A. Khái quát
1. Vị trí địa lí
Diện tích: gồm các tỉnh TB và các tỉnh ĐB, là vùng có diện tích lớn nhất trên 101 000km2 (30.5% dt, 14.2%ds cả nước (2006)
Tiếp giáp: TQ, Lào, BTB, Đbằng S.Hồng, V.Bắc bộ
Mạnh lười GTVT đang được đầu tư, nâng cấp nên ngày càng thuận lợi cho giao lưu với các vùng kinh tế khác trong nước và xây dựng nền kinh tế mở
2. Điều kiện tự nhiên
Có nhiều tài nguyên đa dạng 4 thế mạnh kinh tế
Tuy nhiên vẫn còn có nhiều thiên tai
18 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 3189 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề cương ôn thi tốt nghiệp môn ĐịaLý - Phần Địa lí các vùng kinh tế, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĩa của vùng lãnh thổ vùng biển đảo Việt Nam
Đặc điểm vùng biển đảo Việt Nam
Là vùng biển rộng, với 4000 đảo lớn nhỏ có chủ quyền lâu đời
Giầu tài nguyên:
Sinh vật phong phú, có nhiều loài quí hiếm (cá, tôm, cua, mực, đồi mối, hải sâm …)
Khoáng sản có tiềm năng lớn: muối, dầu, khí, sa khoáng …
Bờ biển dài, nhiều vũng vịnh, nằm gần các tuyến đường biển quốc tế thuận lợi cho xây dựng cảng biển tốt, phát triển giao thông đường biển
Nhiều bãi tắm, phong cảnh đẹp, khí hậu tốt ð tiềm năng du lịch lớn
Hiện nay ranh giới trên biển giữa nước ta và các nước láng giềng, phần lớn chưa được phân định, giá trị của biển thì ngày càng lớn nên dễ xẩy ra tranh chấp – một vấn đề rất nhạy cảm và phức tạp.
Ý nghĩa kinh tế, anh ninh quốc phòng
Ý nghĩa an ninh quốc phòng
Có ý nghĩa chiến lược trong bảo vệ an ninh quốc phòng, nhất là các đảo, quần đảo đó chính là những vị trí tiền tiêu, phòng vệ từ xa, hơn thế nữa theo luật biển quốc tế năm 1982 thì từ chủ quyền trên đảo, dù nhỏ chúng ta xác định được chủ quyền một vùng biển rộng lớn hơn nhiều lần
Ý nghĩa kinh tế
Như trên đã phân tích, biển là tài nguyên thiên nhiên có ý nghĩa đối với nhiều ngành kinh tế, nhất là trong giai đoạn hiện nay (giao thông vận tải, ngư nghiệp, công nghiệp, du lịch), chúng ta cần khai thác biển một cách tổng hợp
Tại sao cần khai thác tổng hợp? Vì:
Chính biển có giá trị nhiều mặt, nên bằng cách khai thác tổng hợp chúng ta mới phát huy được hiệu quả cao nhất
Môi trường biển không thể chia cắt được, một vùng biển bị ô nhiễm sẽ gây ảnh hưởng đến các vùng biển đảo khác rộng lớn
Môi trường biển đảo có sự biệt lập nhất định của nó, không giống như trên đất liền, lại do diện tích nhỏ nên rất nhạy cảm trước tác độngcủa con người
Tình hình và biện pháp phát triển kinh tế của vùng biển đảo Việt Nam
Khai thác tài nguyên sinh vật
Thực trạng
Nghề cá trên biển đã phát triển lâu đời, vừa khai thác, vừa nuôi trồng.
Trình độ, qui mô phát triển ngày càng lớn, nhất là ở Đồng Bằng sông Cửu Long và Duyên hải Nam Trung bộ (bản đồ Thủy Sản, atlas)
Biện pháp
Cần tránh khai thác quá mức, vừa khai thác vừa bảo vệ, cấm sử dụng những phương tiện có tính chất hủy diệt nguồn lợi
Đẩy mạnh đầu tư trang bị phương tiện, kĩ thuật hiện đại phát triển theo hướng CNH, HĐH
Khai thác tài nguyên khoáng sản
Thực trạng
Nghề muối đã phát triển rất lâu đời ở các tỉnh ven biển, nhất là vùng Duyên hải Nam Trung Bộ, hiện nay việc sản xuất muối công nghiệp đã được tiến hành, mang lại năng xuất cao
Việc thăm dò, khai thác dầu khí trên vùng thềm lục địa đã được đẩy mạnh, gắn liền việc mở rộng các dự án liên doanh với nước ngoài đang mở ra nhiều hướng phát triển mới cho nền kinh tế Việt Nam, trong hướng đa dạng hóa cơ cấu ngành kinh tế (hóa dầu, diện, phân bón…)
Biện pháp
Cần đẩy mạnh hơn nữa công tác thăm dò khoáng sản một cách toàn diện, gắn liền với khai thác và chế biến
Cần tránh các sự cố môi trường trong cả thăm dò, khai thác và vận chuyển dầu khí
Phát triển du lịch biển
Thực trạng
Rất nhiều các trung tâm, điểm du lịch biển đang được khai thác, cơ sở hạ tầng được nâng cấp, loại hình du lịch biển đa dạng
Biện pháp
Cần bảo tồn danh lam thắng cảnh vùng biển, bảo vệ môi trường biển, tăng cường đầu tư cơ sở hạ tầng, đa dạng hóa các dịch vự du lịch biển …
Giao thông vận tải biển
Thực trạng
Hàng loạt cảng hàng hóa đã được cải tạo, nâng cấp (Các cụm càng Sài Gòn, Hải Phòng, Quảng Ninh, Đà Nẵng)
Một số cảng nước sâu đã được xây dựng (Cái Lân, Nghi Sơn, Vũng Áng, Dung Quất, Vũng Tầu… ) ….
Nhiều tuyến đường biển quốc tế đã được hình thành phát triển mạnh, những tuyến đường biển nói liền các địa phương, nhất là nối các đảo với đất liền
Biện pháp
Cần qui hoạch, tăng cường đầu tư nâng cấp qui mô, năng lực bốc xếp hàng hóa các cảng biển, cơ sở hạ tầng các ngành vận tải khác mở rộng hậu phương các cảng biển
Trang bị tốt hơn số lượng, chất lượng các phương tiện vận tải biển từng bước theo kịp trình độ thế giới
Hợp tác quốc tế trong việc bảo vệ và khai thác tổng hợp biển đảo
Tăng cường đối thoại với với các nước có lãnh hải tiếp giáp với Việt Nam, các tổ chức quốc tế khác để bảo vệ vững chắc chủ quyền vùng biển đảo nước ta,
Hợp tác quốc tế chặt chẽ trong việc khai thác tài nguyên biển
CÂU HỎI, BÀI TẬP
Xác định trên bản đồ các vùng biển, đảo và quân đảo chính của Việt Nam
Đánh giá ý nghĩa kinh tế, ý nghĩa an ninh quốc phòng của vùng biển đảo Việt Nam?
Tại sao giữ vững chủ quyền trên một hòn đảo, dù nhỏ lại có ý nghĩa rất lớn?
Hãy chọn và phân tích một trong những khía cạnh của việc khai thác tổng hợp tài nguyên biển
Khả năng hợp tác quốc tế trong việc bảo vệ chủ quyền của Việt Nam trên vùng biển đảo và khai thác tổng hợp tài nguyên biển?
Bài 43
CÁC VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM
Đặc trưng của vùng kinh tế trọng điểm
Bao gồm phạm vi nhiều tỉnh, thành phố, ranh giới có thể thay đổi theo chiến lược quốc gia từng giai đoạn
Hội tụ những yếu tố thuận lợi như vị trí, lao động, thị trường, nguyên liệu, cơ sở hạ tầng… ð hấp dẫn các nhà đầu tư
Có tỉ trọng GDP cao trong cả nước, tạo ra tốc độ phát triển nhanh cho cả nước và có thể hỗ trợ các vùng khác
Có khả năng thu hút các ngành kinh tế mới để từ đó nhân rộng ra toàn quốc
ð Là những vùng hội tụ đầy đủ nhất các điều kiện phát triển kinh tế - xã hội và có ý nghĩa quyết định đối với kinh tế của cả nước. (Nhật đã áp dụng sau chiến tranh thế giới lần thứ 2)
Quá trình hình thành và phát triển chung
Được đầu tư từ những năm đầu thập kỉ 90 thế kỉ trước, ở cả 3 miền đấ nước
Ranh giới đã được mở rộng sau những năm 2000
Chiếm 41.6%DS, 22.3%DT, 61.9%GDP (năm 2007)
Thực sự đóng góp nhiều cho nền kinh tế quốc dân và trở thành động lực đối với nền kinh tế cả nước
Tìm hiểu các vùng kinh tế trọng điểm của nước ta
Vùng kinh tế trọng điểm phía bắc
Qui mô, giới hạn: 15.3 ngàn km2 = 4.7%DT cả nước, 13.7 tr ng = 16.3%DS cả nước, gồm 8 tỉnh, thành như atlas trang 30,chủ yếu thuộc ĐBằng S.Hồng và Quảng Ninh
Tiềm năng: hội tụ đầy đủ các thế mạnh để phát triển kinh tế - xã hội
Vị trí: trung tâm khu vực phía bắc, thuận lợi giao lưu trong nước và quốc tế
Thủ đô…
Mạng lưới giao thông, cơ sở hạ tầng khác: …
Dân cư (…) ð lao động và thị trường
Là vùng khai thác, phát triển lâu đời giầu kinh nghiệm
Nguồn nguyên liệu tại chỗ và thu hút từ những vùng lân cận …
Thực trạng: (bản đồ phụ trang 30 atlas và một số bản đồ khác)
Chiếm 20.9%GDP của cả nước (2007), cơ cấu ngành rất đa dạng: tỉ trọng dịch vụ chiếm cao nhất trong các vùng trọng điểm: Dịch vụ 43.5%, có cơ cấu đa dạng, Công nghiệp 45.4%, nông nghiệp 11.1% (2007)
Mật độ các trung tâm công nghiệp dày đặc, nhiều trung tâm lớn, cơ cấu ngành đa dạng
Nông nghiệp cũng phát triển mạnh, nhất là cây lúa
Một số vấn đề cần tâp trung giải quyết:
Công nghiệp: đẩy mạnh phát triển những ngành công nghiệp trọng điểm, nhanh chóng phát triển những ngành có hàm lượng kĩ thuật cao, không gây ô nhiễm môi trường tạo sức cạnh tranh trên thị trường, đồng thời phát triển các khu công nghiệp tập trung
Dịch vụ: chú trọng thương mại, các dịch vụ khác, nhất là du lịch
Nông nghiệp: chuyển dịch cơ cấu ngành theo hướng sản xuất hàng hóa có chất lượng cao
Vùng kinh tế trọng điểm miền trung
Qui mô, giới hạn: 28 ngàn km2 = 8.5%DT cả nước, 6.3 tr ng = 7.4%DS cả nước, gồm 5 tỉnh, thành như atlas trang 30, duyên hải trung trung bộ
Tiềm năng:
Vị trí: trung chuyển giữa các vùng phía bắc và phía nam, bờ biển dài, phía tây là Tây Nguyên và nam Lào…với cơ sở hạ tầng giao thông vận tải (dường, cảng, sân bay…ð thuận lợi phát triển kinh tế, giao lưu hàng hóa
Thế mạnh: khai thác tổng hợp biển, khoáng sản, rừng để phát triển du lịch, nuôi trồng thủy sản, chế viển nông – lâm – thủy sản và một số ngành khác nhằm chuyển đổi cơ cấu ngành kinh tế theo hướng CNH, HĐH
Thực trạng: (bản đồ phụ trang 30 atlas và một số bản đồ khác), còn yếu hơn 2 vùng trọng điểm khác
Chiếm 5.6%GDP của cả nước (2007), cơ cấu ngành cũng đa dạng: tỉ trọng dịch vụ 40.2%, Công nghiệp chưa cao 37.5%, nông nghiệp 22.3% (2007)
Một số trung tâm công nghiệp, trong đó Đà Nẵng là lớn nhất khu vực miền trung
Một số vấn đề cần tâp trung giải quyết:
Tiếp tục triển khai các dự án có tầm cỡ quốc gia.
Trong tương lai sẽ hình thành những ngành công nghiệp trọng điểm, phát triển những ngành chuyên sản xuất hàng hóa nông – lâm – thủy sản và các ngành thương mại, du lịch
Vùng kinh tế trọng điểm phía nam
Qui mô, giới hạn: 30.6 ngàn km2 = 9.2%DT cả nước, 15 tr ng = 18.1%DS cả nước, gồm 8 tỉnh, thành như atlas trang 30, Toàn bộ vùng Miền ĐNB và 2 tỉnh phía bắc ĐBằng S.Cửu Long
Tiềm năng:
Vị trí: (tiếp giáp) - trung tâm bản lề của các vùng kinh tế phía nam, thuận lợi lớn chó quan hệ trong nước và quốc tê
Cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kĩ thuật tương đối tốt và đồng bộ
Tài nguyên nổi trội là dầu khí và nhiều tài nguyên thiên nhiên khác
Lao động có ưu thế cả số và chất lượng
ð Tập trung tiềm lực kinh tế mạnh nhất cả nước
Thực trạng: (bản đồ phụ trang 30 atlas và một số bản đồ khác), có trình độ phát triển kinh tế cao nhất so với các vùng khác
Chiếm 35.4%GDP của cả nước (2007), cơ cấu ngành hết sức đa dạng: tỉ trọng dịch vụ 41.4%, Công nghiệp cao 49.1%, nông nghiệp 9.5% (2007)
Xuất hiện những trung tâm công nghiệp có qui mô hàng đầu, chiếm tỉ trong rất cao ở Việt Nam, trong đó TP. Hồ Chí Minh là lớn nhất
Cùng với công nghiệp, các ngành thương mại, tín dụng, ngân hàng, du lịch cũng phát triển rất mạnh
Một số vấn đề cần tâp trung giải quyết:
Trước mắt, công nghiệp vẫn sẽ là động lực của vùng với các ngành cơ bản, công nghiệp trọng điểm, có công nghệ cao và hình thành hàng loạt các khu công nghiệp tập trung để thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước
Các ngành thương mại, tín dụng, ngân hàng, du lịch tiếp tục được đẩy mạnh
CÂU HỎI, BÀI TẬP
Ý nghĩa của việc hình thành các vùng kinh tế trọng điểm?
Xác định vị trí, giới hạn của các vùng kinh tế trọng điểm
Thực trạng của mỗi vùng kinh tế trọng điểm? giải thích. (có thể dựa vào atlas)
Đọc tiếng nói của bản đồ trang 30, atlas.Phân tích bảng thống kê 43.2, SGK trang 196
(Địa lý địa phương, có tài liệu riêng)
File đính kèm:
- De cuong on thi tot nghiep mon Dia ly Phan 3.doc