Khoảng tháng 7-8 năm 1993 sau khi đươc cháp thuận của Ban giám hiệu Trường TH Thống Nhất hồi đó chỉ có 4 lớp, từ lớp 1 đến lớp 4. Do cô Sơn làm Hiệu trưởng, cho phép tập đoàn 9 mở 2 lớp học gồm 21 học sinh chia thành 2 lớp. Lớp 1 có 12 hs, lớp 2 có 9 hs, vận động được 2 GV ra đứng lớp là: 1. cô Lý Thị Nấm, 2. cô Bế Thị Mùi. Đó là sự cố gắng của tập thể nhân dân lúc bấy giờ do ông Ma Văn Thái, Nông Văn Tư làm chủ trì
5 trang |
Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1575 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề cương tuyên truyền nhân kỷ niệm 63 năm ngày thành lập quân đội nhân dân Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ở chiến dịch biên giới giải phóng một vùng rộng lớn nối liền với các nước XHCNbawngf cuộc tấn công vào các điểm Đông Khê trê cuốc lộ số 4 nối liền từ Lạng Sơn đi Cao Bằng. Tiếp đó ta mới chiến dịch Thu Đông năm 1953- 1954, bằng chiến dịch lịch sử chấn động địa cầu từ mặt trận cứ điểm Điện Biên Phủ hơn 56 ngày đêm bộ đội ta đã đánh bại kế hoạch Nava của quân đội viễn trinh Pháp tại Đông Dương tiêu diệt va bắt sống hơn 16.200 quân Pháp và Chư hầu kết thúc gần 100 năm đô hộ của thực dân Pháp trên lãnh thổ Việt Nam, buuocj pháp phải ký hiệp định Giơne chấm dứt sự có mặt của Pháp tại Đông Dương mở đầu thời kỳ sụp đổ của thực dân cũ trên toàn thế giới.
Từ năm 1954- 1960 suất phát từ phong trào đồng khởi Bến Tre và nhiều nơi khác đã giải phống được 1362 xã/ 2627 xã ở Miền Nam đã đánh bại chiến lược chiến tranh đơn phương.
Từ năm 1960- 1965 quân và dân ta tiến hành chiến tranh quân sự với đấu tranh chính trị, nhân dân nổi dậy đánh bại quốc sách chiến lược của Mỹ ngụy. Từ chiến thắng ấp bắc Bình Giã- Ba Gia - Đồng Xoài đánh bại chiến tranh đặc biệt của Mỹ ngụy.
Từ năm 1966- 1968 Quân và Dân ta đã đánh bại chiến tranh cục bộ của Mỹ ngụy đặc biệt tổng tiến công nổi dậy mùa xuân năm 1968 của Quân và Dân ta.
Từ năm 1969- 1973 Quân và Dân ta phối hợp với các nước bạn Lào và Campuchia liên tụcï đánh bại các cuộc tiến công của quân địch. Ơû mặt trận đường 9 Nam lào đánh bại các lực lượng khổng lồ, tinh nhuệ của Mỹ ồ ạt vào Miền Nam.
Năm 1972 ta buộc Mỹ phải phải ký hiệp định Pa ri ngày 27/01/1973. Chiến lược Việt Nam hóa chiến tranh của địch bị thất bại. Cùng với Quân và Dân Miền Nam, Quân và Dân Miền Bắc đã đánh bại chiến tranh đánh bại chiến tranh phá hoại Miền Bắc mà đỉnh cao là chiến dịch Điện Biên Phủ trên không trung 12 ngày đêm, miền bắc đã bắn rơi 81 chiếc máy bay trong đó có 34 chiếc máy bay B52 của Mỹ. Tiếp đó bằng chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử ngày 34/04/1975 dân tộc việt nam. Quân và dân ta đã hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trong phạm vi cả nước. Cả nước ta được thống nhất và đi lên Chủ Nghĩa Xã Hội, chấm dứt sự áp bức và nô dịch của thực dân phong kiến trên 117 năm ở dất nước ta (1858- 1975).
Ngày nay trong điều kiện hòa bình, trong công cuộc đổi mới toàn diện do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo. Quân và dân ta đã giành được nhiều thành tựu quan trọng về kinh tế xã hội, quốc phòng an ninh và đối ngoại tạo tiền đề cho đất nước ta chuyển sang thời kỳ mới, thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hóa đấùt nước.
Chúng ta tự hào về quân đội nhân dân anh hùng của chúng ta. Quân đội ta từ nhân dân mà ra, vì nhân dân mà chiến đấu. Tuyệt đối chung thành với Đảng với Cách mạng và Tổ quốc. Truyền thống vẻ vang của quân đội ta khắc ghi vào trang sử vẻ vang của dân tộc Việt Nam. Một nét son chói lọi chủ nghĩa anh hùng cách mạng. Quân đội ta xứng đáng với danh hiệu vẻ vang của một quân đội: “Trung thành vô hạn anh dũng tuyệt vời, chiến thắng vẻ vang” một quân đội của Tổ quốc Việt Nam, của Dân tộc Việt Nam anh hùng.
III/ NHỮNG ĐÓNG GÓP CỦA LỰC LƯỢNG VŨ TRANG TỈNH BÌNH PHƯỚC.
1.Sự Hình Thành Lực Lượng Vũ Trang Tỉnh Bình Phước.
Sau khi thực dân pháp sâm chiếm nước ta lần thứ hai cũng là lúc lực lượng vũ trang các tỉnh thành trong cả nước được thành lập. Ơû Bình phước trong những năm đầu có nhiều tổ chức vũ trang tổ chức thành tiểu đội, trung đội ăn mặc quân phục màu nâu nên được gọi là: “Bộ đội áo nâu”.
Năm 1945 được sự chỉ đạo của Sứ ủy Nam bộ xây dựng lực lượng vũ trang tại Lộc Ninh chính quyền cách mạng đã phân công đồng chí Lê Đức Hạnh phụ trách quân sự và trực tiếp xây dựng lực lượng vũ trang.
Ngày 21/11/1945 lực lượng vũ trang nam bộ thống nhất sự chỉ huy và chia thành 25 chi đội (chi đội trưởng đứng 1 trung đoàn ) Lộc Ninh- Hớn quản thuộc chi đội Thủ Dầu Một.
Tháng 3/1948 chi đội 1 trở thành trung đoàn 901-902-903 phụ trách Hớn Quản – Lộc Ninh tiểu đoàn 903 gồm có 3 đại đội (2707- 2708- 2709).
Tháng 2 năm 1953 đội vũ trang tuyên truyền của Tỉnh được thành lập và hoạt động trên địa bàn Hớn Quản – Lộc Ninh kết hợp với tiểu đoàn 303 của tỉnh Thủ Biên (Thủ Dầu Một và Biên Hòa).
Các tổ chức quân sự tồn tại cho đến kết thúc cuộc kháng chiến chống Pháp.
Đầu năm 1957 tỉnh ủy Thủ Dầu Một (có Bình Phước ngày nay ) bắt tay vào xây dựng lực lượng vũ trang và bán vũ trang.
Tháng 8/1960 tỉnh thành lập C 270 (thực chất chỉ có 1 trung đội). Đầu năm 1961 tại Bình Long cùng kết hợp với K (tương ứng với Huyện).
Cuối năm 1965 tỉnh ủy chủ trương thành lập các C như: C271, C273 bộ binh, C14 chợ chiến, C15 đặc công trinh sát cùng với lực lượng vũ trang huyện.
2. Những Đóng Góp Và Những Chiến Thắng Điển Hình Trong 2 Cuộc Kháng Chiến.
a,Những Đóng Góp.
Trong 9 năm kháng chiến chống pháp Đảng bộ tỉnh đã vận dụng linh hoạt đường lối đấu tranh nhân dân xây dựng các lực lượng vũ trang tuyên truyền vừa làm nòng cốt đánh giặc, vừa vận động nhân dân theo Cách Mạng, ủng hộ Cách Mạng.
Trong kháng chiến chống Mỹ lực lượng vũ trang Tỉnh có nhiều đóng góp to lớn trên mặt trận đánh giao thông địch đường thủy, sân bay, bảo vệ căn cứ cách mạng. Phát động quần chúng nổi dậy giải phóng từng phần góp phần làm nên đại thắng mùa xuân năm 1975.
b,Những Chiến Thắng Điển Hình Trong Hai Cuộc Kháng Chiến.
Tháng 8/1946 trung đội Hớn Quản mở đầu trận đánh vào dinh quận trưởng, đồn cảnh sát, tiêu diệt việt gian. Trận đánh tuy kết quả không lớn, song tiếng vang xa xây dựng niềm tin trong quần chúng. Nhân dân tin tưởng vào cuộc kháng chiến của dân tộc.
Tháng 4/1947 bộ đội Hớn Quản -Bến Cát đánh vào trung tâm đồn điền cao su có đồn pháp chiếm đóng tiêu biểu là trận đánh ngày 19/12/1947. Chi đội 1 và 10 đánh vào đoàn xe tại Đồng Xoài thiêu hủy 1 xe chở xăng và 9 xe GMC diệt 60 tên địch, bắt sống 11 tên và thu nhiều vũ khí quân dụng khác.
Đầu năm 1953 tiểu đoàn 303 tiêu diệt 20 tên lính Aâu phi trên quốc lộ 13.
Ngày 10/08/1957 do đồng chí Lâm Quốc Đăng chỉ huy sau 30 ngày: “ chiến đấu ta làm chủ đồn Minh Thạnh, tiêu diệt nhiều tên ác ôn thu nhiều vũ khí, lương thực” nếu phong trào cách mạng của Bình Long lúc đó.
Ngày 10/05/1965 quân ta đánh vào thị xã Phước Long phá hủy ngay chiến lược giải phóng hơn 20 nghìn công nhân cao su. Ngày 10/06/1965 ta nổ súng tiến công khu Đồng Xoài. Chiến dịch Đồng Xoài – Phước Long ta tiêu diệt gần 4.500 tên địch, bắn hạ 31 máy bay và phá hủy nhiều phương tiện chiến tranh.
Đêm 30 rạng sáng 31/01/1968 lực lượng C70, C75, C đặc công, B bắn pháo kết hợp 4 mũi tiến công vào phía bắc thị xã An Lộc gồm các mục tiêu Dinh tỉnh trưởng, Quân tần tây lan, Ty cảnh sát bị quân ta san bằng.
Ngày 05/04/1972 ta tiến công vào thị trấn Lộc Ninh ta tiêu diệt và bắt sống 950 tên, phá hủy 104 xe với 64 xe tăng, xe bọc thép, thu nhiều vũ khí. Đến ngày 07/04/1972 ta giải phóng Lộc Ninh và Lộc Ninh trở thành thủ đô của mặt trận dân tộc giải phóng Miền Nam Việt Nam.
Ngày 06/01/1975 sư đoàn 2, trung đoàn 9 cùng với lực lượng vũ trang địa phương giải phóng hoàn toàn Phước Long. Chiến dịch đường 14 ta tiêu diệt toàn bộ ngụy quyền thu trên 5 nghìn súng các loại, 10 nghìn đạn pháo, bắn rơi 5 máy bay, giải phóng trên 50 nghìn nhân dân tỉnh Phước Long.
Ngày 14/12/1974 ta tiến công Huyện lỵ Bù Đăng cắt đứt quốc lộ 14 giữa Ban Mê Thuật và Đồng Xoài. Làm cho địch hoang mang lo sợ dẫn đến thất bại mặt trận Tây Nguyên tháng 3/1975.
Xã Thống Nhất hôm nay trong công cuộc kháng chiến chống Mỹ trước đây là căn cứ cách mạng nơi giao lưu giữa vùng chiến khu D rộng lớn từ La Ngà- Trị An- Tiêu Uyên- Tà thiết Lộc Ninh……là khu căn cứ trung ương cục Miền Nam. Nên là nơi hứng chịu nhiều bom đạn nhưng nhân dân xã vẫn một lòng theo cách mạng, tin tưởng vào ngày thắng lợi cuối cùng của cuộc kháng chiến đã đóng góp sức người, sức của bằng hàng ngàn tấn gạo, ngô, khoai.quân dân xã Thống Nhất đã đánh hơn 36 trận lớn nhỏ tiêu diệt và bắt sống 430 tên địch, bắn cháy 3 xe tăng, bắn rơi 6 máy bay, phá hủy nhiều khẩu pháo và nhiều quân dụng của địch. Ngay tại điểm trường ta ngồi đây trước đây là khu hủy xe chiến lợi phẩm. Từ năm 1972 ta tập kích Đồng Xoài thu được của địch chở hàng đến đây rồi phá hủy xe. Với chiến công hào hùng của cả dân tộc nhân dan xã thống nhất nói riêng ngày 22/08/1988 nhân dân và lực lượng vũ trang nhân dân xã Thống Nhất được nhà nước phong tặng Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân. Đó là vinh dự tự hào của nhân dân xã nhà. Với chúng ta ngồi đây cần phải làm gì biến sự anh hùng của các lớp cha anh đi trước thể hiện bằng hành động, việc làm noi theo tấm gương của bậc cha anh đi trước thường dậy rằng: “Lớp ra lớp, thầy ra thầy, trò ra trò” xây dựng trường chúng ta trở thành một điểm trường kiểu mẫu xứng đáng với danh hiệu một xã Thống Nhất anh hùng.
File đính kèm:
- De cuong tuyen truyen 2212.doc