A. Đặc điển vị trí, lãnh thổ Việt Nam
1. Vị trí:
Nằm phía đông bán đảo Đông Dương, gần trung tâm của khu vực ĐNÁ
Các điểm cực phần đất liền: Cực Bắc: 23023’B (xã Lũng Cú, Đồng Văn, Hà Giang) Cực Nam: 8034’B (Đất Mũi, Ngọc Hiển, Cà Mau) Cực Tây: 102009’Đ (Sín Thầu, Mường Tè, Điện Biên) Cực Đông: 109024’Đ (Vạn Thạnh, Vạn Ninh, Khánh Hòa), hoàn toàn trong vùng nội chí tuyến BBC
Tiếp giáp: TQ (1400km), Lào (2100km), Cămpuchia (1100km), bờ biền 3260km
Hình dạng: kéo dài theo chiều kinh tuyến (trải qua nhiều vĩ độ, hẹp ngang)
18 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 4848 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề cương ôn thi tốt nghiệp môn ĐịaLý - Phần Địa lí tự nhiên và Địa lí dân cư, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
núi dốc có 70 – 80%
Tăng cường quản lí của nhà nước thông qua những qui định về nguyên tắc quản lí và sử dụng ba loại rừng:
Đối với rừng phòng hộ: Có qui hoạch, biện pháp bảo vệ, nuôi dưỡng rừng hiện có, trồng rừng trên đất trống đồi núi trọc
Đối với rừng đặc dụng: Bảo vệ cảnh quan, sự đa dạng về sinh vật của các vườn quốc gia, các khu bảo tồn thiên nhiên
Đối với rừng sản xuất: duy trì phát triển diện tích và chất lượng rừng, duy trì và phát triển hoàn cảnh rừng, độ phì và chất lượng đất rừng
Triển khai luật bảo vệ và phát triển rừng, nhà nước giao quyền sử dụng và bảo vệ rừng cho người dân
Nhiệm vụ trước mắt là năm 2010 đạt 43% diện tích có rừng che phủ và phục hồi sự cân băng sinh thái môi trường Việt Nam
2). Đa dạng sinh học
Sinh vật tự nhiên Việt Nam có tính đa dạng cao, song đang bị suy giảm nhất là sinh vật dưới nước do nhiều nguyên nhân.
Các biện pháp bảo vệ: (cần có luật, sự quản lí tích cực của nhà nước)
Xây dựng và mở rộng hệ thống các vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên.
Ban hành sách đỏ Việt Nam
Qui định việc khai thác, sử dụng.
Sử dụng và bảo vệ tài nguyên đất
Hiện trạng sử dụng tài nguyên đất
Năm 2005: Đất rừng 38%, đất nông nghiệp 28.4%; đất chưa sử dụng 5.35 tr ha (5 tr ha ở miền núi ít có khả năng cải tạo)
Những năm gần đây có chuyển biến song đất bị suy thoái vẫn còn lớn (hiện 9.3 tr ha bị đe dọa hoang mạc hóa (28% diện tích đất đai)
Các biện pháp bảo vệ tài nguyên đất
Cải tạo, bảo vệ: khác nhau giữa miền núi và đồng bằng
Qui hoạch, sử dụng hợp lí
Sử dụng và bảo vệ các loại tài nguyên khác
Tài nguyên nước: phòng chống ô nhiễm, sử dụng tiết kiệm, hiệu quả
Khoáng sản: tiết kiệm, tránh ô nhiễm…
Tài nguyên du lịch: Bảo vệ, chống ô nhiễm
Khai thác, sử dụng hợp lí và bền vững các tài nguyên khác như khí hậu, biển…
CÂU HỎI, BÀI TẬP
Căn cứ bảng 14.1 trang 58 – SGK, phân tích rút ra nhận xét về điện tích, độ che phủ của rừng ở Việt Nam. Giải thích và đưa ra giải pháp bảo vệ, phát triển. Vẽ biểu đồ thích hôp
Căn cứ bảng 14.2 (Sự đa dạng thành phần loài và sự suy giảm số lượng loài thực động vật) trang 59 – SGK, nhận xét, giải thích và chỉ ra biện pháp bảo vệ
Nêu tình trạng suy giảm tài nguyên rừng, sự đa dạng sinh học ở nước ta. Các biện pháp bảo vệ tài nguyên rừng và sự đa dạng sinh học?
Thực trạng, nguyên nhân và biện pháp bảo vệ các tài nguyên đất, nước, biển, du lịch …?
Bài 15.
BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG VÀ
PHÒNG CHỐNG THIÊN TAI
A. Bảo vệ môi trường
Có 2 vấn đề quan trọng:
Mất cân bằng sinh thái:
Mất cân bằng sinh thái môi trường (sự gia tăng thiên tai bão lụt, hạn hán, thời tiết, khí hậu thất thường).
Nguyên nhân chủ yếu do phá rừng, ngoài ra còn do ô nhiễm môi trường nước, không khí, đất
Ô nhiễm môi trường:
Tình trạng ô nhiễm môi trường nước, không khí, đất trở nên nghiêm trọng nhiều nơi vượt ngưỡng cho phép
Nguyên nhân chủ yếu do các loại chất thải
Nên bảo vệ tài nguyên và môi trường bao gồm việc sử dụng tài nguyên hợp lí, lâu bền và đảm bảo chất lượng sống cho con người là vấn đề cấp thiết.
B. Một số thiên tai chủ yếu và biện pháp phòng chống
Bão
Hoạt động của bão ở Việt Nam: (hình 9.3)
Hậu quả: phá hoại các công trình xây dựng, cơ sở hạ tầng; gây ngập lụt, nhiễm mặn; gây ảnh hưởng đời sống ….
Biện pháp phòng chống: Tăng cường khâu dự báo, xây dựng hệ thống đê điều, sơ tán dân, tài sản khi cần thiết …
Ngập lụt
Biểu hiện rõ nhất ở các vùng đồng bằng sông Hống, sông Cửu Long…
Nguyên nhân: do mưa lớn, bão, do triều cường, nước đầu nguồn tràn về nhanh, do mật độ xây dựng không hợp lí ….
Hậu quả không nhỏ
Biện pháp: đê điều, hệ thống thoát nước, sống chung với lũ …
Lũ quét
Thường xảy ra ở lưu vực sông suối miền núi gây hậu quả rất nghiêm trọng
Nguyên nhân: do địa hình dốc, rừng thu hẹp, đất dễ bị bóc mòn khi có mưa lớn
Biện pháp: qui hoạch dân cư, sử dụng đất hợp lí, trồng rừng, thủy lợi …
Hạn hán
Miền núi phía bắc; nhất là Tây Nguyên, Đông Nam Bộ, Ven biển Nam Trung Bộ thường xảy ra
Hậu quả nặng nề với nông nghiệp, thủy điện, đời sống, cháy rừng…
Biện pháp chính là thủy lợi, có thể duy trì lớp phủ rừng để hạn chế
Các thiên tai khác
Như động đất, lốc, mưa đá, sương muối …
Cũng gây hậu quả đáng kể
C. Chiến lược quốc gia về bảo vệ tài nguyên và môi trường
Duy trì hệ sinh thái và các quá trình sinh thái chủ yếu có ý nghĩa quyết định
Bảo vệ sự giầu có nguồn gen của đất nước là đảm bảo lợi ích lâu dài của Việt Nam và thế giới
Đảm bảo sử dụng hợp li tài nguyên thiên nhiên, đến giới hạn có thể phục hồi được
Đảm bảo chất lượng môi trường phù hợp đời sống con người
Phân đấu ổn định dân số ở mức cân bằng với khả năng sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên
Ngăn ngừa ô nhiễm môi trường, kiểm soát và cải tạo môi trường.
CÂU HỎI, BÀI TẬP
Vấn đề chủ yếu của bảo vệ môi trường ở nước ta hiện nay? Nguyên nhân?
Trình bày các loại thiên tai tại Việt Nam (thời gian, không gian, xảy ra, tác hại của chúng và biện pháp phòng chống?
Nắm các nhiệm vụ chủ yếu của Chiến lược quốc gia về bảo vệ tài nguyên và môi trường
Phần. ĐỊA LÝDÂN CƯ
Bài 16.
ĐẶC ĐIỂM DÂN SỐ
VÀ SỰ PHÂN BỐ DÂN CƯ NƯỚC TA
Đặc điểm dân cư Việt Nam
Đông dân, có nhiều dân tộc
Đứng thứ 3 Đông nam Á, thứ 13 trên thế giới.
Có 54 dân tộc anh em trong đó dân tộc kinh chiếm 86.2%.
Có khoảng 3.2 tr người việt sống ở nước ngoài.
Các dân tộc có truyền thống đoàn kết xây dựng và bảo vệ tổ quốc, kể cả người Việt ở nước ngoài. Tuy nhiên trình độ phát triển kinh tế - xã hội còn chênh lệch cần khắc phục.
Dân số đông là nguồn lực quan trọng để phát triển kinh tế - xã hội nhờ có nguồn lao động dồi dào, là thị trường lớn. Tuy nhiên trong hoàn cảnh hiện nay cũng là vấn đề khó khăn trong việc cải thiện đời sống, việc làm …
Tăng nhanh, có cơ cấu trẻ
Còn tăng nhanh, nhất là nửa sau thế kỉ trước. Không đều giữa các giai đoạn, các vùng, các dân tộc.
Nhờ chính sách dân số và kế hoạch hóa gia đình, những năm gần đây mức độ tăng dân số có giảm nhưng mỗi năm vẫn tăng hơn triệu người
Gia tăng nhanh ð kết cấu trẻ, gây sứ ép nhiều mặt.
Phân bố chưa hợp lí
Mật độ trung bình 254 ng/km2, nhưng không đều:
Giữa đồng bằng với miền núi và trung du.
Giữa nông thôn với thành thị.
Nguyên nhân
(Căn cứ vào các yếu tố tự nhiên, kinh tế - xã hội và lịch sử)
Đánh giá
Thuận lợi:
Việt Nam có nguồn lao động dồi dào, tăng nhanh ð thế mạnh trong việc phát triển kinh tế, thu hút đầu tư
Khó khăn:
Trong hoàn cảnh nền kinh tế còn lạc hậu như Việt Nam hiện nay ð sức ép nhiều mặt: cải thiện đời sống, nhà ở, việc làm, y tế, giáo dục, môi trường…
Chiến lược phát triển dân số hợp lí và sử dụng có hiệu quả nguồn lao động
Tiếp tục kiềm chế tốc độ tăng dân số bằng nhiều biện pháp.
Xây dựng chính sách chuyển cư phù hợp
Xây dựng qui hoạch và chính sách thích hợp để thúc đầy quá trình độ thị hóa phù hợp.
Tìm giải pháp, chính sách phù hợp để mở rộng thị trường xuất khẩu lao động.
Có phương hướng phân bố kinh tế, chiến lược ngành phù hợp để vừa thức đẩy kinh tế phát triển, vừa sử dụng triệt để hợp lí nguồn lao động.
CÂU HỎI, BÀI TẬP
Đọc bản đò Số dân và Dân tộc rút ra những đạc điểm về dân cư Việt Nam? Nguyên nhân? Đánh giá ảnh hương của nó đối với kinh tế - xã hội và môi trường.
Chiến lược phát triển dân số và sử dụng nguồn lao động của nước ta? Tại sao lại áp dụng các chiến lược đó?
Vì sao tỉ lệ tăng dân số của nước ta hiện nay có xu hướng giảm, nhưng qui mô dân số vẫn tiếp tục tăng?
Bài 17.
LAO ĐỘNG VÀ VIỆC LÀM
Đặc điểm nguồn lao động
Dồi dào về số lượng.
Giầu truyền thống và kinh nghiệm, chất lượng không ngừng nâng cao, nhưng vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu kinh tế.
Phân bố không đều và hợp lí (chủ yếu tập trung ở đồng bằng ven biển, ở nông thôn).
Cơ cấu lao động (tình hình sử dụng lao động)
Cơ cấu lao động theo ngành có sự chuyển biến, nhưng còn lạc hậu, năng xuất lao động còn thấp.
Các thành phần kinh tế ngoài nhà nước tạo ra việc làm chủ yếu; thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài thu hút lao động tăng dần, nhưng tỉ trọng còn nhỏ.
Nguồn lao động chủ yếu tập trung ở nông thôn, trình độ thường thấp hơn thành thị, tuy tỉ trọng đang giảm dần.
Tỉ lệ thất nghiệp, nửa thất nghiệp còn cao ð việc làm là vấn đề cần quan tâm (XH thì lãng phí lao động, người lao động gặp khó khăn)
Hướng giải quyết
Phân bố lại dân cư và nguồn lao động.
Thực hiện chính sách dân số, sức khỏe sinh sản.
Đa dạng hóa cơ cấu ngành, cơ cấu thành phần kinh tế.
Tăng cường hợp tác quốc tế để tạo việc làm trong nước cũng như đưa lao động ra nước ngoài…
CÂU HỎI, BÀI TẬP
Phân tích những mặt mạnh, mặt yếu của nguồn lao động nước ta
Hãy nêu một số chuyển biến về cơ cấu lao động trong các ngành kinh tế ở nước ta hiện nay
Tại sao vấn để việc làm đang được quan tâm? Phương hướng giải quyết vấn đề việc làm?
Phân tích các bảng thông kê 17.2, 17.3 và 17.4 – SGK trang 74, 75. Dùng biểu đồ thích hợp phản ánh các bảng thống kê trên
Bài 18.
ĐÔ THỊ HÓA
Khái quát về đô thị hóa
Là quá trình gia tăng tỉ lệ thị dân, số lượng thành phố, mở rộng qui mô thành phố, phổ biến nếp sống thành thị trong dân cư.
Nguyên nhân: (do CNH và tự phát)
Ảnh hưởng đến kinh tế - xã hội và môi trường.
ð phải điều khiển quá trình đô thị hóa.
Phân loại thành thị (nhiều cách).
Đặc điểm quá trình đô thị hóa ở Việt Nam
Xuất hiện sớm, diễn ra chậm chạp, trình độ đô thị hóa còn thấp
Mạng lưới đô thị không đều giữa các vùng
Tỉ lệ thị dân tăng nhanh trong những năm gần đây, nhưng không đều giữa các vùng và cơ sở hạ tầng đô thị còn lạc hậu.
Ảnh hưởng của quá trình độ thị hóa đến phát triển kinh tế - xã hội
Ảnh hưởng mạnh đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế cả nước cũng như mỗi địa phương.
Ảnh hưởng đến sức tiêu thụ hàng hóa, dịch vụ.
Ảnh hưởng khả năng thu hút đầu tư.
Tạo khả năng có việc làm và nâng cao thu nhập cho người dân.
Tuy nhiên có nhiều mặt trái: môi trường, trật tự an ninh, giao thông vận tải, nhà ở, y tế, giáo dục….
CÂU HỎI, BÀI TẬP
Trình bày đặc điểm đô thị hóa ở nước ta
Phân tích ảnh hưởng của quá trình độ thị hóa đối với kinh tế - xã hội và môi trường
Phân tích các bảng thống kê 18.1 và 18.2 – SGK trang 78.
Ôn bài thực hành trang 80
File đính kèm:
- De cuong on thi tot nghiep mon Dia ly Phan 1.doc