- Lãnh thổ hẹp bề ngang kéo dài theo chiều Bắc Nam 1650 km, đường bờ biển hình chữ S dài 3200 km, dường biên giới đất liền dài 4600 km.
- Phần biển Đông thuộc chủ quyền VN mở rất rộng về phía Đông và Đông Nam có nhiều đảo, quần đảo, vịnh ven biển
- Biển Đông có ý nghĩa chiến lược quan trọng về an ninh và phát triển kinh tế.
Câu 2: Vùng biển Việt Nam (giá trị tài nguyên của vùng biển nước ta, khai thác tài nguyên, bảo vệ môi trường vùng biển nước ta, phương hướng bảo vệ).
* Giá trị tài nguyên:
- Tài nguyên biển phong phú, đa dạng thủy sản, khoáng sản, nhất là dầu mỏ và khí đốt muối, du lịch có nhiều bãi biển đẹp (Nha Trang, Vũng Tàu )
* Bảo vệ môi trường vùng biển nước ta: Vấn đề ô nhiễm nước biển, suy giảm nguồn hải sản, khai thác hợp lí, chú ý bảo vệ môi trường biển.
3 trang |
Chia sẻ: nhuquynh2112 | Lượt xem: 2062 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề cương ôn thi Địa lí 8, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ CƯƠNG ÔN THI ĐỊA LÍ 8
Câu 1: Vị trí, giới hạn, hình dạng, lãnh thổ, Việt Nam (vị trí, giới hạn, đặc điểm lãnh thổ nước ta: phần đất liền, phần biển đông)
* Vị trí và giới hạn lãnh thổ
Vĩ độ
Kinh dộ
Cực Bắc
23°23’B
105°20’Đ
Cực Nam
8°34’B
104°40’Đ
Cực Tây
22°22’B
102°10’Đ
Cực Đông
12°40’B
109°24’Đ
- Diện tích dất liền: 331212 km2
- Diện tích biển khoảng một triệu km2
* Đặc điểm lãnh thổ:
- Lãnh thổ hẹp bề ngang kéo dài theo chiều Bắc Nam 1650 km, đường bờ biển hình chữ S dài 3200 km, dường biên giới đất liền dài 4600 km.
- Phần biển Đông thuộc chủ quyền VN mở rất rộng về phía Đông và Đông Nam có nhiều đảo, quần đảo, vịnh ven biển
- Biển Đông có ý nghĩa chiến lược quan trọng về an ninh và phát triển kinh tế.
Câu 2: Vùng biển Việt Nam (giá trị tài nguyên của vùng biển nước ta, khai thác tài nguyên, bảo vệ môi trường vùng biển nước ta, phương hướng bảo vệ).
* Giá trị tài nguyên:
- Tài nguyên biển phong phú, đa dạng thủy sản, khoáng sản, nhất là dầu mỏ và khí đốt muối, du lịch có nhiều bãi biển đẹp (Nha Trang, Vũng Tàu…)
* Bảo vệ môi trường vùng biển nước ta: Vấn đề ô nhiễm nước biển, suy giảm nguồn hải sản, khai thác hợp lí, chú ý bảo vệ môi trường biển.
*Phương hướng bảo vệ:
Câu 3: Lịch sử phát triển tự nhiên Việt Nam (các giai đoạn lịch sử phát triển của tự nhiên Việt Nam)
*Giai đoạn tiền Cambri:
- Cách đây 542 triệu năm đại bộ phận nước ta còn là biển.
- Có các mảng nền móng cổ như Vòm Sông Chảy, Hoàng liên Sơn, Kom Tum, sông Mã
- Các loại sinh vật có rất ít và đơn giản, khí quyển rất ít oxi
* Giai đoạn cổ kiến tạo:
- Cách đây khoảng 65 triệu năm
- Có nhiều vận động tạo núi làm thay đổi hình thể nước ta so với trước. Phần lớn lãnh thổ trở thành đất liền.
- Một số các dãy núi hình thành do các vận động tạo núi.
- Xuất hiện các khối núi đá vôi và các bể than đá lớn ở miền bắc và rải racc1 một số nơi.
- Sinh vật phát triển mạnh mẻ.
- Cuối giai đoạn này địa hình bị ngoại lực bào mòn hạ thấp.
* Giai đoạn tân kiến tạo:
- Địa hình dược nâng cao (dãy Hoàng Liên Sơn, đỉnh Phan xi-păng)
- Hình thành các cao nguyên Ba dan ở cao nguyên và đồng bằng phù sa trẻ (đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cưu Long)
- Quá trình mở rộng biển Đông và quá trình tạo thành các bể dầu khí ở thềm lục địa.
- Sinh vật phát triển phong phú và hoàn thiện, xuất hiện người trên trái đất.
Câu 4: Đặc điểm khí hậu, các mùa khí hậu, thời tiết nước ta (dựa vào bảng số liệu vẽ biểu đồ về nhiệt độ, lượng mưa ở các địa phương nước ta nhận xét về chế độ nhiệt và chế và chế dộ mưa ở các địa phương của nước ta)
Câu 5: Đặc điểm sông ngòi và các hệ thống sông lớn của nước ta (Đặc điểm các hệ thống sôn lớn, thuận lợi và khó khăn của sông ngòi. Vẽ biểu đồ và nhận xét sự phân bố dòng chảy của các hệ thống sông ngòi ở nước ta).
* Đặc điểm các hệ thống sông lớn
1.Sông ngòi Bắc bộ:
- Chế độ nước theo mùa, thất thường, lũ tập trung nhanh và kéo dài do mưa theo mùa, các sông có dạng nan quạt.
- Mùa lũ từ tháng 6 đến tháng 10.
Các hệ thống sông chính là sông Hồng, Sso6ng Thái Bình.
2. Sông ngòi trung Bộ
- Ngắn, dốcmùa lũ vào mùa Thu-Đông, lũ lên nhanh và dột ngột.
- Mùa lũ từ tháng 7 đến tháng 12.
- Các hệ thống sông chính là sông mã, sông Cả, sông Thu Bồn, và sông Ba (Đà Rằng).
3. sông ngòi Nam Bộ
- Lượng nước lớn chế độ nước khá điều hòa, ảnh hưởng của thủy triều lớn.
- Mùa lũ từ tháng 7 đến tháng 11.
- Các hệ thống sông lớn: sông Mê ko6ng, sông Đồng Nai
* Những thuận lợi và khó khăn do sông Mê kông mang lại:
- Thuận lợi: Thau chua rửa mặn, bồi đáp phù sa, mở rộng diện tích châu thổ
- Khó khăn: Gây ngập lụt phá hoại mùa màn gây dịch bệnh chết người.
Câu 6: Đặc điểm chung của địa hình nước ta.
1. Đồi núi là bộ phận quan trọng nhất của cấu trúc đại hình Việt Nam.
- Đồi núi chiếm ¾ diện tích lãnh thổ tạo thành một vòng cung lớn dài 1400km
- 85% đồi núi thấp dưới 1000m
- Trên 1% là núi caco trên 2000m. Đỉnh núi cao nhất của Việt nam là Phan xi-păng (3143m)
2. Địa hình nước ta được Tân kiến tạo nâng lên và tạo thành nhiều bậc nối tiếp nhau.
- Địa hình nước ta phân thành nhiều bậc kế tiếp nhau: như núi đồi, đồng bằng, thềm lục địa.
- Địa hình thấp dần từ nội địa ra biển.
- Hướng chủ yếu của địa hình là hướng Tây Bắc - Đông Nam và hướng vòng cung.
3. Địa hình nước ta mang tính chất nhiệt đới gió mùa và chịu tác động mạnh mẽ của con người.
- Địa hình sói mòn, cắt xẻ, xâm thực
- Nước mưa hòa tan đá vôi
- Nước ngầm khoét sâu vào lòng núi tạo nên các hang động và tác động của con người tạo nên địa hình nhân tạo.
Câu 7: Đặc điểm chung của đất Việt Nam vấn đề sử dụng và cải tạo ở nước ta( hiểu và so sánh được đặc tính sự phân bố và giá trị sử dụng của các nhóm đất chính của nước ta).
* Nước ta có 3 nhóm đất chính:
- Nhóm đất ferali (chiếm 65% diện tích lãnh thổ):
+ Đặc tính: chua, nghèo mùn, nhiều sét, đất có màu đỏ vàng dễ bị kết dính thành đá ong.
+ Phân bố: Ở vùng đồi núi thấp.
+ Giá trị sử dụng: Trồng rừng và cây công nhiệp nhiệt đới
- Nhóm đất miền núi cao (11% diện tích lãnh thổ)
+ Đặc tính: Xốp, giàu mùn có màu đen và màu nâu đen
+ Phân bố: Địa hình núi cao trên 2000
+ Giá trị sử dụng: chủ yếu là trồng rừng đầu nguồn cần được bảo vệ.
- Nhóm dất bồi tụ phù sa sông và biển:
+ Đặc tính chung: Rất phì nhiêu, tơi xốp, ít chua, giàu mùn giữ nước tốt.
+ Phân bố: Ở vùng đồng bằng
+ Giá trị sử dụng: Thích hợp cho cây lương thực và cây thực phẩm nhất là cây lúa.
File đính kèm:
- decuong.doc