ ảo.
T C
- Xa xa bờ bên kia, / Thiên Mụ hiện ra mờ ảo.
T C
- Xa xa, / bờ bên kia, / Thiên Mụ hiện ra mờ ảo.
T T C
Câu 6 ( 1,0 điểm):
Láy toàn bộ
Láy phụ âm đầu
Láy vần
.
.
Xa xa.
.
..
.
réo rắt, du dương, man mác, vương vấn, thong thả...
.
..
.
.
sôi nổi, bâng khuâng.
.
..
Phần II: Tự luận ( 16 điểm)
Câu1: (6điểm)
Cần đạt được những ý chính sau:
- Chép chính xác được từ 4 câu ca dao trở lên được (4điểm)
- Trình bày cảm nghĩ về một câu (2điểm)
+ Cảm nghĩ có thể là: Đồng cảm, xót xa với thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến xưa.
Câu 2 (8điểm)
+) Mở bài: Nêu được vấn đề cần đưa ra nghị luận ( 3,0 điểm)
+) Thân bài:( 4 điểm)
Cần giải thích nghĩa của tùng câu tục ngữ và tìm hiểu mối quan hệ giữa hai câu
- Câu thứ nhất: Nhấn mạnh vai trò của người thầy trong giáo dục và rộng ra là trong cuộc sống. “ Thầy” không chỉ là thầy giáo trong nhà trường mà còn là người có hiểu biết, có kinh nghiệm, chỉ bảo, hướng dẫn cho ta trong mọi công việc, từ nhỏ đến lớn ( 1.5 điểm).
- Câu thứ hai: lại nhấn mạnh vào việc học ngay ở những người xung quanh như bạn bè. “ Không tày” là cách nói thậm xưng để nhấn mạnh tầm quan trọng của việc học bạn bè, nhưng không phải là không có căn cứ: đúng là học thầy thì chủ yếu học trên lớp nhưng học bạn thì có thể ở rất nhiều lúc, nhiều nơi. “ Học” cũng nên hiểu theo nghĩa rộng, có thể học nhiều thức và học nhiều cách: học cách sống, học cách ghi, cách học, cách ứng xử chứ không đơn thuần là học kiến thức. ( 1,5 điểm)
- Mối quan hệ: Hai câu tục ngữ nhìn bề ngòai có vẻ mâu thuần nhưng thực ra chúng lại bổ sung cho nhau, làm hoàn chỉnh cho nhau từ đó giúp chúng ta nhìn nhận mọi việc thật thấu đáo trước nhiều mặt của một vấn đề. ( 1,0 điểm)
+) Kết bài: Khẳng định lại nghĩa của câu tục ngữ ( 2,0 điểm)
*) Hình thức trình bày: Trình bày sạch sẽ, bố cục rõ ràng ( 1,0 điểm)
File đính kèm:
- De giao luu HSG ngu van 7.doc